Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 25: Những bậc đá chạm mây – Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 25: Những bậc đá chạm mây sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 25.
Bài 25: Những bậc đá chạm mây – Tiếng Việt lớp 3
Video giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 25: Những bậc đá chạm mây
Đọc: Những bậc đá chạm mây trang 114, 115
Khởi động:
Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu hỏi: Kể về một người mà em cảm phục.
Trả lời:
Em cảm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, dù không có tay, nhưng bằng nghị lực phi thường, thầy đã vươn lên, trở thành một nhà giáo.
Em cảm phục mẹ em vì sau khi biết sinh em bé rất đau đớn, em nghĩ mẹ phải có một sức mạnh to lớn mới có thể để em chào đời.
Đọc văn bản:
Những bậc đá chạm mây
* Nội dung chính: Câu chuyện kể về cố Đương một người anh hùng được mọi người yêu quý.
Trả lời câu hỏi:
Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 1: Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?
Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá.
Vì vùng biển gần đó thường xuyên có bão lớn.
Vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất.
Trả lời:
Ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất.
Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 2: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
Trả lời:
Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì để kiếm được củi đem ra cợ bán, bà con không thể đi phía sườn núi dựng đứng mà phải đi đường vòng rất xa nên ông muốn ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường ngắn như mong muốn.
Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 3: Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Công việc làm đường của cố Đương diễn ra nặng nhọc nhưng có sự góp sức, ủng hộ của thiên nhiên và con người:
Thấy ông đói, những con vượn ở gần đó mang hoa quả đến cho ông.
Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt.
Về sau, nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 4: Hình ảnh "những bậc đá chạm mây" nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?
Trả lời:
Hình ảnh "những bậc đá chạm mây" nói đến ý chí nghị lực của cố Đương đã tạo ra được một con đường dài ở dốc núi như chạm được đến mây.
Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 5: Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.
Trả lời:
Tôi là cố Xuân, nhà phía sau dãy núi Hồng Lĩnh kia. Con trai tôi kiếm củi nuôi gia đình. Mấy năm ròng, phải đi đường vòng, nay may nhờ có cố Đương đứng ra ghép đá thành bậc thang, gia đình chúng tôi mới khấm khá hơn một chút. Cố Đương là ông lão nghèo, hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Quý lắm thay. Giờ ông ấy hoàn thành con đường vượt núi rồi, chúng tôi biết ơn lắm. Chúng tôi tặng cố Đương một cái tên mới là cố Ghép để con cháu sau này biết ơn công sức của ông ấy.
Nói và nghe: Những bậc đá chạm mây trang 114
Những bậc đá chạm mây
Tiếng Việt lớp 3 trang 114 Câu 1: Quan sát tranh minh họa, nói về sự việc trong từng tranh.
Trả lời:
Tranh 1: Một cơn bão đã cuốn trôi hết nhà cửa, thuyền bè của dân làng.
Tranh 2: Người dân trong làng phải kiếm củi để tìm kế sinh nhai, nhưng do đường cạnh sườn núi dốc, họ phải đi đường vòng rất xa.
Tranh 3: Cố Đương ghép đá làm đường cho mọi người có con đường ngắn để đi.
Tranh 4: Người dân phụ giúp cố Đương hoàn thành con đường, con đường đã chạm mây.
Tiếng Việt lớp 3 trang 114 Câu 2: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
Trả lời:
HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Đoạn 1 – Tranh 1:
Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Một ngày kia, một trận bão cuốn phăng thuyền bè, chài lưới của họ.
- Đoạn 2 – Tranh 2:
Dân làng chỉ còn cách lên núi kiếm củi đem xuống chợ bán. Sườn núi phía họ ở vách dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa
- Đoạn 3 – Tranh 3:
Trong xóm, có ông lão luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Vì thế, mọi người gọi ông là cố Đương. Thấy mọi người đi xa vất vả, cố Đương một mình bám đá, leo cây, tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ông bàn với bà con ghép đá thành bậc thang vượt núi. Ai cũng can ngăn, nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Công việc biết bao nặng nhọc.
- Đoạn 4 – Tranh 4:
Về sau, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Sau năm năm, cố Đương đã mở được con đường ngắn nhất từ xóm lên núi Hồng Lĩnh. Con đường được ghép bằng đá khiến cho việc lên, xuống núi rất tiện. Cả xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép, con đường vượt núi được gọi là Truông Ghép.
Viết trang 114, 115
Tiếng Việt lớp 3 trang 114 Câu 1: Nghe - viết: Những bậc đá chạm mây (từ Sau năm lần sim ra quả đến hết)
Trả lời:
Nghe – viết:
Những bậc đá chạm mây
Sau năm lần sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành. Nhờ đó, mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cả xóm biết ơn Cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là Cố Ghép. Ngày nay, con đường vượt núi gọi là Chuông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 2: Làm bài tập a hoặc b
Chọn ch hoặc tr thay cho chỗ chấm.
Buổi sáng ó o
Gà ∎ống gọi đấy
Mặt ∎ời mau dậy
Đỏ xinh câu ∎ào.
Buổi ∎ưa ∎ên cao
Mặt ∎ời tung nắng
Đùa cùng mây ∎ắng
Ú òa ú òa.
Buổi ∎iều hiền hòa
Dung dăng dung dẻ
Mặt ∎ời thỏ thẻ
∎ẳng về nhà đâu.
(Theo My Linh)
Quan sát tranh, tìm từ ngữ có tiếng chứa ăn hoặc ăng.
Mẫu: rặng tre
Trả lời:
Chọn ch hoặc tr thay cho chỗ chấm.
Buổi sáng ó o
Gà trống gọi đấy
Mặt trời mau dậy
Đỏ xinh câu chào.
Buổi trưa trên cao
Mặt trời tung nắng
Đùa cùng mây trắng
Ú òa ú òa.
Buổi chiều hiền hòa
Dung dăng dung dẻ
Mặt trời thỏ thẻ
Chẳng về nhà đâu.
(Theo My Linh)
Quan sát tranh, tìm từ ngữ có chứa tiếng ăn hoặc ăng:
Con rắn
Con trăn
Con thằn lằn
Tia nắng
Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 3: Tìm thêm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr (hoặc chứa ăn, ăng).
Trả lời:
Tìm thêm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr (hoặc chứa ăn, ăng).
Các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch: cái chăn, chăm chỉ, cái chõng tre, chuyên cần,...
Các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng tr: trầm cảm, trông cậy, trông chờ, trông đợi,...
Các từ ngữ có chứa ăn: ăn năn, lăn tăn, khó khăn, con trăn, cái chăn, thợ lặn, dặn dò,...
Các từ ngữ có chứa ăng: tia nắng, lặng lẽ, măng cụt, xe tăng, bằng phẳng, đánh răng, sáng trăng, văng vẳng, vằng vặc,...
Vận dụng
Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu hỏi: Kể lại một vài chi tiết em yêu thích trong câu chuyện Những bậc đá chạm mây cho người thân nghe.
Trả lời:
Em thích nhất sự kiên trì của cố Đương, nhờ đó mà dân làng đã có được một con đường lên núi Hồng Lĩnh ngắn nhất.
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Chuyên đề Toán lớp 3 cơ bản, nâng cao (lý thuyết + bài tập) cả 3 sách
- Tuyển tập đề thi Violympic Toán lớp 3 (Vòng 1 - 10) năm 2024 có đáp án chi tiết
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 - Wonderful World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 3 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 3 Global success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – KNTT
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức