Luyện tập trang 60, 61 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Luyện tập trang 60, 61 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 3939 lượt xem


Luyện tập trang 60, 61 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

* Luyện từ và câu:

Tiếng Việt lớp 3 trang 60 Câu 1: Tìm những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng trong bài Học nghề

Trả lời:

- Xin bác nhận cho cháu vào học tiết mục “Phi ngựa đánh đàn”.
- Được !

- Thế cháu biết phi ngựa chưa ?
- Dạ, chưa, nhưng cháu rất thích và sẽ học được ạ.
- Tốt, bây giờ cháu cầm cái chổi kia theo bác.
- Việc trước tiên của cháu là quét chuồng ngựa và làm quen với con ngựa này, bạn biểu diễn của cháu đấy.
- Công việc của diễn viên “Phi ngựa đánh đàn” bắt đầu thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên…

Tiếng Việt lớp 3 trang 60 Câu 2: Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để làm gì?

Trả lời:

Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật.

Tiếng Việt lớp 3 trang 60 Câu 3: Tìm những lời đối thoại có trong câu chuyện sau. Theo em, cần sử dụng dấu câu nào để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.

Bài 14: Học nghề Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Những lời đối thoại có trong câu chuyện là: Cha đã là bác học rồi, còn phải cày ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt?; Bác học không có nghĩa là ngừng học.

Theo em, cần sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói đối thoại của nhân vật.

* Luyện viết đoạn: 

Tiếng Việt lớp 3 trang 60 Câu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Bài 14: Học nghề Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Các bạn trong tranh đang trò chuyện với nhau về điều gì?

b. Em thích ý kiến của bạn nào? Vì sao?

c. Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện trên, em sẽ nói gì về mơ ước của mình?

Trả lời:

a. Các bạn trong tranh đang ngồi ở góc sân trường. Có bạn ước được làm bác sĩ để chữa bệnh cho bà. Có bạn ước làm nhà du hành vũ trụ để khám phá bầu trời. Có bạn muốn làm kĩ sư nông nghiệp để trồng được nhiều cây ăn quả ngon.

b. Em thích ý kiến của bạn ước được làm bác sĩ để chữa bệnh cho bà vì cho thấy bạn nhỏ rất yêu thương bà của mình.

c. Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện trên, em ước mơ trở thành một cô giáo để dạy học cho các bạn nhỏ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 61 Câu 2: Viết một đoạn căn về mơ ước của em

G:

- Em mơ ước điều gì?

- Nếu ước mơ đó trở thành sự thật, em cảm thấy thế nào?

- Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó?

Trả lời:

Ngay từ nhỏ, em đã ước mơ trở thành một cô giáo dạy học. Hằng ngày, em thường giả vờ làm cô giáo và dạy học cho các bạn trong xóm. Nếu ước mơ đó trở thành hiện thực em sẽ làm thấy rất vui và hạnh phúc. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một cô giáo thật tài năng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 61 Câu 3: Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý)

Trả lời:

Em đọc lại đoạn văn mình đã viết, tìm ra lỗi và sửa lỗi.

* Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 61 Câu hỏi: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ… về một người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh.

Ví dụ:

Bài 14: Học nghề Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1) 

Trả lời:

Ông tổ nghề thêu

1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.

2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lều cao, mời ông lên chơi rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông ở lại trên lầu. Lầu chỉ có chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khải lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng để nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng.

4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, đặt tiệc to tiễn về nước.

5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khải truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

Theo NGỌC VŨ

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Đọc: Học nghề trang 58, 59

Viết: Ôn chữ viết hoa: T, U, Ư trang 60

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 15: Ngày như thế nào là đẹp

Bài 16: A lô, tớ đây

Ôn tập giữa học kì 2

Bài 17: Đất nước là gì?

Bài 18: Núi quê tôi

1 3939 lượt xem