Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 20: Tiếng nước mình sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 20.

1 2207 lượt xem


Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Tiếng nước mình trang 91, 92

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu hỏi: Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1-2 câu về thứ tiếng đó.

Trả lời:

Ngoài tiếng Việt, em còn biết tiếng Anh.

* Đọc bài thơ: Tiếng nước mình trang 91, 92

Tiếng nước mình

Tiếng bố là dấu sắc

Có phải không bố ơi?

Cao như mây đỉnh núi

Bát ngát như trùng khơi.

 

Tiếng mẹ là dấu nặng

Bập bẹ thuở đầu đời

Ngọt ngào như dòng sữa

Nuôi con lớn thành người.

 

Tiếng võng là dấu ngã

Kẽo kẹt suốt mùa hè

Bà ru cháu khôn lớn

Trong êm đềm tiếng ve.

 

Tiếng làng là dấu huyền

Có sân đình bến nước

Có cánh diều tuổi thơ

Nâng cả trời mơ ước.

Tiếng cỏ là dấu hỏi

Tuổi thơ chơi chọi gà

Nếu tiếng không có dấu

Là tiếng em reo ca.

(Trúc Lâm)

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Nội dung chính Tiếng nước mình:

Bài thơ “Tiếng nước mình” nói về các loại dấu thanh có trong tiếng việt và những hình ảnh gần gũi gắn liền với những dấu thanh đó, thật đẹp và thật gần gũi.

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 92 Câu 1: Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt?

Trả lời:

Bài thơ nhắc đến dấu sắc, dấu nặng, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 92 Câu 2: Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua những tiếng nào? Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ các tiếng đó.

Trả lời:

Dấu sắc được nhắc đến qua tiếng “bố”; dấu nặng được nhắc đến qua tiếng “mẹ”.

Những hình ảnh so sánh gợi ra từ tiếng “bố” là: cao như mây đỉnh núi, bát ngát như trùng khơi; hình ảnh so sánh được gợi ra từ tiếng “mẹ” là: ngọt ngào như dòng sữa nuôi con lớn thành người.

Tiếng Việt lớp 3 trang 92 Câu 3: Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều gì?

Trả lời:

Dấu huyền gắn với tiếng “làng” gợi nhớ đến hình ảnh làng quê thân thương với sân đình, giếng nước,… nơi nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ.

Dấu ngã gắn với tiếng “võng” gợi nhớ đến hình ảnh thân thương của bà.

Dấu hỏi gắn với tiếng “cỏ” gợi nhớ đến trò chơi tuổi thơ (trò chơi chọi cỏ gà)

Tiếng Việt lớp 3 trang 92 Câu 4: Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có khác gì với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ?

Trả lời:

Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng “em”. Tiếng “em” khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ là không có dấu thanh.

Đọc mở rộng trang 92, 93

Tiếng Việt lớp 3 trang 92 Câu 1: Tìm đọc cuốn sách viết về quê hương đất nước và viết phiếu đọc sách theo mẫu:

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Học sinh tìm đọc cuốn sách viết về quê hương đất nước và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Tiếng Việt lớp 3 trang 93 Câu 2: Chia sẻ với bạn điều thú vị về nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến trong bài đã học.

Trả lời:

HS chia sẻ với bạn điều thú vị em đọc được từ cuốn sách.

Luyện tập trang 93, 94

* Luyện từ và câu

Tiếng Việt lớp 3 trang 93 Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp thay cho mỗi chỗ trống

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Thủ đô Hà Nội.

- Quốc kì: cờ đỏ sang vàng

- Quốc ca: Tiến quân ca.

- Ngôn ngữ: tiếng Việt.

- Nghệ thuật truyền thống (hát chèo,…): tuồng, cải lương, múa rối nước.

- Cảnh đẹp: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, biển Sầm Sơn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 93 Câu 2: Câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 94 Câu 3: Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau:

- Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.

- Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

Trả lời:

- Dòng sông quê em đẹp tuyệt vời!

- Đừng vứt rác bẩn xuống dòng sông các bạn nhé!

* Luyện viết đoạn:

Tiếng Việt lớp 3 trang 94 Câu 1: Nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long.

Trả lời:

Em cảm thấy rất thích thú về cảnh đẹp vịnh Hạ Long.

Tiếng Việt lớp 3 trang 94 Câu 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp đất nước.

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Vịnh Hạ Long là một vịnh biển thuộc tỉnh Quảng Ninh và được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ở vịnh có nhiều núi đá đẹp, không khí trong lành và mát mẻ. Em cảm thấy rất thích thú và vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp tuyệt vời của vịnh Hạ Long.

Tiếng Việt lớp 3 trang 94 Câu 3: Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.

Trả lời:

Học sinh chia sẻ đoạn văn của em với bạn và chỉnh sửa theo góp ý.

* Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 94 Câu hỏi: Sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ về cảnh đẹp đất nước.

Trả lời:

Học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ về cảnh đẹp đất nước. Ví dụ:

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 20: Tiếng nước mình Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 21: Nhà rông

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Bài 23: Hai Bà Trưng

Bài 24: Cùng Bác qua suối

Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích

1 2207 lượt xem