Bài 23: Hai Bà Trưng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 23: Hai Bà Trưng sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 23.

1 3204 lượt xem


Bài 23: Hai Bà Trưng – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Hai Bà Trưng trang 102, 103

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu hỏi: Nghe bài hát về một người anh hùng và nói tên người anh hùng được nhắc tên trong bài hát đó.

Trả lời:

Học sinh nghe bài hát về một người anh hùng và nói tên người anh hùng được nhắc tên trong bài hát đó.

* Đọc văn bản: Hai Bà Trưng trang 102, 103

Hai Bà Trưng

Bài 23: Hai Bà Trưng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tường cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:

- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.

Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

Theo VĂN LANG

* Nội dung chính Hai Bà Trưng:

Bài đọc “Hai Bà Trưng” ca ngợi tinh thần bất khuất, dũng cảm đứng lên chống giặc ngoại xâm.

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm.

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm: thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,..

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 2: Hãy giới thiệu về Hai Bà Trưng: Quê quán, tài năng, chí hướng.

Trả lời:

Hai Bà Trưng quê ở huyện Mê Linh, giỏi võ nghệ và có chí hướng giành lại non sông đất nước.

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 3: Theo em, vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?

Trả lời:

Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vì Hai Bà Trưng rất căm thù bọn giặc hung ác, muốn giành lại non sông, cứu dân chúng khỏi ách nô lệ,..

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 4: Hình ảnh Hai Bà Trung và đoàn quân ra trận được miêu tả hào hùng như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh Hai Bà Trung và đoàn quân ra trận được miêu tả rất hào hùng: chủ tướng cưỡi voi, quân đi rùng rùng mạnh mẽ, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi, tiếng trống đồng vang dội theo suốt đường hành quân.

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em về hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.

Trả lời:

Em cảm thấy rất tự hào về hai vị anh hùng và cảm phục tinh thần chiến đấu chống giặc của hai nữ anh hùng.

Nói và nghe: Kể chuyện Hai Bà Trưng trang 104

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 1: Nêu sự việc trong từng tranh.

Bài 23: Hai Bà Trưng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 23: Hai Bà Trưng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Tranh 1: giặc đô hộ nước ta, chém giết, đánh đập dân lành.

Tranh 2: Hai Bà Trưng cùng nghĩa quân ngày đêm luyện tập võ nghệ.

Tranh 3: Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, quân ta hừng hừng khí thế, quân giặc sợ hãi bỏ chạy.

Tranh 4: Hai Bà Trưng thắng trận trở về trong tiếng reo hò mừng chiến thắng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Trả lời:

Tranh 1: Giặc ngoại xâm xâm lược nước ta, giết hại dân lành, đàn áp dân ta dã man, tàn bạo,...

Tranh 2: Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị.

Tranh 3: Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa để trả nợ nước, đền thù nhà. Nghĩa quân đi đến đâu, giặc tan đến đó. Cuối cùng hai bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương

Tranh 4: Thành trì của giặc lẳn lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hơa vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.

Viết: Hai Bà Trưng trang 105

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 1: Nghe - viết: Hai Bà Trưng (từ “Hai Bà Trung bước lên” tới “sạch bóng quân thù”).

Trả lời:

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tròn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.

Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nưóc. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

- Học sinh nghe cô giáo đọc rồi viết vào vở.

- Chú ý các từ ngữ dễ viết sai như: rìu búa

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 2: Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông

Bài 23: Hai Bà Trưng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Trú ẩn, chú trọng, chú ý, chăm chú, cô chú.

- Trợ giúp, hỗ trợ, hội chợ, viện trợ, chợ nổi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 3: Làm bài tập a hoặc b

Bài 23: Hai Bà Trưng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

a.  

chú bé ba tuổi,

Vẫn chẳng chịu nói, cười

Thấy giặc Ân xâm lược

Chợt vụt cao gấp mười.

 

Cuối ngựa, vung roi sắt

Ra trận, chú hiên ngang

Roi gãy, nhổ tre làng

Quật tới tấp, giặc tan.

 

b.  

Vùng đảo ấy bấy giờ

Không thuyền bè qua lại.

Sóng mù mịt bốn bề

Ai mà không sợ hãi?

 

Mai An Tiêm không ngại

Có trí, có đôi tay

Có nước, có đất trời

Lo gì không sống nổi!

* Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu hỏi: Kể cho người thân về một nhân vật lịch sử có công với đất nước.

Trả lời:

Học sinh kể cho người thân về một nhân vật lịch sử có công với đất nước: Thánh Gióng, Trần Quốc Toản, Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, …

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 24: Cùng Bác qua suối

Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích

Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta

Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ

Bài 28: Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

1 3204 lượt xem