Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 2,273 15/01/2023


Ôn tập giữa học kì 2 – Tiếng Việt lớp 3

Tiết 1, 2 trang 71, 72

Tiếng Việt lớp 3 trang 71 Câu 1: Chọn và nêu nội dung của 3 bài trong số các bài dưới đây.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

1. Bầu trời: Bài đọc nói về một số sự vật trên bầu trời, màu sắc của bầu trời, tầm quan trọng của bầu trời đối với muôn loài.

1. Những cái tên đáng yêu: Câu chuyện kể về một cây nấm nhỏ được các con vật gọi bằng những cái tên khác nhau, tùy vào cách cảm nhận riêng của mỗi nhân vật. Cây nấm nhỏ rất vui vì mình có thêm những cái tên đáng yêu.

3. Cây gạo: bài đọc tả vẻ đẹp rực rỡ của cây gạo, không khí tưng bừng trên cây gạo khi mùa xuân về; vẻ đẹp trầm tư của cây gạo khi hết mùa hoa. Cây gạo là biểu tượng đẹp của làng quê Việt Nam.

Tiếng Việt lớp 3 trang 71 Câu 2: Đọc một trong những bài trên và trả lời câu hỏi.

a. Bài đọc viết về ai hoặc viết về sự vật gì?

b. Em nhớ nhất chi tiết nào trong bài đọc?

c. Em học được điều gì từ bài đọc?

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

a. Bài đọc viết về cây nấm với những cái tên đáng yêu.

b. Em nhớ nhất chi tiết hai chú bướm bay lượn quanh cây nấm và thấy cây nấm giống như chiếc mũ.

c. Em học được từ bài đọc đó là cần quan sát mọi thứ ở nhiều phương diện khác nhau.

Tiếng Việt lớp 3 trang 72 Câu 3: Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu:

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ.

b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với những gì?

c. Em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

a. Các từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ là: trăng, cánh rừng, quả chín, nhà, biển, mắt cả, mi, sân chơi, quả bóng, bạn, trời, hồng, tròn, xa, xanh diệu kì, tròn.

b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với:

+ Trăng – hồng như quả chín.

+ Trăng – tròn như mắt cá.

+ Trăng – bay như quả bóng

c. Em thích nhất hình ảnh trăng – bay như quả bóng vì em thường nghĩ rằng trăng là do bạn nhỏ nào đó đá lên trời.

Tiếng Việt lớp 3 trang 72 Câu 4: Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây:

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc: có kim bé nhỏ như quả que diêm màu tím, cá ót mặc áo vàng có sọc đen, cá khoai trong suốt như miếng nước đá, cá song lực lưỡng, da đen trũi, cá hồng đỏ như lửa,….

Tiếng Việt lớp 3 trang 72 Câu 5: Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn trên.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Cá kim

bé nhỏ

như

que diêm

Cá khoai

trong suốt

như

miếng nước đã

Cá hồng

đỏ

như

lửa

 

Tiết 3, 4 trang 73, 74

Tiếng Việt lớp 3 trang 73 Câu 1: Đọc 2 – 3 khổ thơ em đã thuộc. Em thích những câu thơ nào nhất?

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Em thích những câu thơ trong bài “Mặt trời xanh của tôi”

Tiếng Việt lớp 3 trang 73 Câu 2: Tìm các từ ngữ có nghĩa giống nhau hoặc có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn thơ dưới đây:

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Cặp từ có nghĩa giống nhau: vui – hớn hở - mừng.

Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: lớn – bé (tí teo).

Tiếng Việt lớp 3 trang 73 Câu 3: Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây:

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Cặp từ có nghĩa giống nhau

Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau

Mới – mới tinh

Mới - cũ

Nhó – bé nhỏ

Nhỏ - lớn

Nhiều - đông

Nhiều - ít

 

Tiếng Việt lớp 3 trang 74 Câu 4: Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông trong bài thơ dưới đây:

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Con cua hỏi mẹ

Dưới ánh trăng đêm:

- Cô lúa đang hát

Sao bỗng lặng im.

Đôi mắt lim dim

Mẹ cua liền đáp:

- Chú gió đi xa

Lúa buồn không hát.

Tiếng Việt lớp 3 trang 74 Câu 5: Dựa vào tranh dưới đây, đặt 4 câu: Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Hai bạn đang nói chuyện về các nghề yêu thích.

- Hai bạn đang hỏi nhau điều gì thế?

- Hai bạn nói chuyện vui thế!

- Hãy đoán xem hai bạn đang nói gì!

Tiết 5 trang 74, 75

Tiếng Việt lớp 3 trang 74 Câu 1: Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu:

Đường về

Cậu bé cùng mẹ trở về ngôi nhà cũ. Non xanh đang chuyển mình. Những chiếc lá khiêm nhường suốt mùa đông hé mở dần dưới bầu trời. Một cây chuối rừng mọc nghiêng trên vách đá đã vội nở hoa, chẳng cần chờ mùa mới đến. Những bông đỏ lập lòe như những bó đuốc trong hơi sương mờ bao phủ khắp núi non.

Sườn núi phía trước có ngôi nhà của mẹ con cậu bé rộng mênh mông. Phía dưới là suối trong veo. Phía trên là rừng già và những dãy núi đá lởm chởm. Cả xóm chỉ có rải rác hơn hai chục nóc nhà. Có chuyện gì, người đứng bên này hú gọi, người đứng bên kia hú đáp trả.

Đêm đó, gian nhà bếp của hai mẹ con cậu bé sáng bừng ánh lửa. Những bó đuốc từ mọi ngả đổ về căn nhà nhỏ. Xóm núi đón họ trở về thân tình biết mấy. Cậu bé sẽ cùng mẹ ở lại trên non cao, nơi có những triền núi thoai thoải, những bông hoa rừng hồn hậu, những nếp nhà thưa thớt, lặng lẽ mà bình yên.

(Theo Võ Thị Xuân Hải)

 

* Từ ngữ:

- Khiêm nhường: nhường nhịn, không khoe khoang, không tranh giành với người khác.

- (Đá) lởm chởm: có nhiều mũi nọn nhô lên không đều.

- Hồn hậu: mộc mạc, hiền từ.

a. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

b. Em thích cảnh vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

Trả lời:

a.

Đoạn 1: Cảnh vật trên đường về xóm núi.

Đoạn 2: Cảnh xóm núi.

Đoạn 3: Tình cảm người dân xóm núi.

b.

- Em thích cảnh trên đường về xóm núi vì cây cối trên núi đang đâm chồi nảy lộc, xanh tươi dần lên vì mùa đông lạnh giá sắp qua và mùa xuân đang tới. Trên nền xanh tươi của cây lá có điểm những sắc đỏ lập lòe như bó đuốc của những bông hoa chuối nở sớm trong sương mờ bao phủ khắp núi non.

Tiếng Việt lớp 3 trang 75 Câu 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong bài đã học.

Trả lời:

Em yêu thích cảnh vật trên đường về xóm núi. Cây cối trên núi đang đâm chồi nảy lộc, xanh tươi dần lên vì mùa đông lạnh giá sắp qua và mùa xuân đang tới. Trên nền xanh tươi của cây lá có điểm những sắc đỏ lập lòe như bó đuốc của những bông hoa chuối nở sớm trong sương mờ bao phủ khắp nơi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 75 Câu 3: Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.

Trả lời:

Các em làm việc nhóm:

- Nhóm trưởng mời từng bạn đọc đoạn văn của mình, cả nhóm góp ý sửa lỗi.

- Bình chọn đoạn văn hay.

Tiết 6, 7 trang 76, 77, 78

Bài luyện tập

A. Đọc

Tiếng Việt lớp 3 trang 76 Câu 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

Gió

Vừa gõ cửa gọi bé

Bé ra, đã biến rồi

Thấy rung rinh cành lá

Lại trèo me đấy thôi!

 

Gió lúc nào cũng chạy

Suốt ngày vội thế à?

Lúc nào cũng huýt sáo

Lúc nào cũng hát ca ….

 

Gió thích chơi chong chóng

Cùng bé chơi thả diều

Lại giật tung nón bé

Gió bông đùa chọc trêu.

 

Ơi gió yêu của bé!

Còn trẻ hay đã già?

Lúc rì rầm thủ thỉ

Lúc ấm ào thét la ….

 

Gió tới đâu, bé biết

Sao bé nhìn không ra?

(Đặng Hấn)

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Nội dung chính:

Bài thơ “Gió” kể về sự thích thú và tò mò của bạn nhỏ với cơn gió.

Tiếng Việt lớp 3 trang 76 Câu hỏi:

a. Nhờ đâu bé nhận ra gió?

b. Gió trong bài thơ có gì đáng yêu?

Trả lời:

a. Bé nhận ra gió nhờ: âm thanh (tiếng huýt sáo, tiếng ca hát, rì rầm thủ thỉ, ầm ào thét la), nhờ các hoạt động (gõ cửa, trèo me làm rung rinh cành lá, giật tung nón bé, chơi chong chóng, chơi thả diều).

b. Gió trong bài thơ rất đáng yêu, tinh nghịch (giật tung nón bé), vui vẻ (lúc nào cũng huýt sáo, lúc nào cũng hát ca)

Tiếng Việt lớp 3 trang 78 Câu 2: Đọc hiểu

Chú sẻ và bằng lăng

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện, sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng :

- Ôi, đẹp quá ! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia ?

Theo PHẠM HỔ

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Nội dung chính: Bài đọc “Chú sẻ và bằng lăng” nói về tình cảm đẹp đẽ và cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ.

* Từ ngữ:

- Bằng lăng: cây thân gỗ, hoa màu tím hồng.

- Chúc: chúi xuống thấp.

 * Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:

a. Câu chuyện có những nhân vật nào?

Trả lời:

Câu chuyện có nhân vật bé Thơ, chim sẻ và cây bằng lăng.

b. Vì sao mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui?

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.

c. Bằng lăng làm gì để thể hiện tình bạn với bé Thơ?

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Bằng lăng giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.

d. Khi trở về nhà, tại sao bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua?

Trả lời:

Khi trở về nhà, bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua vì bé Thơ không nhìn thấy bông hoa do nó nở cao hơn cửa sổ.

e. Sẻ non sẽ làm gì để giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng nở muộn? (Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời.)

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Sẻ non bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững để bông hoa chúc xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

g. Mỗi ý dưới đây phù hợp với đoạn nào trong câu chuyện?

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Đoạn 1 – Bằng lăng nở mà không vui.

Đoạn 2 – Bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua.

Đoạn 3 – Sẻ non giúp hoa bằng lăng và bé Thơ.

h. Theo em, câu chuyện nói với chúng ta điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện muốn nói với chung ta rằng bạn bè hãy luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, hết lòng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống

i. Tìm trong câu chuyện 3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non.

Trả lời:

3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non: bay vù, đáp xuống, cố đứng vững.

k. Mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu nào?

- Bông hoa bằng lăng đẹp quá!

- Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

- Sẻ con rất yêu bằng lăng và bé Thơ.

- Sẻ con hãy giúp bé Thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi!

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Bông hoa bằng lăng đẹp quá!  → câu cảm

- Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? → câu hỏi

- Sẻ con rất yêu bằng lăng và bé Thơ.  → câu kể

- Sẻ con hãy giúp bé Thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi! → câu khiến

B. Viết

Tiếng Việt lớp 3 trang 78 Câu 1: Nghe viết: Gió (3 khổ thơ đầu)

Trả lời:

Gió

Vừa gõ cửa gọi bé

Bé ra, đã biến rồi

Thấy rung rinh cành lá

Lại trèo me đấy thôi!

 

Gió lúc nào cũng chạy

Suốt ngày vội thế à?

Lúc nào cũng huýt sáo

Lúc nào cũng hát ca ….

 

Gió thích chơi chong chóng

Cùng bé chơi thả diều

Lại giật tung nón bé

Gió bông đùa chọc trêu.

Tiếng Việt lớp 3 trang 78 Câu 2: Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Em thích nhân vật cậu bé đánh giày trong câu chuyện Cậu bé đánh giày. Em thấy cậu bé này là một người rất biết giữ lời hứa, khi vay tiền của ông Oan-tơ Sác-lét và cậu bé đã chờ rất lâu để trả lại tiền cho ông. Ngoài ra, cậu bé còn là một người rất lương thiện, biết chia sẻ niềm vui đến với các bạn nhỏ cũng có hoàn cảnh khó khăn như mình. Em cảm thấy rất yêu mến cậu bé đánh giày.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 17: Đất nước là gì?

Bài 18: Núi quê tôi

Bài 19: Sông Hương

Bài 20: Tiếng nước mình

Bài 21: Nhà rông

1 2,273 15/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: