Bài 21: Nhà rông Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 21: Nhà rông sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 21.

1 1617 lượt xem


Bài 21: Nhà rông – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Nhà rông trang 95, 96

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 3 trang 95 Câu hỏi: Quan sát tranh và nói về các cảnh vật được vẽ trong tranh. Cảnh vật đó gợi cho em nghĩ đến nơi nào trên đất nước ta?

Bài 21: Nhà rông Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Cảnh vật đó cho em nghĩ đến buôn làng Tây Nguyên.

* Đọc văn bản: Nhà rông trang 95, 96

Nhà Rông

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đồ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rỗng khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

* Nội dung chính Nhà rông:

Bài đọc “Nhà rông” nói về vẻ đẹp thiết kế đặc trưng nhà rông của người dân Tây Nguyên và tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông.

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Những câu nào trong bài giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là mái nhà dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Câu văn cho biết điều đó là “Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược”

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 2: Kiến trúc bên trong của nhà rông có gì đặc biệt?

Trả lời:

Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,….

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 3: Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung thường diễn ra ở nhà rông.

Trả lời:

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếng khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngồi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tooro chim êm ấm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông?

Trả lời:

Người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông vì nó là ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người. Nhà rông còn là nơi tụ họp, tiếp khách, vui chơi chung, nơi các cụ già kể lại cho con cháu nghe những kỉ niệm vui buồn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 5: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.

Bài 21: Nhà rông Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Đoạn 1: Hình dạng bên ngoài của nhà rông.

Đoạn 2: Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông.

Đoạn 3: Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông.

Nói và nghe: Quê hương em trang 96

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 1:

Bài 21: Nhà rông Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Quê hương em ở Ba Vì – Hà Nội, nơi đây có rất nhiều núi đồi và cây xanh. Ở đó có đặc sản là bánh sữa và sữa tươi rất thơm ngon mà ai cũng nên thưởng thức khi đặt chân đến Ba Vì. Không khí trong lành, con người thân thiện chính là những điều mà du khách nhớ nhất khi đến quê hương em.

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 2: Hãy nói 1-2 câu mời bạn bè (hoặc du khách) đến với quê hương em.

Trả lời:

Hãy đến thăm quê hương Ba Vì của tớ nhé, sẽ có rất nhiều điều thú vị đón chờ các bạn đấy!

Viết: Nhà rông trang 97

Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu 1: Nghe viết: Nhà rông (từ đầu đến cuộc sống no ấm)

Trả lời:

Nhà rông

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đồ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

* Chú ý cách viết:

- Chú ý viết hoa tên riêng và các chữ cái đầu câu: Tây Nguyên, …. 

- Chú ý các từ dễ viết sai: buôn làng, nhà rông, lưỡi rìu, ….

Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu 2: Chọn sơ hoặc xơ thay cho ô vuông

Bài 21: Nhà rông Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

lược, xác, sài, cứng.

xuất, đồ, dừa, mướp.

Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu 3: Làm bài tập a hoặc b

Bài 21: Nhà rông Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

a.

Rừng Tây Nguyên đẹp vì cảnh sắc thiên nhiên. Khi những con mưa đầu mùa đổ xuống, bầu trời vẫn trong. Rừng mát mẻ, xanh tươi. Các đồi gianh vươn lên và cỏ non bò lan ra mặt suối, như choàng cho rừng một chiếc khăn lấp lánh kim cương. Mặt trời xuyên qua kẽ lá, sưởi ấm những con suối trong vắt.

b.

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến. Những cánh buồm ướt át như những cánh chim trong mưa. Thuyền nào cung tôm cá đầy khoang. Nhũng con cá song khỏe, giãy đành đạch.

* Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu hỏi: Vẽ cảnh đẹp quê hương và viết 2-3 câu giới thiệu bức tranh em vẽ.

Trả lời:

Bài 21: Nhà rông Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bức tranh vẽ cảnh biển lúc bình minh rất đẹp. Nước biển trong vắt, gió mát và không khí trong lành. Xa xa, ông mặt trời đang dần lên cao đón chào ngày mới.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Bài 23: Hai Bà Trưng

Bài 24: Cùng Bác qua suối

Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích

Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta

1 1617 lượt xem