Bài 18: Núi quê tôi Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 18: Núi quê tôi sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 18.

1 2231 lượt xem


Bài 18: Núi quê tôi – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Núi quê tôi trang 83, 84

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 83 Câu hỏi: Cùng bạn hỏi- đáp về đặc điểm của những cảnh vật được vẽ trong tranh.

Bài 18: Núi quê tôi Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Bức tranh vẽ cánh đồng lúa chín vàng và những ngọn núi xanh rất đẹp.

* Đọc văn bản: Núi quê tôi trang 83, 84

Núi quê tôi

Từ xa xa, trên con đường đất đỏ chạy về làng, tôi đã trông thấy bóng núi quê tôi xanh thẫm trên nền trời mây trắng.

Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng. Còn về mùa hè, trong ánh chớp sáng lóa của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt. Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển. Còn cả người bà thì ẩn dưới những cánh đồng lúa chín vàng.

Núi hiện lên trong mưa có nhiều màu lá. Lá bạch đàn, lá tre xanh tươi che rợp những con đường mòn quanh co lên đỉnh núi. Những vườn chè, vườn sắn xanh tốt bao quanh sườn núi. Thình thoảng, giữa những mảnh vườn là bóng xanh um của một cây mít, và thênh thang rười rượu là màu xanh của cỏ, dứa dại và sim, mua.

Ở lưng chừng núi có một khe nhỏ, nước chảy ra trong vắt, đọng xuống một giếng đá …

Từ xa xa, tôi nghe thấy tiếng lá bạch đàn và lá tre reo. Từ xa xa, tôi đã cảm thấy hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai tỏa khói.

(Theo Lê Phương Liên)

* Nội dung chính Núi quê tôi:

Bài đọc “Núi quê tôi” miêu tả vẻ đẹp của núi nơi tác giả sinh sống rất đẹp và thơ mộng.

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 1: Tìm trong câu văn:

- Tả đỉnh núi vào cuối thu sang đông.

- Tả ngon núi vào mùa hè.

Trả lời:

- Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.

- Mùa hè, trong ánh chớp sáng lóa của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt.

Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 2: Chọn từ ngữ có tiếng xanh phù hợp với từng sự vật được tả trong bài.

Bài 18: Núi quê tôi Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Bài 18: Núi quê tôi Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 3: Tìm trong bài những câu văn có sẵn hình ảnh so sánh. Em thích hình ảnh nào?

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

+ Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.

+ Lá cây bay như làn tóc tiên của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển.

Em thích hình ảnh mây trắng bay như tấm khăn mỏng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 4: Tác giả cảm nhận được những âm thanh nào, những hương thơm nào của vùng núi quê mình?

Trả lời:

Từ xa xa, tác giả nghe thấy tiếng lá bạch đàn và lá tre reo, ngửi thấy hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai tỏa khói.

Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 5: Nêu cảm nghĩ cảu em sau khi đọc bài Núi quê tôi

Trả lời:

Sau khi đọc bài em thấy quê hương của mình rất đẹp và cảm thấy rất yêu quê hương mình.

Viết: Ôn chữ viết hoa: V, X trang 84

Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 1: Viết tên riêng: Vạn Xuân

Trả lời:

- Học sinh luyện viết tên riêng: Vạn Xuân

- Chú ý viết hoa các chữ cái: V, X

Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 2: Viết câu:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuống Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

                                                                           (Ca dao)

Trả lời:

- Cách viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương.

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái,

cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.

Luyện tập trang 85, 86

* Luyện từ và câu:

Tiếng Việt lớp 3 trang 85 Câu 1: Tìm trong các câu in đậm những từ ngữ có nghĩa giống nhau

Bài 18: Núi quê tôi Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Những từ có nghĩa giống nhau là: im lặng, yên tĩnh, tĩnh lặng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 85 Câu 2: Chọn từ dưới đây thay cho mỗi từ in đậm trong câu.

Sừng sững, chăm chỉ, vàng ruộm

a. Những người dân quê tôi rất hiền lành, chịu khó.

b. Dưới ánh mặt trời, cánh đồng vàng rực màu lúa chín.

c. Đi qua cánh rừng, một dãy núi hùng vĩ hiện ra trước mắt chúng tôi.

 Trả lời:

Chịu khó – chăm chỉ; vàng rực – vàng ruộm; hùng vĩ – sừng sững.

Tiếng Việt lớp 3 trang 85 Câu 3: Đặt câu có hình ảnh so sánh để tả cánh đồng hoặc dòng sông.

Trả lời:

Dòng sông uốn lượn như dải lụa.

* Luyện viết đoạn: 

Tiếng Việt lớp 3 trang 85 Câu 1: Quan sát và kề tên những cảnh vật được vẽ trong tranh.

Bài 18: Núi quê tôi Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Tranh 1: Bạn nhỏ đang ngắm nhìn quang cảnh một khu phố có người và xe đi lại đông vui.

Tranh 2: Một làng quê Việt Nam có cây rơm, ao cá, các bạn nhỏ đang vui chơi.

Tranh 3: Vùng quê miền núi có ruộng bậc thang, mấy nếp nhà sàn thưa thớt.

Tranh 4: Một làng quê ở miền biển, có cây dừa, biển cả mênh mông.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 2: Viết đoạn văn nếu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.

Bài 18: Núi quê tôi Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn bên bờ sông. Chiều chiều, em thường cùng lũ trẻ trong làng ra bờ sông chơi sau một ngày học hành bận rộn. Mặt trời đang từ từ khuất sau bóng lũy tre làng, để lại cả một khoảng trời đỏ rực. Những tia nắng cuối cùng nhẹ nhàng đáp xuống cảnh vật, vuốt nhẹ trên mặt sông trông lấp lánh và đẹp đến lạ kì. Cảnh hoàng hôn trên sông quê em thật thanh bình và yên tĩnh.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 3: Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.

Trả lời:

Các em đổi bài làm với bạn của mình để sửa lỗi và bổ sung ý hay để bài làm được hoàn thiện hơn.

* Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu hỏi: Tìm đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về quê hương, đất nước.

Ví dụ:

Bài 18: Núi quê tôi Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Đất nước

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da ...
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

Nguyễn Đình Thi

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 19: Sông Hương

Bài 20: Tiếng nước mình

Bài 21: Nhà rông

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Bài 23: Hai Bà Trưng

1 2231 lượt xem