Bài 19: Sông Hương Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 19: Sông Hương sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 19.

1 2284 lượt xem


Bài 19: Sông Hương – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Sông Hương trang 87, 88

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu hỏi: Nói về một dòng sông mà em biết

Trả lời:

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km.

* Đọc văn bản: Sông Hương trang 87, 88

Sông Hương

Bài 19: Sông Hương Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Từ xưa, người Huế đã dành những lời thơ đẹp nhất, tình cảm sâu đậm nhất cho dòng sông quê hương.

Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dịu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cảnh rừng mọc dãy một loại cỏ có tên là thạch xương bồ.

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ, ...

Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ủng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.

(Theo Cửu Thọ)

* Nội dung chính Sông Hương:

Bài đọc “Sông Hương” miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng của sông Hương – một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 1: Bài đọc đã giúp em hiểu điều gì về tên gọi của sông Hương?

Trả lời:

Sở dĩ được gọi là sông Hương vì dòng sông chảy qua một cánh rừng có cỏ thạch xương bồ. Đến mùa, hoa thạch xương bồ nở trắng hai bên bờ, tỏa mùi thơm dịu nhẹ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 2: Tác giả muốn khẳng định điều gì khi nói sông Hương là một bức tranh khổ dài?

Trả lời:  

Tác giả muốn khẳng định sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều khúc, đoạn mà mỗi khúc đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó.

Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 3: Màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi như vậy?

Trả lời:

Màu sắc của sống Hương có sự thay đổi khi hè đến và vào những đêm trăng sáng. Bởi vì hè đến, hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ, Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Còn vào những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 4: Vì sao nói “sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế"?

Trả lời:

Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm,

Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 5: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất hình ảnh “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng” vì hình ảnh này cho thấy vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông vào những đêm trăng.

Nói và nghe: Kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 89

Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu 1: Nghe kể chuyện

Bài 19: Sông Hương Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 19: Sông Hương Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Học sinh nghe kể chuyện như sau:

SƠN TINH, THỦY TINH

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái yêu rất xinh đẹp tên là Mị Nương. Vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, tài giỏi khác thường. Một người là Thủy Tinh, chúa vùng nước thẳm, tài giỏi cũng không kém. Để chọn lựa, vua nói:

- Hai người đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một người con gái. Ngày mai ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước dâu về. Lễ vật gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vậy đến trước và được đón Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời. Nước dâng trắng xóa, cuốn trôi nhà cửa, thóc lúa,...

Sơn Tinh không hề nao núng. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.

Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng làm mưa làm gió đánh Sơn Tinh gây nên cảnh lụt lội khắp vùng đồng bằng trung du nước ta. Nhưng lần nào, Thủy Tinh cũng thua. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu 2: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại từng đoạn của câu chuyện

Trả lời:

Học sinh dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

* Tranh 1 - Đoạn 1:

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái yêu rất xinh đẹp tên là Mị Nương. Vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.

* Tranh 2 - Đoạn 2:

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, tài giỏi khác thường. Một người là Thủy Tinh, chúa vùng nước thẳm, tài giỏi cũng không kém. Để chọn lựa, vua nói:

- Hai người đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một người con gái. Ngày mai ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước dâu về. Lễ vật gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

* Tranh 3 - Đoạn 3:

Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vậy đến trước và được đón Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương.

* Tranh 4 - Đoạn 4:

Thủy Tinh hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời. Nước dâng trắng xóa, cuốn trôi nhà cửa, thóc lúa,...

Sơn Tinh không hề nao núng. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.

Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng làm mưa làm gió đánh Sơn Tinh gây nên cảnh lụt lội khắp vùng đồng bằng trung du nước ta. Nhưng lần nào, Thủy Tinh cũng thua.

Viết: Chợ Hòn Gai trang 90

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 1: Nghe - viết: Chợ Hòn Gai

Trả lời:

Chợ Hòn Gai

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá... Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên tùng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ảnh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

(Thi Sảnh)

- Học sinh nghe cô giáo đọc rồi viết vào vở.

- Chú ý các từ ngữ dễ viết sai như: dẹt, da xanh…

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 2: Tìm những tên riêng viết đúng và sửa lại những tên riêng viết sai.

Bài 19: Sông Hương Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Những tên riêng viết đúng: Hà Nội, Khánh Hòa, Cà Mau.

- Sửa lại những tên riêng viết sai: Hà Giang, Thanh Hóa, Kiên Giang.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 3: Giải câu đố và viết lời giải vào vở.

- Tỉnh nào đất tổ Hùng Vương

Bốn mùa bóng cọ rợp đường tuổi thơ?

- Tỉnh nào non nước quanh quanh

Tự hào Bác đã sinh thành từ đây?

- Tỉnh nào có vịnh Cam Ranh

Nha Trang biển đẹp nổi danh xa gần?

Trả lời

1. Tỉnh Phú Thọ.

2. Tỉnh Nghệ An.

3. Tỉnh Khánh Hòa.

* Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu hỏi: Hỏi người thân về những danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Trả lời:

Học sinh hỏi người thân về những danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 20: Tiếng nước mình

Bài 21: Nhà rông

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Bài 23: Hai Bà Trưng

Bài 24: Cùng Bác qua suối

1 2284 lượt xem