Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 22.

1 6,131 15/01/2023


Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Sự tích ông Đùng, bà Đùng trang 98, 99

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 3 trang 98 Câu hỏi: Quan sát tranh minh họa, cho biết hai người đang làm gì?

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Hai người trong tranh đang vác đá để san bằng đất.

* Đọc văn bản: Sự tích ông Đùng, bà Đùng trang 98, 99

Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lồ.

Hồi ấy, đất thì cao thấp, lỗi lõm. Cây cối hoang dại mọc chẳng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.

Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bởi đất đảng trước, bà Đùng hì hục vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cũng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đà ngày nay.

Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh" như bây giờ.

(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)

* Nội dung chính Sự tích ông Đùng, bà Đùng: Câu chuyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng đã giải thích về đặc điểm ngoằn ngoèo, có nhiều thác ghềnh của con sông Đà ngày nay.

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 1: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?

Trả lời:

Ông Đùng, bà Đùng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất.

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 2: Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Ông bà đã nhổ cây, san đất. Tiếp đó, ông Đùng lom khom dùng tay bớt đất đằng trước, bà Đùng hì hục vét đất đằng sau một con đường dẫn nước.

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 3: Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?

Trả lời:

Ông bà Đùng làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy. Còn con đường ông bà đào bới, nước chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi tạo thành con sông Đà.

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 4: Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?

Trả lời:

Theo em, ông Đùng, bà Đùng là người chăm chỉ, chịu khó, thông minh và không ngại khó khăn, vất vả, xả thân vì cộng đồng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 5: Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay?

Trả lời:

Câu chuyện giải thích về đặc điểm ngoằn ngoèo, có nhiều thác ghềnh của con sông Đà ngày nay.

Viết: Ôn chữ viết hoa: Y trang 99

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 1: Viết tên riêng: Nam Yết

Trả lời:

- Học sinh viết tên riêng vào vở.

- Chú ý viết hoa các chữ cái N, Y

Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 2: Viết câu:

Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trả lời:

- Học sinh viết tên câu vào vở.

- Chú ý viết hoa các từ: Đảo Nam yết, Trường Sa, Việt Nam.

Luyện tập trang 100, 101

* Luyện từ và câu

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 1: Dấu ngoặc kép trong mối câu dưới đây dùng để làm gì?

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

a. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp lời người khác.

b. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời nói đối thoại của nhân vật.

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 2: Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!

   Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

   Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. 

b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 3: Tìm thêm 1-2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã đọc.

Trả lời:

Bài đọc “Tay phải và tay trái”

Từ trước đến giờ, tay trái và tay phải luôn là hai người bạn thân thiết của nhau. Một hôm, tay phải xách một chiếc túi nặng, mệt quá, nó liền trách tay trái:

- Cậu thật là sướng, chẳng phải làm việc nặng nhọc. Còn tớ thì việc gì cũng phải làm. Từ việc xúc cơm, cầm bút, rồi quét nhà,… đều đến tớ cả.

* Luyện viết đoạn

Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 1: Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Em rất thích nhân vật ông Đùng và bà Đùng trong câu chuyện “Sự tích ông Đùng, bà Đùng”. Em thấy ông Đùng và bà Đùng là những người rất chăm chỉ, chịu khó, không quản ngại khó khăn mà đã giúp tạo ra cánh đồng bằng phẳng, rộng rão lấy chỗ cho dân cày cấy. Ngoài ra ông bà còn đào bới đường để tạo thành dòng chảy cho nước chảy về để người dân có nước sản xuất nông nghiệp.

Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 2: Viết 2-3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật

Trả lời:

Em thích nhất nhân Sơn Tinh trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” vì Sơn Tinh là người có sức mạnh và tài năng.

* Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu hỏi: Tìm đọc các câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước.

Trả lời:

Thánh Gióng

Đời (vua) Hùng Vương thứ Sáu, nước Tàu ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Vua Hùng hiện ra dạy sai người đi khắp nước mời thần xuống giúp chống giặc.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên là Gióng.

Gióng lên ba tuổi mà không biết nói.

Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật.

Sứ giả về tâu lại sự việc với vua. Khi đã đem ngựa và gươm sắt đến, Gióng đội mũ, cầm gươm phóng lên ngựa sắt, xông ra trận như bão táp, đi đến đâu Gióng cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các bụi tre bên đường quăng ném vào quân địch.

Đánh tan giặc, Gióng thẳng bay lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại rồi bay thẳng lên trời.
Ngày nay còn thấy các hồ ao là dấu vết chân ngựa sắt để lại. Khu rừng giặc bị đốt cháy còn mang tên là rừng Cháy. Người dân lập miếu thờ 
Gióng gọi là thánh Gióng đã hoá thân cứu dân Việt.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 23: Hai Bà Trưng

Bài 24: Cùng Bác qua suối

Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích

Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta

Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ

1 6,131 15/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: