Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 12: Bài tập làm văn – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 12: Bài tập làm văn sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 12.

1 1,688 11/08/2022
Tải về


Bài 12: Bài tập làm văn – Tiếng Việt lớp 3

Video giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 12: Bài tập làm văn

Đọc: Bài tập làm văn trang 55, 56

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu hỏi: Em thích đề văn nào dưới đây? Vì sao?

1. Kể về một việc em đã từng làm ở nhà.

2. Kể một việc theo tưởng tượng của em

Trả lời:

Em thích đề 2 vì đây là đề bài hay, giúp em phát huy trí tưởng tượng và suy nghĩ.

* Đọc văn bản: Bài tập làm văn

Đọc: Bài tập làm văn trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức

Đọc: Bài tập làm văn trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức

* Nội dung chính:Bài đọc là câu chuyện về quá trình làm bài tập làm văn của một bạn nhỏ. Qua bài tập làm văn bạn đã hiểu ra nhiều điều ý nghĩa.

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 1: Nhắc lại đề văn mà cô giáo đã giao cho cả lớp.

Trả lời:

Đề văn mà cô giáo đã giao cho cả lớp là: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 2: Cô-li-a gặp khó khăn gì với đề văn này?

a. Vì bạn ấy viết văn không tốt.

b. Vì bạn ấy quên mình đã làm những gì.

c. Vì bạn ấy ít khi giúp mẹ.

Trả lời:

Cô-li-a gặp khó khăn với đề văn này...

c. Vì bạn ấy ít khi giúp mẹ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 3: Để bài văn dài hơn, Cô-li-a đã làm gì?

Trả lời:

Để bài văn dài hơn, Cô-li-a đã cố nhớ, cố nghĩ để viết tiếp: "Em còn giặt bít tất", "Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần".

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 4: Em hãy giải thích vì sao Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ làm việc nhà.

Trả lời:

Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ làm việc nhà vì đó là việc làm mà Cô-li-a đã nói trong bài tập làm văn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 5: Em có nhận xét gì về Cô-li-a?

Trả lời:

Cô-li-a là cậu bé chăm học và nhờ bài tập làm văn, cậu đã biết chia sẻ với mẹ nhiều hơn. Câu bé đã yêu thương mẹ nhiều hơn.

Đọc mở rộng trang 58

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 1: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về nhà trường và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Đọc mở rộng trang 57 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức

Trả lời:

HS hoàn thành phiếu đọc sách dựa vào văn bản mà mình đã đọc.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Ngày đọc: 01/1/2022

- Tên bài: Tạm biệt búp bê

- Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn

Cách em tìm được bài đọc: Mẹ em kể cho em

Chi tiết, câu văn, câu thơ em thích nhất: Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh

Mức độ yêu thích: 5 sao

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 2: Trao đổi với các bạn về bài em đã đọc và chia sẻ với các bạn cách em đã làm gì để tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ đó.

Đọc mở rộng trang 57 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức

 

Trả lời:

- Em đọc quyển sách qua giới thiệu của bạn bè, tự tìm đọc trên sách báo….

Luyện tập trang 58, 59

* Luyện từ và câu:

Tiếng Việt lớp 3 trang 57 Câu 1: Tìm tiếp các từ ngữ về nhà trường trong từng nhóm sau:

Luyện tập trang 58, 59 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Người

học sinh, giáo viên, giáo vụ, bảo vệ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổng phụ trách, giám thị, thanh tra,...

Địa điểm

cổng trường, lớp học, nhà để xe, phòng sinh hoạt Đoàn - Đội, phòng họp, thư viện,...

Đồ vật

bàn, ghế, bảng, giẻ lau, thước kẻ, phấn, bút, sách, vở,...

Hoạt động

viết, học, đọc, vẽ, hát, thí nghiệm,...

Tiếng Việt lớp 3 trang 57 Câu 2: Câu nào dưới đây là câu hỏi? Dựa vào đâu em biết điều đó?

a. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?

b. Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ.

c. Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé.

Trả lời:

Câu a. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ? là câu hỏi. Em biết điều đó vì cuối câu có dấu hỏi chấm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 57 Câu 3: Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu

Luyện tập trang 58, 59 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức

a. Hỏi - đáp về các nhân vật trong câu chuyện trên.

Mẫu:

Trong hộp bút, ai được dùng nhiều đến mức mờ hết cả số?

Thước kẻ được dùng nhiều đến mức mờ hết cả số.

b. Ghi lại 1-2 câu hỏi em và bạn vừa thực hiện ở trên.

Trả lời:

a. Hỏi - đáp về các nhân vật trong câu chuyện trên.

(1) - Trong hộp bút, ai được dùng nhiều đến mức toàn vụn tẩy?

- Tẩy được dùng nhiều đến mức toàn vụn tẩy.

(2) - Trong hộp bút, ai được nhiều nhiều đến mức chỉ còn một mẩu?

- Bút chì được dùng nhiều đến mức chỉ còn một mẩu.

(3) - Na đã thầm thì điều gì với các bạn trong hộp bút?

- Na đã thầm thì: "Ai cũng quan trọng vì đều là bạn thân của tớ.".

* Luyện viết đoạn:

Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu 1: Đọc đơn xin vào đội dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luyện tập trang 58, 59 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Kết nối tri thức

Bạn Nguyễn Ngọc Bích viết đơn trên để làm gì?

Đơn được gửi cho ai?

Người viết đơn đã hứa những gì khi vào Đội?

Trả lời:

- Bạn Nguyễn Bích Ngọc viết đơn trên để xin vào Đội.

- Đơn được gửi cho:

+ Ban phụ trách Đội Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học

+ Ban chỉ huy Liên đội

- Người viết đơn đã hứa khi vào Đội sẽ:

+ Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.

+ Tuân thủ Điều lệ Đội.

+ Giữ gìn danh dự Đội.

Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu 2: Điền thông tin vào mẫu đơn xin vào đội.

Trả lời:

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2021

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học Dịch Vọng B

- Ban Chỉ huy Liên đội.

Em tên là: Đỗ Thị Thúy

Sinh ngày 16 tháng 6 năm 2013

Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Dịch Vọng B

Sau khi được học và tìm hiểu về Đội, em nhận thấy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức để giúp em học tập và phấn đấu trở thành một người trò giỏi, một đứa con ngoan có ích cho Tổ quốc. Em cũng rất thích trên vai của mình được đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm.

Em làm đơn này xin vào Đội và hứa:

- Sẽ thực hiện tốt điều lệ của Đội.

- Phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu.

- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hổ dạy.

Người làm đơn

Thúy

Đỗ Thị Thúy

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 13: Bàn tay cô giáo

Bài 14: Cuộc họp của chữ viết

Bài 15: Thư viện

Bài 16: Ngày em vào Đội

Ôn tập giữa học kì 1

1 1,688 11/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: