Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 24: Cùng Bác qua suối sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 24.

1 2282 lượt xem


Bài 24: Cùng Bác qua suối – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Cùng Bác qua suối trang 106, 107

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu hỏi: Cùng bạn nghe một bài hát về Bác Hồ và nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát đó.

Trả lời:

Qua bài hát, em thấy yêu thương Bác và tự hào về Bác.

* Đọc văn bản: Cùng Bác qua suối trang 106, 107

Cùng Bác qua suối

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một lần đi công tác, Bác cùng hai chiến sĩ cảnh vệ lội qua suối. Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các đồng chí đi sau: "Chỗ này sâu, khéo ướt quần!", "chỗ này rêu trơn đi cẩn thận"...

Gần qua hết suối, chợt Bác trượt chân suýt ngã. Bác xem lại chỗ vừa trượt chân và nói:

- Hòn đá đã tròn lại có nhiều rêu trơn. Hơn nữa chỗ này sắp đến bờ, thường dễ sinh ra chủ quan, nên rất có thể bị ngã.

Nói xong, Bác cúi xuống vừa vứt hòn đá ấy đi nơi khác và bảo:

- Phải tránh cho người đi sau khỏi ngã.

Lần khác, Bác cháu lại lội qua suối. Ở đây, có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác qua hết suối, một chiến sĩ đi sau chợt sảy chân bị ngã. Bác dừng lại đợi anh chiến sĩ đi tới, rồi ân cần hỏi:

- Chú ngã có đau không?

- Dạ không sao ạ!

Bác nói:

- Thế thì tốt rồi. Nhưng tại sao chú bị ngã?

- Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ.

- Ta cần kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa.

Nghe lời Bác, anh chiến sĩ vội quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, bác cháu mới tiếp tục lên đường.

(Theo Chuyện Bác Hồ trồng người)

* Nội dung chính Cùng Bác qua suối:

Bài đọc “Cùng bác qua suối” nói về đức tính cẩn thận, chu đáo của bác Hồ khi qua suối.

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 1: Những chi tiết nào (ở đầu câu chuyện) cho thấy Bác rất cẩn thận khi qua suối?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy Bác rất cẩn thận khi qua suối: Bác vừa đi vừa dò mực nước, nhắc các chiến sĩ đi sau đi cẩn thận.

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi Bác gần qua được suối?

Trả lời:

Gần qua được suối, chợt Bác trượt chân suýt ngã bởi đi qua hòn đá tròn có nhiều rêu trơn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 3: Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã làm gì? Vì sao Bác làm như vậy?

Trả lời:

Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã cúi xuống, nhặt hòn đá, đặt lên bờ. Bác làm như thế vì muốn tránh cho người đi sau khỏi bị ngã.

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 4:

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Một chiến sĩ sẩy chân ngã => Bác dừng lại đợi và nhắc nhở anh chiến sĩ => Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc => Bác cháu tiếp tục lên đường.

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 5: Câu chuyện Cùng Bác qua suối cho thấy phẩm chất nào của Bác.

Trả lời:

Câu chuyện Cùng Bác qua suối cho thấy những phẩm chất nào của Bác: quan tâm đến người khác, cẩn trọng trong công việc, nhân ái, nhân hậu, gần gũi với mọi người,…

Đọc mở rộng trang 108

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 1: Tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

HS tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 2: Kể với bạn về công lao của vị thần trong bài đọc.

Trả lời:

HS kể với bạn về công lao của vị thần trong bài đọc sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp.

Luyện tập trang 108, 109

* Luyện từ và câu:

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 1: Giới thiệu một lễ hội mà em biết

Trả lời:

Em luôn tự hào mình là người con được sinh ra trên mảnh đất của tổ tiên linh thiêng, đó là ở Việt Trì - Phú Thọ. Lễ hội nổi tiếng nhất ở quê hương em cũng chính là lễ hội lớn nhất của cả nước, đó chính là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ hội được diễn ra trên chính khuôn viên di tích lịch sử Đền Hùng, kéo dài suốt từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Phần lễ được tổ chức vào đúng ngày mùng 10 tháng 3, được cử hành rất long trọng và trang nghiêm, đặc biệt là phần dâng hương của đại diện Nhà nước. Lễ vật không thể thiếu để dâng lên các vua Hùng trong ngày này chính là bánh Chưng, bánh Dày, những chiếc bánh được làm thật to, thật ngon và trang trí cùng rất nhiều hoa quả đẹp mắt. Tất cả bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của các bậc vua Hùng. Sau phần lễ là phần rước, có rất nhiều lần rước, bao gồm rước thần, rước voi, rước kiệu. Bất cứ ai đến với lễ hội này đều cảm thấy rất ấn tượng và không thể rời mắt với nghi lễ và trang phục áo dài khăn gấm, kiệu sơn son thếp vàng của thời xưa. Bên cạnh phần lễ là phần hội, hội ở đây được tổ chức rất lớn, vì để phục vụ cho mọi người từ mọi miền tổ quốc đổ về. Nào là hội hát xoan, hội hát ca trù và rất nhiều trò chơi thú vị, ý nghĩa trong ngày hội. Em đã đi lễ hội Đền Hùng rất nhiều năm và đi nhiều ngày nhưng vẫn chưa lần nào chơi hết các trò chơi ở lễ hội. Vì lễ hội rất đông người lại phức tạp nên có rất nhiều đội bảo vệ, công an, an ninh ở khắp nơi, đảm bảo cho lễ hội diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Lễ hội Đền Hùng đã trở thành tín ngưỡng ăn sâu trong tâm thức của em cũng như mọi người dân Việt Nam nói chung.

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Câu 2: Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội trong đó có dùng dấu gạch ngang.

Trả lời

- Quê bạn có lễ hội gì đặc biệt không? – Lan hỏi

Mai trả lời:

- Quê tớ có lễ hội đền Hùng đó.

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây:

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời

Dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn đều dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật.

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Câu 4: Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn dưới đây.

Những cái tên đẹp

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Luyện viết đoạn:

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Câu 1: Viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc

Trả lời:

Một nhân vật em rất thích trong các câu chuyện em đã đọc đó là Mai An Tiêm trong câu chuyện Sự tích dưa hấu. Mai An Tiêm là con nuôi của vua Hùng, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đuổi ra đảo hoang. Ở đảo hoang, Mai An Tiêm đã trồng được quả dưa hấu rất ngon do đàn chim thả hạt xuống. Mùa quả chín, An Tiêm khắc tên mình vào quả và thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng, vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về.

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Câu 2: Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.

Trả lời:

HS chia sẻ đoạn văn với các bạn và chỉnh sửa theo góp ý. Bình chọn trước lớp đoạn văn hay và tuyên dương.

* Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Câu hỏi: Sưu tầm tranh ảnh bài văn bài thơ về Bác Hồ

Trả lời:

Bài 24: Cùng Bác qua suối Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích

Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta

Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ

Bài 28: Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

Bài 29: Bác sĩ Y-éc-xanh

1 2282 lượt xem