Luyện tập trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Luyện tập trang 90, 91 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1.

1 1764 lượt xem


Luyện tập trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

* Luyện từ và câu

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 1: Tìm từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ dưới đây:

Có một giờ Văn như thế

Lớp em im phắc lặng nghe

Bài "Mẹ vắng nhà ngày bão"

Cô giảng miệt mài say mê

Ai cũng nghĩ đến mẹ mình

Dịu dàng, đảm đang, tần tảo

Ai cũng thương thương bố mình

Vụng về chăm con ngày bão.

(Nguyễn Thị Mai)

Trả lời:

Từ ngữ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ:

im phắc

miệt mài

dịu dàng

đảm đang

tần tảo

vụng về

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 2: Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp.

- Chị xóa dòng "Nấu ăn không ngon" đi chị!

 - A, bố rất đẹp trai nữa ạ!

- Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 18: Món quà đặc biệt – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Câu kể: Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.

Câu cảm: A, bố rất đẹp trai nữa ạ!

Câu khiến: Chị xóa dòng "Nấu ăn không ngon" đi chị!

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 3Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.

Trả lời:

- Có các từ như hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

- Khi viết, câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 4Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.

a. Nhờ người thân hướng dẫn làm bưu thiếp

b. Muốn các em nhỏ trật tự khi xem phim trong rạp

c. Muốn bố mẹ cho về thăm quê

d. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích

M: Chị hướng dẫn em làm bưu thiếp đi!

Trả lời:

a. Mẹ ơi, mẹ chỉ con cách làm bưu thiếp với mẹ nhé!

b. Các em nhớ giữ trật khi xem phim trong rạp nhé!

c. Bố ơi, bố đưa con về thăm quê đi mà!

d. Bố mua cho con cuốn truyện Doraemon bố nhé!

* Luyện viết đoạn:

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 1Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật.

Gợi ý:

Tên đồ vật

Đặc điểm về màu sắc

Đặc điểm về hình dạng, kích thước

Đặc điểm về hoạt động, công dụng

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 18: Món quà đặc biệt – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 18: Món quà đặc biệt – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 2Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 - 4 câu tả đồ vật đó.

Gợi ý:

- Viết câu tả màu sắc

Mẫu: Chiếc cặp sách màu xanh da trời trông thật mát mắt.

- Viết câu tả hình dáng, kích thước

Mẫu: Quai cặp to bản, hơi cong cong để khi xách không bị đau tay.

- Viết câu tả hoạt động, công dụng

Mẫu: Mỗi khi đóng, mở nắp cặp, tiếng "tách tách" của ổ khóa nghe thật vui tai.

Trả lời:

Chiếc ti vi

Chiếc ti vi nhà em có màu đen bóng loáng. Màn hình ti vi to và rộng. Khi mở ti vi lên, hình ảnh vô cùng sắc nét. Em rất thích xem các phim hoạt hình trên tivi.

Bảng

Chiếc bảng màu xanh rêu. Bảng có hình chữ nhật, được treo gần kín bức tường phía trước lớp. Sau mỗi giờ học, bảng lúc nào cũng kín những dòng chữ của cô giáo. Sáng sớm, vào giờ trực nhật, chúng em lau bảng sạch sẽ.

* Vận dụng:

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu hỏiTìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về người thân.

Trả lời:

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về người thân:

Bài thơ Những điều bố yêu của Nguyễn Chí Thuật.

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương.

Bài thơ Về làng của Nguyễn Duy.

Bài thơ Tôi ru con gái tôi của Đỗ Trung Lai.

NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU

Ngày con khóc tiếng chào đời

Bố thành vụng dại trước lời hát ru

Cứ “À ơi, gió mùa thu”

"Con ong làm mật”, “Mù u! bướm vàng”...

Sau yêu cái chỗ con nằm

Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quảng

Yêu sao ngang dọc, dọc ngang

Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà. 

Thêm yêu dìu địu nước hoa

Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng

Và yêu một góc mặt bàn

Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi. 

Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”

Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi

Bao ngày, bao tháng dần trôi

Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con. 

Để khi con vắng một hôm

Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều.

Con ơi có biết bao điều

Sinh cùng con để bố yêu một đời.

 Nguyễn Chí Thuật

(Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999)

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Đọc: Món quà đặc biệt trang 88, 89

Viết: Ôn chữ viết hoa G, H trang 90

1 1764 lượt xem