Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 1,851 15/01/2023


Đọc: Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 3 trang 35 Câu hỏi: Nói điều em biết về một loài vật trong rừng.

Trả lời:

Hổ là loài động vật ăn thịt. Mỗi con có khối lượng rất lớn khoảng từ 90kg đến 310kg. Loài hổ còn được mệnh danh là “Chúa tể rừng xanh”.

* Đọc văn bản: Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36

Bầy voi rừng Trường Sơn

Dãy Trường Sơn chạy dọc miền Trung nước ta. Đường lên Trường Sơn có nhiều cánh rừng hoang vu. Trong rừng, cây mọc tầng tầng lớp lớp, núi đá chen lẫn đồi cây, sương phủ quanh năm. Nơi đó có những nguồn suối không bao giờ cạn, những bãi chuối đỏ rực trời hoa đỏ, những rừng lau bát ngát, ngày đêm giũ lá rào rào,… Đó là xứ sở của loài voi.

Voi sống thành từng bầy rất đông. Chúng ăn rất khỏe. Để nuôi sống cơ thể to lớn của mình, mỗi con voi phải ăn khoảng 150 ki-lô-gam cây cỏ mỗi ngày. Chúng phải đi liên tục để tìm cái ăn. Từ trên núi, chúng xuống đồng cỏ, rồi từ đồng cỏ, chúng lại lên núi. Buổi trưa, chúng trú nắng trong cánh rừng rậm. Chiều xuống, chúng đi tắm ở những quãng sông vắng, rồi lại lững thững lên bãi tìm thức ăn. Vào lúc rạng sáng và chiều tà, chúng rống rền vang, oai nghiêm và đầy uy lực.

Voi là loài vật thông minh, có tình nghĩa. Chúng tận tâm và thương mến nhau chẳng khác gì con người. Một con đau yếu thì cả bầy biếng ăn, ngơ ngác. Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có phải chịu đói khát hoặc tạm dừng chuyến đi.

(Theo Vũ Hùng)

Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Nội dung chính Bầy voi rừng Trường Sơn:

Bài đọc “Bầy voi rừng Trường Sơn” nói về đặc điểm và hoạt động của bầy voi rừng ở dãy Trường Sơn.

* Từ ngữ:

- Tầng tầng lớp lớp: (cây) mọc rậm rạp, cây cao cây thấp.

- Rống: kêu to, vang, kéo dài (thường nói về một số loài thú)

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 36 Câu 1: Tìm những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn (nơi ở của loài voi).

Trả lời:

Những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn (nơi ở của loài voi): Đường lên Trường Sơn có nhiều cánh rừng hoang vu. Trong rừng, cây mọc tầng tầng lớp lớp, núi đá chen lẫn đồi cây, sương phủ quanh năm. Nơi đó có những nguồn suối không bao giờ cạn, những bãi chuối rực trời hoa đỏ, những rừng lau bát ngát, ngày đêm giũ lá rào rào,…

Tiếng Việt lớp 3 trang 36 Câu 2: Dựa vào tranh và nội dung bài đọc, kể lại hoạt động thường ngày của loài voi.

Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Từ trên núi, chúng xuống đồng cỏ, rồi từ đồng cỏ, chúng lại lên núi. Buổi trưa, chúng trú nắng trong cánh rừng rậm. Chiều xuống, chúng đi tắm ở những quãng sông vắng, rồi lại lững thững lên bãi tìm cái ăn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 36 Câu 3: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.

Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Đoạn 1: Giới thiệu nơi ở của loài voi.

Đoạn 2: Mô tả hoạt động thường ngày của loài voi.

Đoạn 3: Cảm nghĩ về loài voi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 36 Câu 4: Nêu những đặc điểm của loài voi. Em thích nhất đặc điểm nào của chúng?

Trả lời:

Em thích đặc điểm “Voi là loài vật thông minh và tình nghĩa, tận tâm và thương mến nhau chẳng khác gì con người”

Tiếng Việt lớp 3 trang 36 Câu 5: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về loài voi?

Trả lời:

Bài đọc giúp em biết thêm về đặc điểm và hoạt động thường ngày của loài voi.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Đọc mở rộng trang 37

Luyện tập trang 37, 38, 39

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

Bài 10: Quả hồng của thỏ con

Bài 11: Chuyện bên cửa sổ

Bài 12: Tay trái và tay phải

Bài 13: Mèo đi câu cá

1 1,851 15/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: