Bài 10: Quả hồng của thỏ con Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 10: Quả hồng của thỏ con sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 10.
Bài 10: Quả hồng của thỏ con – Tiếng Việt lớp 3
Đọc: Quả hồng của thỏ con trang 44, 45
* Khởi động:
Tiếng Việt lớp 3 trang 44 Câu hỏi: Theo em, sóc sẽ làm thế nào trong tình huống dưới đây?
Trả lời:
Theo em, sóc sẽ nhường hạt dẻ mà mình vừa kiếm được cho nhím ăn vì nhím đang rất đói.
* Đọc văn bản: Quả hồng của thỏ con trang 44, 45
Quả hồng của thỏ con
Thỏ con phát hiện ra một cây hồng. Cây chỉ có một quả, quả lại còn xanh. Thỏ nghĩ: “Chờ hồng chín, mình sẽ thưởng thức vị ngọt lịm của nó.”. Hằng ngày, thỏ chăm chỉ tưới nước cho cây. Ít lâu sau, quả hồng ngả vàng, rồi đỏ. Thỏ kiên nhẫn đứng đợi quả rơi xuống, vì nó không biết trèo cây.
Vừa lúc đó, có đàn chim bay đến, định ăn quả hồng. Thỏ hốt hoảng kêu lên:
- Hồng của tớ!
Thấy vậy, đàn chim cầu khẩn:
- Cho chúng tớ ăn nhé. Chúng tớ đói lả rồi.
Thỏ suy nghĩ một lát rồi đồng ý. Đàn chim ríu rít mổ ăn quả hồng.
Thỏ liếm môi, hỏi với lên:
- Hồng ngọt giống dưa hấu hay mật ong?
Đàn chim ngạc nhiên:
- Cậu chưa ăn hồng bao giờ à?
Thỏ đỏ mặt lắc đầu. Đàn chim ái ngại:
- Đúng ra, chúng tớ không nên ăn hồng của cậu.
Thỏ nói:
- Tớ ăn, chỉ một mình tớ no bụng. Các cậu ăn thì cả đàn no bụng.
Đàn chim xúc động, cảm ơn thỏ rồi bay đi.
Vài ngày sau, thỏ đang ngồi nghỉ thì đàn chim lại bay đến:
- Chúng tớ tìm cậu mấy ngày nay. Này cậu, bên kia sườn núi có cây hồng đầy quả chín.
Rồi đàn chim đưa thỏ đến chỗ cây hồng lúc lỉu quá. Chúng tíu tít mổ nhiều quả chín mọng xuống cho thỏ. Đúng là một cơn mưa hồng!
(Theo Hà Nhi)
* Nội dung chính Quả hồng của thỏ con:
Bài đọc “Quả hồng của thỏ con” nói về sự giúp đỡ của thỏ con với đàn chim, nhường quả hồng mà thỏ đã mong chờ rất lâu và sau đó thỏ nhận được sự giúp đỡ của đàn chim, chim đã chỉ cho thỏ chỗ có rất nhiều quả hồng chín mọng.
* Từ ngữ:
- Cầu khẩn: tha thiết xin người khác điều gì đó.
- Đói lả: đói đến mức không thể đứng lên.
- Lúc lỉu: (chùm quả) sai trĩu xuống.
- Tíu tít: vẻ bận rộn, tất bật của nhiều người.
* Trả lời câu hỏi:
Tiếng Việt lớp 3 trang 45 Câu 1: Khi nhìn thấy cây hồng có quả xanh, thỏ đã nghĩ gì và làm gì?
Trả lời:
Khi nhìn thấy cây hồng có quả xanh, thỏ con nghĩ chờ hống chín, sẽ thưởng thức vị ngọt lịm của nó và thỏ đã chăm chỉ tiowis nước cho cây hằng ngày.
Tiếng Việt lớp 3 trang 45 Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi thỏ đứng đợi quả hồng rụng xuống?
Trả lời:
Khi thỏ đứng đợi quả hồng rụng xuống thì có đàn chim bay đến định ăn quả hồng,
Tiếng Việt lớp 3 trang 45 Câu 3: Vì sao thỏ nhường quả hồng cho đàn chim?
Trả lời:
Thò nhường quả hồng cho đàn chim vì biết đàn chim đang đói lả và cầu khẩn xin quả hồng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 45 Câu 4: Kết hợp ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp với nội dung bài học.
Trả lời:
Đàn chim ngạc nhiên – khi thấy thỏ con chưa được ăn hồng bao giờ.
Đàn chim ái ngại – khi đã ăn mất quả hồng của thỏ.
Đàn chim xúc động – khi thấy thỏ muốn chúng được no bụng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 45 Câu 5: Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện trên muốn nói: Nếu giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ được nhận lại sự yêu thương.
Viết: Ôn chữ viết hoa: R, S trang 46
Tiếng Việt lớp 3 trang 46 Câu 1: Viết tên riêng: Ghềnh Ráng
Trả lời:
- Học sinh luyện viết tên riêng: Ghềnh Ráng
- Chú ý viết hoa các chữ cái G, R.
Tiếng Việt lớp 3 trang 46 Câu 2: Viết câu:
Về thăm Bình Định quê ta
Không quên Ghềnh Ráng Tiên Sa hữu tình.
(Tuấn Mạnh)
Trả lời:
- Cách viết:
+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng: Về, Bình Định, Không, Ghềnh Ráng, Tiên Sa.
+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái,
cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
* Luyện từ và câu:
Tiếng Việt lớp 3 trang 46 Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm dưới đây:
Hằng ngày, thỏ chăm chỉ tưới nước cho cây. Ít lâu sau, quả hồng ngả vàng, rồi đỏ. Thỏ kiên nhẫn đứng đợi quả rơi xuống, vì nó không biết trèo cây.
Trả lời:
Chăm chỉ: chăm, siêng năng, cần cù, chịu khó, …
Kiên nhẫn: kiên trì, nhẫn nại, bền gan, bền bỉ, bền lòng, …
Tiếng Việt lớp 3 trang 46 Câu 2: Dựa vào tranh, tìm 2 – 3 từ chỉ màu xanh. Đặt câu với từ em tìm được.
Trả lời:
Tìm 2-3 từ chỉ màu xanh: xanh trong, xanh ngắt.
Đặt câu:
+ Bầu trời xanh trong, không gợn mây.
+ Nước biển xanh ngắt một màu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 46 Câu 3: Lời nói của thỏ và đàn chim trong đoạn văn dưới đây được đánh dấu bằng dấu câu nào? Nêu vị trí của dấu câu đó.
Vừa lúc đó, có đàn chim bay đến, định ăn quả hồng. Thỏ hốt hoảng kêu lên:
- Hồng của tớ!
Thấy vậy, đàn chim cầu khẩn:
- Cho chúng tớ ăn nhé. Chúng tớ đói lả rồi.
Trả lời:
Lời nói của thỏ (Hồng của tớ!) và lời nói của đàn chim (Cho chúng tớ ăn nhé. Chúng tớ đói lả rồi.) được đánh dấu bằng dấu gạch ngang, dấu này đứng ở vị trí đầu câu.
* Luyện viết đoạn:
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 1: Đọc lời tranh luận của các bạn trong tranh và phát biểu ý kiến của em về thỏ con.
Trả lời:
Em thích thỏ vì thỏ có đôi tai xinh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 2: Nói điều em thích (hoặc không thích) về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc và viết lại bằng 2 – 3 câu.
Trả lời:
Em thích thỏ trong câu chuyện vì thỏ là một người tốt bụng, biết nhường quả hồng cho bạn khi bạn đói lả, cần sự giúp đỡ từ thỏ.
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 3: Đọc lại đoạn văn, phát hiện và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý)
Trả lời:
Em đọc đoạn văn mình vừa viết và tiến hành phát hiện lỗi, sửa lỗi. Đồng thời trao đổi bài viết với bạn cùng bàn để sửa lỗi bài viết cho nhau.
* Vận dụng:
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu hỏi: Tìm đọc câu chuyện, bài thơ nói về việc làm tốt.
Ví dụ:
Trả lời:
Học sinh tìm đọc câu chuyện, bài thơ nói về việc làm tốt.
Câu chuyện: Người ăn xin
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
Theo TUỐC-GHÊ-NHÉP
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Chuyên đề Toán lớp 3 cơ bản, nâng cao (lý thuyết + bài tập) cả 3 sách
- Tuyển tập đề thi Violympic Toán lớp 3 (Vòng 1 - 10) năm 2024 có đáp án chi tiết
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 - Wonderful World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 3 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 3 Global success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – KNTT
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức