Hai đa thức A(x) và B(x) thỏa mãn: A(x) + B(x) = x^3 − 5x^2 − 2x + 4  và A(x) − B(x) = − x^3 + 3x^2 − 2

Lời giải Bài 8 trang 69 SBT Toán 7 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7.

1 664 02/01/2023


Giải SBT Toán 7 Kết nối tri thức Bài tập ôn tập cuối năm

Bài 8 trang 69 SBT Toán 7 Tập 2:Hai đa thức A(x) và B(x) thỏa mãn:

A(x) + B(x) = x3 − 5x2 − 2x + 4  và A(x) − B(x) = − x3 + 3x2 − 2.

a) Tìm A(x), B(x) rồi xác định bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của mỗi đa thức đó.

b) Tính giá trị của mỗi đa thức A(x) và B(x) tại x = −1.

Lời giải:

a) Ta có: [A(x) + B(x)] + [A(x) − B(x)] = (x3 − 5x2 − 2x + 4) + (−x3 + 3x2 − 2) 

A(x) + B(x) + A(x) − B(x) = x3 − 5x2 − 2x + 4 − x3 + 3x2 − 2

A(x) + A(x) + B(x) − B(x) = x3 − x3 + (−5x2 + 3x2) − 2x + (4 − 2)

2A(x) = −2x2 − 2x + 2

Do đó A(x) = (−2x2 − 2x + 2) : 2 = −x2 − x + 1 (1)

Mặt khác theo đề bài, A(x) + B(x) = x3 − 5x2 − 2x + 4.

Từ (1) suy ra:

B(x) = x3 − 5x2 − 2x + 4 − A(x) = x3 − 5x2 − 2x + 4 − (−x2 − x + 1).

Do đó B(x) = x3 − 5x2 − 2x + 4 + x2 + x − 1

= x3 + (−5x2 + x2) + (−2x + x) + (4 − 1)

= x3 −4x2  − x + 3.

Kết quả, ta được:

A(x) = −x2 − x + 1 là một đa thức bậc hai với hệ số cao nhất là –1, hệ số tự do là 1.

B(x) = x3 4x2  − x + 3 là một đa thức bậc ba với hệ số cao nhất là 1, hệ số tự do là 3.

b) A(−1) = −(−1)2 − (−1) + 1 = −1 + 1 + 1 = 1.

B(−1) = (−1)3 −4 . (−1)2  − (−1) + 3

= −1 – 4 . 1 + 1 + 3

= −1 − 4 + 1 + 3 = −1.

Vậy giá trị của A(x) khi x = −1 bằng 1; giá trị của B(x) khi x = −1 bằng −1.

1 664 02/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: