Sách bài tập Toán 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 37.

1 1,109 02/01/2023


Giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài 10.9 trang 65 SBT Toán 7 Tập 2: Gọi tên đỉnh, cạnh đáy, cạnh bên, mặt đáy, mặt bên của hình lăng trụ đứng tứ giác MNPQ.M’N’P’Q’ trong Hình 10.7.

Sách bài tập Toán 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

Lời giải:

Quan sát Hình 10.7, hình lăng trụ đứng tứ giác MNPQ.M’N’P’Q’ có:

- Các đỉnh: M, N, P, Q, M’, N’, P’, Q’;

- Các cạnh đáy: MN, NP, PQ, QM, M’N’, N’P’, P’Q’, Q’M’;

- Các cạnh bên: MM’, NN’, PP’, QQ’;

- Các mặt đáy: MNPQ, M’N’P’Q’;

- Các mặt bên: M’N’NM, N’P’PN, P’Q’QP, Q’M’MQ.

Bài 10.10 trang 66 SBT Toán 7 Tập 2: Tính thể tích hình lăng trụ đứng tam giác trong Hình 10.8.

Sách bài tập Toán 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

Lời giải:

Mặt đáy của hình lăng trụ là tam giác có đường cao là 5 cm và cạnh đáy là 10 cm.

Diện tích đáy của hình lăng trụ là: S=12  .  10  .  5=25   (cm2)

Thể tích của hình lăng trụ đứng có đường cao là 15 cm là:

V = S . h = 25 . 15 = 375 (cm3).

Vậy thể tích của hình lăng trụ đứng có đường cao là 15 cm là 375 cm3.

Bài 10.11 trang 66 SBT Toán 7 Tập 2: Một hình lăng trụ đứng đáy là một tứ giác có chu vi 30 cm, chiều cao của hình lăng trụ là 8 cm. Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đó.

Lời giải:

Một hình lăng trụ đứng có đáy là một tứ giác có chu vi 30 cm, chiều cao của hình lăng trụ là 8 cm.

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ là:

Sxq = C . h = 30 . 8 = 240 (cm2)

Vậy diện tích xung quanh của hình lăng trụ là 240 cm2.

Bài 10.12 trang 66 SBT Toán 7 Tập 2: Một lăng kính thủy tinh có dạng hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều, kích thước như Hình 10.9.

Sách bài tập Toán 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

a) Tính thể tích của lăng kính thủy tinh.

b) Người ta làm một chiếc hộp bằng bìa cứng để đựng vừa khít lăng kính thủy tinh nói trên (hở hai đáy tam giác). Tính diện tích bìa cần dùng (bỏ qua mép nối).

Lời giải:

a) Lăng kính thủy tinh dạng hình lăng trụ đứng có đáy là một tam giác có đường cao là 2,6 và cạnh đáy là 3 cm.

Diện tích đáy của lăng kính là: S=12  .  3.  2,6=3,9   (cm2)

Thể tích lăng kính thủy tinh có đường cao là 10 cm là:

V = S . h = 3,9 . 10 = 39 (cm3)

b) Chu vi đáy tam giác đều của lăng kính thủy tinh là:

3 . 3 = 9 (cm)

Diện tích bìa cứng cần dùng chính là diện tích xung quanh của lăng kính thủy tinh và bằng:

Sxq = 9 . 10 = 90 (cm2)

Vậy diện tích bìa cần dùng 90 cm2.

Bài 10.13 trang 66 SBT Toán 7 Tập 2: Một hình lăng trụ đứng có hình khai triển như Hình 10.10. Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ.

Sách bài tập Toán 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

Lời giải:

Sau khi gấp miếng bìa trên, sẽ tạo thành một hình lăng trụ đứng có dạng như sau:

Sách bài tập Toán 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

Chu vi mặt đáy của hình lăng trụ đứng là:

C = 3 + 4 + 5 = 12 (cm)

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ là:

Sxq = C . h = 12 . 8 = 96 (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình lăng trụ là 96 cm2.

Bài 10.14 trang 66 SBT Toán 7 Tập 2: Cho hình lăng trụ đứng MNPQ.M’N’P’Q’ có đáy MNPQ là hình thang vuông tại M và N. Kích thước các cạnh như trong Hình 10.11. Tính thể tích hình lăng trụ.

Sách bài tập Toán 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

Lời giải:

Diện tích mặt đáy có dạng hình thang vuông MNPQ là: S=12MQ+NP  .MN=1220+10  .  8=120(cm2)

Thể tích của hình lăng trụ đứng MNPQ.M’N’P’Q’ là:

V = S . h = 120 . 15 = 1 800 (cm3).

Vậy thể tích hình lăng trụ 1 800 cm3.

Bài 10.15 trang 67 SBT Toán 7 Tập 2: Một hình lăng trụ đứng được ghép bởi một hình lăng trụ đứng tam giác và một hình hộp chữ nhật có kích thước như trong Hình 10.12. Tính thể tích của hình lăng trụ đứng ABCEF.A’B’C’E’F’.

Sách bài tập Toán 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

Lời giải:

Diện tích mặt đáy có dạng hình tam giác vuông ABC của lăng trụ đứng A’B’C’.ABC là: S1=12.AB  .  BC=12.3  .  4=6  (cm2)

Khi đó, thể tích của hình lăng trụ đứng A’B’C’.ABC là:

V1 = S1 . h = 6 . 8 = 48 (cm3)

Diện tích mặt đáy có dạng hình chữ nhật ACEF của lăng trụ đứng A’C’E’F’.ACEF là:

S2 = AC . EC = 5 . 6 = 30 (cm2)

Thể tích của hình lăng trụ đứng A’C’E’F’.ACEF là:

V2 = S2 . h = 30 . 8 = 240 (cm3)

Thể tích của hình lăng trụ đứng ABCEF.A’B’C’E’F’ là:

V = V1 + V2 = 48 + 240 = 288 (cm3)

Vậy thể tích của hình lăng trụ đứng ABCEF.A’B’C’E’F’ là 288 cm3.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết nhất:

Bài 34: Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Ôn tập chương 9

Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương

Ôn tập chương 10

1 1,109 02/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: