Sách bài tập Toán Bài 18 (Kết nối tri thức): Biểu đồ hình quạt tròn
Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 18.
Giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn - Kết nối tri thức
Giải SBT Toán 7 trang 80, 81 Tập 1
Bài 5.9 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1: Cho biểu đồ Hình 5.1
a) Cho biết tiêu đề của biểu đồ này.
b) Hình tròn trong biểu đồ được chia thành mấy hình quạt? Mỗi hình quạt biểu diễn số liệu nào?
c) Lục địa nào có diện tích lớn nhất? Chiếm bao nhiêu phần trăm?
d) Tổng diện tích của các lục địa trên là 134 triệu km2. Tính diện tích của lục địa châu Á, châu Âu.
Lời giải:
a) Tiêu đề của biểu đồ là “Tỉ lệ diện tích các lục địa”.
b) Hình tròn trong biểu đồ được chia thành 6 hình quạt. Mỗi hình quạt biểu diễn số liệu về tỉ lệ diện tích của 6 lục địa: châu Á (33,20%), châu Phi (22,30%), Nam Mỹ (13,40%), Bắc Mỹ (17,90%), châu Âu (7,50%), Úc (5,70%).
c) Lục địa châu Á có diện tích lớn nhất, chiếm 33,20%.
d) Diện tích của lục địa châu Á là: 134 . 33,20% = 134 . 33,20 : 100 = 44,488 (triệu km2).
Diện tích của lục địa châu Âu là: 134 . 7,5% = 134 . 7,5 : 100 = 10,05 (triệu km2).
a) Lập bảng thống kê biểu diễn tỉ lệ học sinh các cấp năm 2020.
b) Năm 2020, Việt Nam có tổng cộng 17 551 000 học sinh các cấp. Tính số lượng học sinh mỗi cấp.
Lời giải:
a) Từ biểu đồ, ta thấy tỉ lệ học sinh các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông lần lượt là 51%, 34%, 15%.
Vậy ta lập được bảng thống kê như sau:
Cấp |
Tiểu học |
Trung học cơ sở |
Trung học phổ thông |
Tỉ lệ học sinh |
51% |
34% |
15% |
Ngoài ra, ta cũng có thể lập bảng dưới dạng hàng dọc:
Cấp |
Tỉ lệ học sinh |
Tiểu học |
51% |
Trung học cơ sở |
34% |
Trung học phổ thông |
15% |
Học sinh chọn một trong hai cách trên để lập bảng thống kê.
b)
Số lượng học sinh Tiểu học là:
17 551 000 . 51% = 17 551 000 . 51 : 100 = 8 951 010 (học sinh).
Số lượng học sinh Trung học cơ sở là:
17 551 000 . 34% = 17 551 000 . 34 : 100 = 5 967 340 (học sinh).
Số lượng học sinh Trung học phổ thông là:
7 551 000 . 15% = 17 551 000 . 15 : 100 = 2 632 650 (học sinh).
Hãy hoàn thiện biểu đồ Hình 5.3 vào vở để biểu diễn bảng thống kê này.
Lời giải:
Ta thấy hình tròn trên biểu đồ Hình 5.3 được chia thành 10 hình quạt, do đó mỗi hình quạt biểu thị 10%. Từ bảng thống kê đã cho, ta thấy ô tô chiếm 10% tương ứng với 1 hình quạt, xe buýt chiếm 20% tương ứng với 2 hình quạt, xe đạp chiếm 50% tương ứng với 5 hình quạt, đi bộ chiếm 20% tương ứng với 2 hình quạt. Ta dùng màu tô hoặc dùng các kí hiệu gạch sọc khác nhau để hoàn thiện biểu đồ. Chú các hình quạt biểu thị cùng một loại phương tiện ta tô liền kề nhau.
Vậy ta hoàn thiện được biểu đồ như sau:
Giải SBT Toán 7 trang 82 Tập 1
a) Hãy hoàn thiện biểu đồ Hình 5.4 vào vở.
Lời giải:
a) Chi tiêu thiết yếu (chiếm 50%) tương ứng với biểu đồ, chi tiêu cá nhân (chiếm 30%) lớn hơn các khoản tài chính (chiếm 20%) nên ứng với hình quạt lớn hơn.
Vậy ta hoàn thiện được biểu đồ như sau:
b) Tổng thu nhập của gia đình là 30 triệu đồng trong tháng. Khi đó:
Số tiền cho chi tiêu thiết yếu là: 30 . 50% = 30 . 50 : 100 = 15 (triệu đồng).
Số tiền cho chi tiêu các khoản chính là: 30 . 20% = 30 . 20 : 100 = 6 (triệu đồng).
Số tiền cho chi tiêu cá nhân là: 30 . 30% = 30 . 30 : 100 = 9 (triệu đồng).
a) Lập bảng thống kê biểu diễn tỉ lệ học sinh cấp THCS theo mục đích vào mạng Internet.
Lời giải:
a) Từ biểu đồ ta thấy, có 30% học sinh vào mạng Internet để phục vụ học tập, 25% để kết nối bạn bè và 45% để giải trí. Vậy ta lập được bảng thống kê biểu diễn tỉ lệ học sinh cấp THCS theo mục đích vào mạng Internet như sau:
Mục đích |
Phục vụ học tập |
Kết nối bạn bè |
Giải trí |
Tỉ lệ |
30% |
25% |
45% |
Ta cũng có thể lập bảng thống kê dưới dạng hàng dọc.
Mục đích |
Tỉ lệ |
Phục vụ học tập |
30% |
Kết nối bạn bè |
25% |
Giải trí |
45% |
Học sinh chọn một trong hai cách trên để thực hiện.
b) Kết quả của cuộc khảo sát cũng đúng với các học sinh trường A.
Trong số 500 học sinh trường A vào mạng Internet, số học sinh vào với mục đích phục vụ học tập chiếm 30%, do đó có khoảng: 500 . 30% = 500 . 30 : 100 = 150 học sinh vào Internet với mục đích phục vụ học tập.
Giải SBT Toán 7 trang 83 Tập 1
a) Cho biết biểu đồ gồm những thành phần nào?
b) Lập bảng thống kê cho biết tỉ lệ phần trăm đồng ý, không đồng ý và không có ý kiến.
Lời giải:
a) Từ Hình 5.6, ta thấy các thành phần của biểu đồ gồm:
- Tiêu đề “Không cho học sinh dùng điện thoại di động?”;
- Phần hình tròn được chia thành 3 hình quạt biểu diễn các tỉ lệ 40%, 45%, 15%;
- Phần chú giải cho biết các ý kiến Đồng ý, Không đồng ý, Không có ý kiến tương ứng với các hình quạt biểu diễn các tỉ lệ 40%, 45%, 15%.
b) Từ biểu đồ trên, ta lập được bảng thống kê như sau:
Ý kiến |
Đồng ý |
Không đồng ý |
Không có ý kiến |
Tỉ lệ |
40% |
45% |
15% |
Ta cũng có thể lập bảng thống kê dưới dạng hàng dọc.
Ý kiến |
Tỉ lệ |
Đồng ý |
40% |
Không đồng ý |
45% |
Không có ý kiến |
15% |
Học sinh chọn một trong hai cách trên để thực hiện.
a) Một người BMI ≥ 23 thì được coi là thừa cân. Tính tỉ lệ người Việt Nam trưởng thành bị thừa cân.
b) Tìm giá trị điền vào dấu “?” trong biểu đồ.
Lời giải:
a) Từ biểu đồ ta thấy:
Tỉ lệ người Việt Nam trưởng thành có BMI ở mức từ 23 đến đến dưới 25 là 9,70%.
Tỉ lệ người Việt Nam trưởng thành có BMI ở mức từ 25 đến đến dưới 30 là 6,20%.
Tỉ lệ người Việt Nam trưởng thành có BMI ở mức từ 30 đến đến dưới 35 là 0,40%.
Tỉ lệ số người Việt Nam trưởng thành có BMI ≥ 23 là: 9,70% + 6,20% + 0,40% = 16,30%.
Vậy tỉ lệ người Việt Nam trưởng thành bị thừa cân chiếm 16,30%.
b) Giá trị điền vào dấu “?” trong biểu đồ biểu diễn tỉ lệ người Việt Nam trưởng thành có BMI ở mức từ 18,5 đến dưới 23.
Hình tròn biểu diễn 100%, vậy tỉ lệ người Việt Nam trưởng thành có BMI ở mức từ 18,5 đến dưới 23 là:
100% – 20,90% – 9,70% – 6,20% – 0,40% = 62,80%.
Vậy giá trị điền vào dấu “?” trong biểu đồ là 62,80%.
Giải SBT Toán 7 trang 84 Tập 1
Bài 5.16 trang 84 SBT Toán 7 Tập 1: Cho biểu đồ Hình 5.8.
b) Lập bảng thống kê biểu diễn số liệu trong biểu đồ này.
Lời giải:
a) Từ biểu đồ ta thấy, glucid chiếm 63%, lipid chiếm 20%, protein chiếm 17%.
Do vậy, glucid là thành phần sinh năng lượng nhiều nhất trong khẩu phần ăn của hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu Long.
b) Ta lập bảng thống kê như sau:
Thành phần |
Glucid |
Lipid |
Protein |
Tỉ lệ |
63% |
20% |
17% |
Ta cũng có thể lập bảng thống kê dưới dạng hàng dọc.
Thành phần |
Tỉ lệ |
Glucid |
63% |
Lipid |
20% |
Protein |
17% |
Học sinh chọn một trong hai cách trên để thực hiện.
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức