Sách bài tập Toán 7 Bài 23 (Kết nối tri thức): Đại lượng tỉ lệ nghịch

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 23: Đại lượng tỉ lệ nghịch sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 23.

1 1,747 30/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài 23: Đại lượng tỉ lệ nghịch - Kết nối tri thức

Giải SBT Toán 7 trang 14 Tập 2

Bài 6.25 trang 14 SBT Toán 7 Tập 2: Biết rằng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và x = 4 khi y = 15.

a. Viết công thức tính y theo x.

b. Tìm giá trị của y khi x = 6.

c. Tìm giá trị của x khi y = 0,5

Lời giải:

a) Ta có xy = 4.15 = 60. Do đó y=60x .

Vậy công thức tính y theo x là y=60x .

b) Khi x = 6 thì y=606=10 .

c) Từ y=60x  suy ra x=60y . Do đó, khi y=0,5  thì x=600,5=60:12=60.2=120 .

Bài 6.26 trang 14 SBT Toán 7 Tập 2: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Thay dấu “?” trong bảng sau bằng số thích hợp.

x

1

2,5

?

?

8

?

y

?

4

2,5

2

?

10

 Viết công thức mô tả mối quan hệ phụ thuộc giữa hai đại lượng x và y.

Lời giải:

Từ bảng trên ta thấy x = 2,5 thì y = 4 nên ta có xy = 2,5.4 = 10 nên y=10x .

Hoặc x=10y .

Từ bảng trên ta thay các dấu “?” thành các số phù hợp :

Khi x = 1 thì y=10x=101=10 .

Khi y = 2,5 thì x=10y=102,5=4 .

Khi y = 2 thì x=10y=102=5 .

Khi x = 8 thì y=10x=108=1,25 .

Khi y = 10 thì x=10y=1010=1 .

Thay các số trên vào bảng ta được:

x

1

2,5

4

5

8

1

y

10

4

2,5

2

1,25

10

 Công thức mô tả mối quan hệ phụ thuộc giữa hai đại lượng x và y là: xy = 10.

Bài 6.27 trang 14 SBT Toán 7 Tập 2: Theo bảng giá trị dưới đây, hai đại lượng x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không?

a.

x

6

3

−4

5

y

10

20

−15

12

 b.

x

−2

−1

2

5

y

−15

−30

16

6

 Lời giải:

a. Từ bảng trên ta thấy x = 6 thì y = 10 nên ta có xy = 6.10 = 60. Suy ra y=60x .

Thay x = 3 vào y=60x ta được y=603=20  (đúng).

Thay x = −4 vào y=60x ta được y=604=15  (đúng).

Thay x = 5 vào y=60x ta được y=605=12  (đúng).

Vậy hai đại lượng x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

a. Từ bảng trên ta thấy x = −2 thì y = −15 nên ta có xy = (−2).(−15) = 30. Suy ra y=30x .

Thay x = −1 vào y=30x ta được y=301=30  (đúng).

Thay x = 2 vào y=30x ta được y=302=1516  (sai).

Thay x = 5 vào y=30x ta được y=305=6  (đúng).

Vậy hai đại lượng x và y không phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Bài 6.28 trang 14 SBT Toán 7 Tập 2: Đức cùng mẹ và chị Linh đi siêu thị và dự định mua 5 vỉ gồm 20 hộp sữa chua. Siêu thị đang trong đợt khuyến mại, sữa chua được giảm giá 20% mỗi hộp. Chị Linh nói rằng với số tiền ban đầu dự định mua sữa chua thì bây giờ có thể mua được 6 vỉ gồm 24 hộp (tăng thêm 20% số hộp so với ban đầu). Đức thì cho rằng với số tiền đó bây giờ sẽ mua được 25 hộp sữa chua (tăng thêm 25% số hộp so với ban đầu). Hỏi ai đúng, ai sai?

Lời giải:

Gọi x (đồng) là số tiền mua một hộp sữa chua trước khi giảm giá (x > 0). Khi đó số tiền mua một hộp sữa chua sau khi giảm giá là 80%x = 0,8x.

Gọi y (hộp) là số hộp sữa chua mua được sau khi giảm giá (y ℕ*).
Do số tiền dự định để mua sữa chua không thay đổi nên giá tiền mỗi hộp và số hộp sữa chua mua được là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Ta có: x.20 = 0,8x.y.

Do đó: y=x.200,8x=25 .

Vậy với số tiền dự định ban đầu, số hộp sữa chua mua được sau khi giảm giá là 25 hộp.

Vậy Đức đúng, chị Linh sai.

Giải SBT Toán 7 trang 15 Tập 2

Bài 6.29 trang 15 SBT Toán 7 Tập 2: Một ô tô và một xe máy cùng đi từ A đến B. Biết rằng vận tốc của ô tô gấp rưỡi vận tốc của xe máy và xe máy đi hết 6 giờ. Hỏi ô tô đi hết bao nhiêu giờ?

Lời giải:

Gọi v1, v2 (km/h) lần lượt là vận tốc của ô tô và xe máy (v1, v2 > 0);

t1, t2 (giờ) là thời gian tương ứng để đi từ A đến B của ô tô và xe máy(t1, t2 > 0);.

Ta có: v1 = 1,5v2 và t2 = 6 (giờ)

Vì vận tốc và thời gian chuyển động trên cùng một quãng đường là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên: v1v2=t2t1 .

Thay v1 = 1,5v2 và t2 = 6 vào ta có:

1,5v2v2=6t1hay1,5=6t1

Suy ra t1=61,5=4 .

Vậy thời gian để ô tô đi từ A đến B là 4 giờ.

Bài 6.30 trang 15 SBT Toán 7 Tập 2: Ba máy cày cùng loại, mỗi máy làm việc 8 giờ một ngày thì trong 7 ngày cày xong một cánh đồng. Do thời tiết nắng nóng và sắp có mưa nên yêu cầu trong 4 ngày phải hoàn thành và mỗi ngày chỉ làm được trong 6 giờ. Hỏi cần bao nhiêu máy cày để có thể hoàn thành công việc đó?

Lời giải:

Gọi x là số máy cày để hoàn thành công việc đó trong 4 ngày (x ℕ*).

Số giờ ba máy cày xong cánh đồng là: 8.7 = 56 (giờ).

Số giờ x máy cày xong cánh đồng là: 6.4 = 24 (giờ).

Trên cùng một cánh đồng, số máy cày và số giờ làm việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Do đó, ta có 5624=x3 .

Suy ra  x=56.324=7(máy).

Vậy cần 7 máy cày để hoàn thành công việc đó trong 4 ngày.

Bài 6.31 trang 15 SBT Toán 7 Tập 2: Ba tổ công nhân làm đường có tổng cộng 52 công nhân. Để hoàn thành cùng một công việc, tổ I cần 2 ngày, tổ II cần 3 ngày và tổ III cần 4 ngày. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu công nhân, biết rằng năng suất làm việc của mỗi người là như nhau?

Lời giải:

Gọi x, y, z (công nhân) lần lượt là số công nhân của ba tổ (x, y, z ℕ*).

Vì ba tổ có tổng cộng 52 công nhân nên ta có : x + y + z = 52.

Do ba tổ đều hoàn thành cùng một công việc nên thời gian hoàn thành và số công nhân là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Do đó 2x = 3y = 4z.

Suy ra x6=y4=z3 .

Từ tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x6=y4=z3=x+y+z6+4+3=5213=4.

Suy ra x = 4.6 = 24; y = 4.4 = 16; z = 4.3 = 12.

Vậy ba tổ lần lượt có 24 công nhân, 16 công nhân và 12 công nhân.

Bài 6.32 trang 15 SBT Toán 7 Tập 2: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, x1, x2 là hai giá trị khác nhau của x và y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y.

a) Tính giá trị của y1 và y2, biết x1 = 3, x2 = 2 và 2y1 + 3y2 = −26.

b) Tính x1 và y2, biết 3x1 − 2y2 = 32; x2 = −4; y1 = −10.

Lời giải:

Vì x, y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, nên theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

a) y1y2=x2x1 , suy ra y1x2=y2x1  nên 2y12x2=3y23x1 .

Từ tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

2y12x2=3y23x1=2y1+3y22x2+3x1=2613=2.

Suy ra: y1 = −2 . x2 = −2.2 = −4; y2 = −2 . x1 = −2 . 3 =−6.

b) x1x2=y2y1 , suy ra 3x13x2=2y22y1

Từ tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

3x13x2=2y22y1=3x12y23x22y1=328=4.

Vậy x1 = 4.x2 = 4 . (−4) = −16; y2 = 4 . y1 = 4 . (−10) = −40.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Ôn tập chương 6

Bài 24: Biểu thức đại số

Bài 25: Đa thức một biến

Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

Bài 27: Phép nhân đa thức một biến

1 1,747 30/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: