Sách bài tập Toán 7 Bài 29 (Kết nối tri thức): Làm quen với biến cố

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 29.

1 1,094 30/12/2022


Giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài 29: Làm quen với biến cố - Kết nối tri thức

Giải SBT Toán 7 trang 38 Tập 2

Bài 8.1 trang 38 SBT Toán 7 Tập 2: Một túi đựng các quả cầu được đánh số 5; 10; 15; 20; 30; 35; 40. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

a) Biến cố A: “Quả cầu được lấy có ghi số chính phương”.

b) Biến cố B: “Quả cầu được lấy có ghi số chia hết cho 3”.

c) Biến cố C: “Quả cầu được lấy có ghi số chia hết cho 5”.

Lời giải:

a) Biến cố A là biến cố không thể vì trong các quả cầu trên không có số chính phương.

b) Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước nó có xảy ra hay không.

c) Biến cố C là biến cố chắc chắn vì trên quả cầu trên đều được đánh các số chia hết cho 5.

Bài 8.2 trang 38 SBT Toán 7 Tập 2: Điền cụm từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào chỗ chấm trong các câu sau:

a) Biến cố A: “An là một vận động viên điền kinh. Trong giải chạy sắp tới, An sẽ chạy 100 m không quá 30 giây” là biến cố …

b) Biến cố B: “Ngày mai, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức tốt” là biến cố …

c) Biến cố C: “Ông An năm nay 80 tuổi. Ông sẽ sống thọ đến 300 tuổi” là biến cố …

Lời giải:

a) Biến cố A: “An là một vận động viên điền kinh. Trong giải chạy sắp tới, An sẽ chạy 100 m không quá 30 giây” là biến cố chắc chắn vì chắc chắn An chạy 100 m không quá 30 giây.

b) Biến cố B: “Ngày mai chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức tốt” là biến cố ngẫu nhiên vì chất lượng không khí có thể ở mức tốt, xấu, rất xấu,...

c) Biến cố C: “Ông An năm nay 80 tuổi. Ông sẽ sống thọ đến 300 tuổi” là biến cố không thể vì chưa có ai thọ đến 300 tuổi.

Giải SBT Toán 7 trang 39 Tập 2

Bài 8.3 trang 39 SBT Toán 7 Tập 2: An, Bình và Cường mỗi người gieo một con xúc xắc. Điền cụm từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào ô trống.

Biến cố

Loại biến cố

Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều là 6.

 

Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều nhỏ hơn 7.

 

Tích các số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216.

 

Lời giải:

Biến cố thứ nhất: “Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều là 6.” là biến cố ngẫu nhiên vì điều này không chắc có thể xảy ra.

Biến cố thứ hai: “Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều nhỏ hơn 7.” là biến cố ngẫu nhiên vì điều này không chắc có thể xảy ra.

Biến cố thứ ba: “Tích các số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216.” là biến cố không thể vì tích các số chấm cao nhất khi gieo xúc xắc đều ra 6 chấm, khi đó tích bằng 6.6.6 = 216 (chấm) . Vì thế tích các số chấm không thể lớn hơn 216.

Ta hoàn thành bảng như sau:

Biến cố

Loại biến cố

Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều là 6.

Ngẫu nhiên

Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều nhỏ hơn 7.

Chắc chắn

Tích các số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216.

Không thể

Bài 8.4 trang 39 SBT Toán 7 Tập 2: Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm sáu phần có diện tích bằng nhau và ghi các số La Mã I, II, III, IV, V, VI, được gắn vào trục quay có mũi tên ở tâm như Hình 8.1. Bạn Hiền quay tấm bìa.

Sách bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

a) Biến cố A: “Mũi tên dừng ở hình quạt có ghi số VII”.

b) Biến cố B: “Mũi tên dừng ở hình quạt có ghi một trong các số I, II, III, IV, V, VI”.

c) Biến cố C: “Mũi tên dừng ở hình quạt có ghi số I”.

Lời giải:

a) Biến cố A là biến cố không thể vì không có hình quạt nào ghi số VII.

b) Biến cố B là biến cố chắc chắn vì các hình quạt đều có các số La Mã số I, II, III, IV, V, VI .

c) Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết mũi tên sẽ dừng ở hình quạt có số mấy.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 27: Phép nhân đa thức một biến

Bài 28: Phép chia đa thức một biến

Ôn tập chương 7

Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố

Ôn tập chương 8

1 1,094 30/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: