Giải Toán 10 Bài 2 (Cánh diều): Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ

Với giải bài tập Toán lớp 10 Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 Bài 2.

1 4,645 26/09/2024


Giải bài tập Toán 10 Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ

A. Các câu hỏi trong bài

Giải Toán 10 trang 67 Tập 2

Câu hỏi khởi động trang 67 Toán 10 Tập 2: Trên màn hình ra đa của đài kiểm soát không lưu (được coi như mặt phẳng tọa độ Oxy với đơn vị trên các trục tính theo ki-lô-mét), một máy bay trực thăng chuyển động thẳng đều từ thành phố A có tọa độ (400; 50) đến thành phố B có tọa độ (100; 450) (Hình 17) và thời gian bay quãng đường AB là 3 giờ. Người ta muốn biết vị trí (tọa độ) của máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát t giờ (0 ≤ t ≤ 3).

Giải Toán 10 Bài 2 (Cánh diều): Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ (ảnh 1)

Làm thế nào để xác định được tọa độ của máy bay trực thăng tại thời điểm trên?

Lời giải

Sau khi học bài này, ta giải bài toán trên như sau:

Gọi M(xM; yM) là vị trí máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát t giờ (điều kiện 0 ≤ t ≤ 3).

Ta có: AM=xM400;yM50;

AB=100400;45050, do đó AB=300;400.

Thời gian bay quãng đường AB là 3 giờ nên tọa độ máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát t giờ chính là tại vị trí M thỏa mãn AM=t3AB.

Ta có: t3AB=t3300;  400=t3.300;t3.400=100t;400t3.

Khi đó: AM=t3ABxM400;  yM50=100t;  400t3

xM400=100tyM50=400t3xM=400100tyM=50+400t3.

Vậy tọa độ của máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát t giờ làM400100t;  50+400t3 với 0 ≤ t ≤ 3.

Hoạt động 1 trang 67 Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy (Hình 18), cho hai vectơ u=x1;y1v=x2;  y2.

Giải Toán 10 Bài 2 (Cánh diều): Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ (ảnh 1)

a) Biểu diễn các vectơ u,  v theo hai vectơ ij.

b) Biểu diễn các vectơ u+v,  uv, ku (k ℝ) theo hai vectơ ij.

c) Tìm tọa độ các vectơ u+v,  uv, ku (k ℝ).

Lời giải

a) Vì u=x1;y1 nên u=x1i+y1j.

v=x2;  y2 nênv=x2i+y2j.

b) Để biểu diễn vectơ u+v theo hai vectơ ij, ta làm như sau:

Do u=x1i+y1j  ,  v=x2i+y2j, vì vậy

u+v=x1i+y1j  +x2i+y2j

=x1i+x2i+y1j+y2j

=x1+x2i+y1+y2j.

Tương tự, ta có các biểu diễn sau:

uv=x1i+y1j  x2i+y2j

=x1ix2i+y1jy2j

=x1x2i+y1y2j.

ku=kx1i+y1j=kx1i+ky1j=kx1i+ky1j (k ℝ).

c) Vì u+v=x1+x2i+y1+y2j nên tọa độ vectơ u+v là (x1 + x2; y1 + y2).

uv=x1x2i+y1y2j nên tọa độ vectơ uv là (x1 – x2; y1 – y2).

ku=kx1i+ky1j nên tọa độ vectơ ku là (kx1; ky1) với (k ℝ).

Giải Toán 10 trang 68 Tập 2

Luyện tập 1 trang 68 Toán 10 Tập 2: a) Cho u=2;  0,  v=0;  6,  w=2;  3. Tìm tọa độ của vectơ u+v+w.

b) Cho u=3;  0,  v=0;  7. Tìm tọa độ của vectơ w sao cho w+u=v.

Lời giải

a) Do u=2;  0,  v=0;  6,  w=2;  3 nên ta có:

u+v+w = ((– 2) + 0 + (– 2); 0 + 6 + 3).

Vậy u+v+w = (– 4; 9).

b) Ta có: w+u=v w=vu (1).

Do u=3;  0,  v=0;  7 nên ta có:

vu=03;70 (2).

Từ (1) và (2), vậy w=3;  7.

Luyện tập 2 trang 68 Toán 10 Tập 2: Trong bài toán mở đầu, hãy tìm tọa độ của máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát 2 giờ.

Lời giải

Gọi C(xC; yC) là vị trí máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát 2 giờ.

Ta có: AC=xC400;yC50;

AB=100400;45050, do đó AB=300;400.

Thời gian bay quãng đường AB là 3 giờ nên tọa độ máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát 2 giờ chính là tại vị trí C thỏa mãn AC=23AB.

Ta có: 23AB=23300;  400=23.300;23.400=200;8003

Khi đó: AC=23ABxC400;  yC50=200;  8003

xC400=200yC50=8003xC=200yC=9503.

Vậy tọa độ của máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát 2 giờ làC200;  9503.

Giải Toán 10 trang 69 Tập 2

Hoạt động 2 trang 69 Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(xA; yA) và B(xB; yB). Gọi M(xM; yM) là trung điểm của đoạn thẳng AB (minh họa ở Hình 19).

Giải Toán 10 Bài 2 (Cánh diều): Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ (ảnh 1)

a) Biểu diễn vectơ OM theo hai vectơ OAOB.

b) Tìm tọa độ của M theo tọa độ của A và B.

Lời giải

a) Do M là trung điểm của AB nên ta có OA+OB=2OM.

Suy ra OM=12OA+OB=12OA+12OB.

b) Tọa độ của vectơ OA chính là tọa độ của điểm A(xA; yA) nên OA=xA;yA.

Tọa độ của vectơ OB chính là tọa độ của điểm B(xB; yB) nên OB=xB;yB.

Ta có: 12OA=12xA;12yA; 12OB=12xB;12yB.

Do đó: OM=12OA+12OB=12xA+12xB;12yA+12yB=xA+xB2;  yA+yB2.

Tọa độ của vectơ OM chính là tọa độ của điểm M.

Vậy tọa độ của điểm M là xA+xB2;  yA+yB2.

Luyện tập 3 trang 69 Toán 10 Tập 2: Cho hai điểm A(2; 4) và M(5; 7).Tìm tọa độ điểm B sao cho M là trung điểm đoạn thẳng AB.

Lời giải

Gọi tọa độ điểm B là (xB; yB).

M là trung điểm của AB nên xM=xA+xB2;  yM=yA+yB2.

Suy ra xB=2xMxA=2.52=8yB=2yMyA=2.74=10.

Vậy tọa độ điểm B là (8; 10).

Hoạt động 3 trang 69 Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có trọng tâm G (minh họa ở Hình 20).

Giải Toán 10 Bài 2 (Cánh diều): Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ (ảnh 1)

a) Biểu diễn vectơ OG theo ba vectơ OA,OBOC.

b) Tìm tọa độ của G theo tọa độ của A, B, C.

Lời giải

a) Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên ta có OA+OB+OC=3OG.

Suy ra OG=13OA+OB+OC=13OA+13OB+13OC.

b) Tọa độ của vectơ OA chính là tọa độ của điểm A(xA; yA) nên OA=xA;yA.

Tọa độ của vectơ OB chính là tọa độ của điểm B(xB; yB) nên OB=xB;yB.

Tọa độ của vectơ OC chính là tọa độ của điểm C(xC; yC) nên OC=xC;yC.

Ta có: 13OA=13xA;13yA; 13OB=13xB;13yB; 13OC=13xC;13yC.

Do đó:

OG=13OA+13OB+13OC=13xA+13xB+13xC;13yA+13yB+13yC=xA+xB+xC3;  yA+yB+yC3.

Tọa độ của vectơ OG chính là tọa độ của điểm G.

Vậy tọa độ của điểm G là xA+xB+xC3;  yA+yB+yC3.

Luyện tập 4 trang 69 Toán 10 Tập 2: Cho ba điểm A(– 1; 1); B(1; 5); G(1; 2).

a) Chứng minh ba điểm A, B, G không thẳng hàng.

b) Tìm tọa độ điểm C sao cho G là trọng tâm của tam giác ABC.

Lời giải

a) Ta có: AB=11;  51, do đó AB=2;  4

AG=11;21, do đó AG=2;  1.

2241 nên ABkAG.

Vậy ba điểm A, B, G không thẳng hàng.

b) Gọi tọa độ điểm C(xC; yC).

G là trọng tâm của tam giác ABC xG=xA+xB+xC3yG=yA+yB+yC3

xC=3xGxAxB=3.111=3yC=3yGyAyB=3.215=0.

Vậy tọa độ điểm C là (3; 0).

Giải Toán 10 trang 70 Tập 2

Hoạt động 4 trang 70 Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ij là các vectơ đơn vị trên Ox và Oy.

a) Tính i2;  j2; i  .j.

b) Cho u=x1;  y1,  v=x2;  y2. Tính tích vô hướng của u  .  v.

Lời giải

a) Ta có: i2=i2=1;j2=j2=1

Vì hai trục tọa độ vuông góc với nhau nên i  j, do đó i  .  j=0.

b) Vì u=x1;  y1,  v=x2;  y2 nên u=x1i+y1j,    v=x2i+y2j.

Do đó ta có: u.v=x1i+y1j.x2i+y2j

=x1x2.i2+x1y2.i  .j+y1x2.j  .i+y1y2.j2

=x1x2+y1y2 (do i2=i2=1;  j2=j2=1; i  .  j=j  .  i=0)

Vậy u  .  v=x1x2+y1y2.

B. Bài tập

Giải Toán 10 trang 72 Tập 2

Bài 1 trang 72 Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho a=1;  2, b=3;  1, c=2;3.

a) Tìm tọa độ vectơ u=2a+b3c.

b) Tìm tọa độ của vectơ x sao cho x+2b=a+c.

Lời giải

a) Ta có: 2a=21;   2=2;   4, 3c=32;3=6;   9.

Khi đó u=2a+b3c=2a+b+3c

=2+3+6;4+1+9=5;   14.

Vậy u=5;  14.

b) Ta có: x+2b=a+cx=a+c2b

2b=23;   1=6;2.

Do đó: x=a+c2b=a+c+2b

=1+2+6;2+3+2=5;3.

Vậy x=5;3.

Bài 2 trang 72 Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho A(– 2; 3) ; B(4; 5); C(2; – 3).

a) Chứng minh ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

b) Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC.

c) Giải tam giác ABC (làm tròn các kết quả đến hàng đơn vị).

Lời giải

a) Ta có: AB=42;53, do đó AB=6;  2.

AC=22;33, do đó AC=4;  6.

6436 nên ABkAC.

Do đó, ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

b) G là trọng tâm tam giác ABC nên tọa độ điểm G là

xG=xA+xB+xC3=2+4+23=43,

yG=yA+yB+yC3=3+5+33=53.

Vậy trọng tâm G có tọa độ là 43;53.

c) Ta có: BC=24;35, do đó BC=2;8.

BC=BC=22+82=2178.

AB=AB=62+22=2106.

AC=AC=42+62=2137.

Ta có: cosBAC^=cosAB,AC=AB.ACAB.AC=6.4+2.6210.2130,26.

Suy ra BAC^=75°.

Áp dụng hệ quả của định lí côsin trong tam giác ABC, ta có:

cosB = BA2+BC2AC22BA.BC=2102+217221322.210.2170,54.

Suy ra ABC^=B^=57°.

Theo định lí tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có: BAC^+ABC^+ACB^=180°

Suy ra ACB^=180°BAC^ABC^=180°75°57°=48°.

Bài 3 trang 72 Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có trung điểm các cạnh BC, CA, AB tương ứng là M(2; 0); N(4; 2); P(1; 3).

a) Tìm tọa độ các điểm A, B, C.

b) Trọng tâm hai tam giác ABC và MNP có trùng nhau không? Vì sao?

Lời giải

a) Gọi tọa độ các điểm A(xA; yA), B(xB; yB), C(xC; yC).

M(2; 0) là trung điểm của BC nên xB+xC2=2yB+yC2=0xB=4xCyB=yC (1)

N(4; 2) là trung điểm của cạnh AC nên xA+xC2=4yA+yC2=2xA=8xCyA=4yC (2)

P(1; 3) là trung điểm của cạnh AB nên xA+xB2=1yA+yB2=3xA=2xByA=6yB (3)

Từ (2) và (3) suy ra: 8xC=2xB4yC=6yBxB=6+xCyB=2+yC (4)

Từ (1) và (4) suy ra: 6+xC=4xC2+yC=yC2xC=102yC=2xC=5yC=1.

Do đó tọa độ điểm C là (5; – 1).

Thay tọa độ điểm C vào (2) ta được: xA=85=3yA=41=5.

Do đó A(3; 5).

Thay tọa độ điểm C vào (1) ta được: xB=45=1yB=1=1.

Do đó B(– 1; 1).

Vậy tọa độ các điểm A, B, C là A(3; 5), B(– 1; 1), C(5; – 1).

b) Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC, ta có tọa độ của G là

xG=xA+xB+xC3=3+1+53=73yG=yA+yB+yC3=5+1+13=53

Do đó G73;  53 (1).

Gọi G' là trọng tâm của tam giác MNP, ta có tọa độ của G'

xG'=xM+xN+xP3=2+4+13=73yG'=yM+yN+yP3=0+2+33=53

Do đó G'73;  53 (2).

Từ (1) và (2) suy ra G ≡ G'.

Vậy trọng tâm hai tam giác ABC và MNP trùng nhau.

Bài 4 trang 72 Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; 4); B(– 1; 1); C(– 8; 2).

a) Tính số đo góc ABC (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị theo đơn vị độ).

b) Tính chu vi của tam giác ABC.

c) Tìm tọa độ điểm M trên đường thẳng BC sao cho diện tích của tam giác ABC bằng hai lần diện tích của tam giác ABM.

Lời giải

a) Ta có: BA=21;41, do đó BA=3;   3.

Suy ra BA=BA=32+32=32.

BC=81;  21, do đó BC=7;  1.

Suy ra BC=BC=72+12=52.

Ta có: cosABC^=cosBA,BC=BA.BCBA.BC=3.7+3.132.52=35.

Do đó, ABC^=127°.

b) Ta có: AC=82;24, do đó AC=10;2.

Suy ra AC=AC=102+22=226.

Chu vi của tam giác ABC là:

BA + BC + AC = 32+52+226= 82+226.

c) Theo câu a ta có ABC^=127°, do đó tam giác ABC là tam giác tù.

Giải Toán 10 Bài 2 (Cánh diều): Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ (ảnh 1)

Dựng đường cao AH của tam giác ABC.

Do đó diện tích tam giác ABC là SABC = 12AH . BC. (1)

Vì M thuộc đường thẳng BC nên AH cũng là đường cao của tam giác ABM.

Do đó diện tích tam giác ABM là SABM = 12 AH . BM. (2)

Vì diện tích của tam giác ABC bằng hai lần diện tích của tam giác ABM nên SABC = 2SABM. (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra 12AH . BC = 2 . 12AH . BM

BC = 2BM hay BM = 12BC.

Mà M thuộc đường thẳng BC.

Do đó M là trung điểm của BC hoặc M là điểm đối xứng với trung điểm của BC qua B.

Trường hợp 1: M là trung điểm của BC nên tọa độ của M là

xM=xB+xC2=1+82=92yM=yB+yC2=1+22=32

Vậy M92;  32.

Trường hợp 2: M là điểm đối xứng với trung điểm của BC qua B.

Suy ra điểm cần tìm là M', với B là trung điểm của MM' (M ở trường hợp 1).

Gọi tọa độ M'(xM'; yM').

Vì B là trung điểm của MM' nên xB=xM+xM'2yB=yM+yM'2

Suy ra xM'=2xBxM=2.192=52xM'=2xBxM=2.132=12.

Vậy M'52;  12.

Do đó có hai điểm M thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài 5 trang 72 Toán 10 Tập 2: Cho ba điểm A(1; 1) ; B(4; 3) và C(6; – 2).

a) Chứng minh ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

b) Tìm tọa độ điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình thang có AB // CD và CD = 2AB.

Lời giải

a) Ta có: AB=41;31, do đó AB=3;  2.

AC=61;21, do đó AC=5;3.

3523 nên ABkAC.

Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

b) Gọi tọa độ điểm D là (xD; yD).

Ta có: DC=6xD;2yD.

Do ABCD là hình thang có AB // CD nên hai vectơ AB,  DC cùng hướng và CD = 2AB nên suy ra DC=2AB.

2AB=23;  2=6;4.

Khi đó DC=2ABDC=6;46xD=62yD=4xD=0yD=6.

Vậy tọa độ điểm D là (0; – 6).

Bài 6 trang 72 Toán 10 Tập 2: Chứng minh khẳng định sau:

Hai vectơ u=x1;y1,  v=x2;y2  v0 cùng phương khi và chỉ khi có một số thực k sao cho x1 = kx2 và y1 = ky2.

Lời giải

Hai vectơ uv v0cùng phương khi và chỉ khi có số thực k sao cho u=kv.

u=x1;y1,  v=x2;y2, suy ra kv=kx2;y2=kx2;ky2.

Do đó u=kv x1=kx2y1=ky2.

Vậy hai vectơ u=x1;y1,  v=x2;y2  v0 cùng phương khi và chỉ khi có một số thực k sao cho x1 = kx2 và y1 = ky2.

Bài 7 trang 72 Toán 10 Tập 2: Một vật đồng thời bị ba lực tác động: lực tác động thứ nhất F1 có độ lớn là 1 500 N, lực tác động thứ hai F2 có độ lớn là 600 N, lực tác động thứ ba F3 có độ lớn là 800 N. Các lực này được biểu diễn bằng những vectơ như Hình 23, với F1,  F2=30°,F1,F3=45°F2,F3=75°. Tính độ lớn lực tổng hợp tác động lên vật (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Giải Toán 10 Bài 2 (Cánh diều): Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ (ảnh 1)

Lời giải

Dựng các hình bình hành như hình vẽ sau:

Giải Toán 10 Bài 2 (Cánh diều): Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ (ảnh 1)

Theo quy tắc hình bình hành ta có: F2+F3=F23.

Lực tổng hợp tác động lên vật là F với F=F1+F2+F3=F1+F23.

Ta có: F23=F2+F3

F232=F2+F32

F232=F22+F32+2F2.F3

F232=F22+F32+2.F2.F3.cosF2,  F3

F232=6002+8002+2.600.800.cos75°

F2321248466,28F231117,35.

Áp dụng hệ quả của định lí côsin ta có:

cosF23,F3=F232+F32F22.F23.F3=1248466,28+800260022.1117,35.8000,855

Suy ra F23,F3=31°.

Mặt khác F23,F3+F23,F1=F1,F3

Suy ra F23,F1=F1,F3F23,F3=45°31°=14°.

Ta lại có: F=F1+F23

F2=F1+F232

F2=F12+F232+2.F1.F23

F2=F12+F232+2.F1.F23.cosF1,  F23

F2=15002+1248466,28+2.1500.1117,35.cos14°

F26750946,069F2598.

Vậy lực tổng hợp tác động lên vật có độ lớn là 2 598 N.

Lý thuyết Toán 10 Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ - Cánh diều

I. Biểu thức tọa độ của phép cộng hai vectơ, phép trừ hai vectơ, phép nhân một số với một vectơ

Nếu u = (x1 ; y1) và v = (x2 ; y2) thì

u + v = ( x1 + x2 ; y1 + y2);

uv = ( x1 – x2 ; y1 – y2);

ku = (kx1; ky1) với k ℝ.

Ví dụ: Cho hai vectơ u = (– 5 ; 1) và v = (2 ; –3). Tìm tọa độ của mỗi vectơ sau:

a) u + v;

b) uv;

c) –2v.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: u + v = (–5 + 2 ; 1 + (–3)) = (–3 ; –2).

Vậy u + v = (–3 ; –2).

b) Ta có uv = (–5 – 2 ; 1 – (–3)) = (–7 ; 4).

Vậy uv = (–7 ; 4).

c) Ta có –2v= (–2.2 ; –2.(–3)) = (–4 ; 6).

Vậy –2v= (–4 ; 6).

Nhận xét: Hai vectơ u = (x1 ; y1), v = (x2 ; y2) (uv) cùng phương khi và chỉ khi có một số thực k sao cho x1 = kx2 và y1 = ky2.

Ví dụ: Hai vectơ u= (–1 ; 2) và v = (4 ; –8) có cùng phương hay không?

Hướng dẫn giải

Ta thấy 4 = –4.(–1) và –8 = –4.2

Do đó hai vectơ u = (–1 ; 2) và v = (4 ; –8) cùng phương với nhau.

Vậy hai vectơ u = (–1 ; 2) và v = (4 ; –8) cùng phương.

II. Tọa độ trung điểm đoạn thẳng và tọa độ trọng tâm tam giác

– Cho hai điểm A(xA; yA) và B(xB; yB). Nếu M(xM; yM) là trung điểm của đoạn thẳng AB thì

xM=xA+xB2 ; yM=yA+yB2.

– Cho tam giác ABC có A(xA ; yA), B(xB ; yB), C(xC ; yC). Nếu G(xG ; yG) là trọng tâm của tam giác ABC thì

xG=xA+xB+xC3; yG=yA+yB+yC3.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có A(0 ; 3), B(–1 ; –4), C(4 ; –2). Hãy tìm tọa độ trung điểm I của cạnh BC và trọng tâm G của tam giác ABC.

Hướng dẫn giải

Gọi tọa độ trung điểm I của cạnh BC và trọng tâm G của tam giác ABC lần lượt là (xI ; yI) và (xG ; yG).

Khi đó, vì I là trung điểm của BC nên ta có:

xI=xB+xC2=1+42=32; yI=yB+yC2=(4)+(2)2=3.

Suy ra I32;3.

Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên ta có:

xG=xA+xB+xC3=0+(1)+43=1; yG=yA+yB+yC3=3+(4)+(2)3=1.

Suy ra G(1 ; –1).

Vậy I32;3 và G(1 ; –1).

III. Biểu thức tọa độ của tích vô hướng

Nếu u = (x1; y1) và u = (x2; y2) thì u.v= x1x2 + y1y2.

Nhận xét:

a) Nếu a = (x; y) thì a=a.a=x2+y2.

b) Nếu A(x1; y1) và B(x2; y2) thì AB = AB = (x2x1)2+(y2y1)2.

c) Với hai vectơ u = (x1; y1) và v = (x2; y2) đều khác 0, ta có:

+ uv vuông góc với nhau khi và chỉ khi x1x2 + y1y2 = 0.

+ cos(u, v) = u.vu.v = x1.x2+y1y2x12+y12.x22+y22.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Phương trình đường thẳng

Bài 4: Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Bài 5: Phương trình đường tròn

Bài 6: Ba đường conic

Bài tập cuối chương 7

1 4,645 26/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: