Giải Toán 10 Bài 3 (Cánh diều): Tổ hợp

Với giải bài tập Toán lớp 10 Bài 3: Tổ hợp sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 Bài 3.

1 2,894 26/09/2024


Giải bài tập Toán 10 Bài 3: Tổ hợp

A. Các câu hỏi trong bài

Giải Toán 10 trang 15 Tập 2

Câu hỏi khởi động trang 15 Toán 10 Tập 2: Trong một giải bóng bàn đôi nam, mỗi đội 8 người chọn 2 vận động viên để tạo thành một cặp đấu.

Giải Toán 10 Bài 3 (Cánh diều): Tổ hợp (ảnh 1)

Trong toán học, mỗi cách chọn 2 vận động viên từ 8 vận động viên để tạo thành một cặp đấu được gọi là gì?

Lời giải

Sau bài học này, ta sẽ biết được, mỗi cách chọn 2 vận động viên từ 8 vận động viên để tạo thành một cặp đấu được gọi là một tổ hợp chập 2 của 8 phần tử.

Hoạt động 1 trang 15 Toán 10 Tập 2: Đội tuyển bóng bàn nam của trường có 4 bạn Mạnh, Phong, Cường, Tiến. Huấn luyện viên muốn chọn 2 bạn để tạo thành một cặp đấu đôi nam.

a) Nêu 3 cách chọn cặp đấu.

b) Mỗi cặp đấu là một tập con gồm bao nhiêu phần tử được lấy ra từ tập hợp gồm 4 bạn nói trên?

Lời giải

a) Ta có thể chọn cặp đấu như sau:

Cách 1: Chọn 2 bạn Mạnh, Phong.

Cách 2: Chọn 2 bạn Phong, Cường.

Cách 3: Chọn 2 bạn Cường, Tiến.

Ngoài 3 cách chọn cặp đấu như trên, ta còn nhiều cách chọn khác, miễn là chọn ra 2 bạn bất kì trong 4 bạn của đội.

b) Mỗi cặp đấu gồm 2 bạn trong 4 bạn của đội tuyển, vậy nên mỗi cặp đấu là một tập con gồm 2 phần tử được lấy ra từ tập hợp gồm 4 bạn nói trên.

Luyện tập 1 trang 15 Toán 10 Tập 2: Viết tất cả tổ hợp chập 2 của 3 phần tử a, b, c.

Lời giải

Mỗi tổ hợp chập 2 của 3 phần tử a, b, c là một tập con gồm 2 phần tử của tập A = {a; b; c}.

Vậy các tổ hợp chập 2 của 3 phần tử a, b, c là các tập: {a; b}, {a; c}, {b; c}.

Hoạt động 2 trang 15 Toán 10 Tập 2: Cho tập hợp A = {a; b; c; d; e}.

a) Nêu cách lấy ra một tổ hợp chập 3 của 5 phần tử trong A.

b) Nêu cách lấy ra một chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử trong A.

c) So sánh cách lấy ra một chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử trong A với cách lấy ra một tổ hợp chập 3 của 5 phần tử trong A.

Lời giải

a) Cách lấy ra một tổ hợp chập 3 của 5 phần tử trong A là trích ra một tập con gồm 3 phần tử lấy ra từ 5 phần tử trong A.

b) Cách lấy ra một chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử trong A là lấy ra 3 phần tử từ 5 phần tử trong A và xếp thứ tự 3 phần tử đó.

c) Việc lấy ra một chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử trong A là lấy ra 3 phần tử trong 5 phần tử và xếp thứ tự, còn cách lấy ra một tổ hợp chập 3 của 5 phần tử trong A là lấy ra 3 phần tử trong 5 phần tử và không xếp thứ tự.

Mỗi tổ hợp chập 3 của 5 phần tử sinh ra 3! chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử vì có 3! hoán vị của 3 phần tử. Vì thế, số chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử nhiều gấp 3! lần số tổ hợp chập 3 của 5 phần tử.

Giải Toán 10 trang 17 Tập 2

Luyện tập 2 trang 17 Toán 10 Tập 2: Trong một buổi tập huấn cho các bí thư chi đoàn có 10 bạn nam. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 3 bạn nam để tham gia một trò chơi?

Lời giải

Mỗi cách chọn 3 bạn nam trong 10 bạn nam để tham gia trò chơi là một tổ hợp chập 3 của 10 phần tử.

Vậy số cách chọn 3 bạn nam để tham gia một trò chơi là C310 = 120 (cách).

Hoạt động 3 trang 17 Toán 10 Tập 2: Ta có thể tính số các tổ hợp bằng máy tính cầm tay như sau: Nút tổ hợp: nCr.

Giải Toán 10 Bài 3 (Cánh diều): Tổ hợp (ảnh 1)

Lời giải

Ta bấm máy tính cầm tay theo hướng dẫn ở trên.

Luyện tập 3 trang 17 Toán 10 Tập 2: Dùng máy tính cầm tay để tính:

a) C1325;

b) C1530.

Lời giải

a) Để tính C1325, ta mở máy tính cầm tay và thực hiện ấn các phím sau:

25  SHIFT  nCr  13  =

Khi đó trên màn hình máy tính hiện kết quả: 5 200 300.

Vậy C1325=5200300.

b) Để tính C1530, ta mở máy tính cầm tay và thực hiện ấn các phím sau:

30  SHIFT  nCr  15  =

Khi đó trên màn hình máy tính hiện kết quả: 155 117 520.

Vậy C1530=155  117  520.

Hoạt động 4 trang 17 Toán 10 Tập 2: So sánh:

a) C26C46;

b) C24+C34C35.

Lời giải

a) Ta có: C26=6!2!(62)!=6!2!.4!=15;

C46=6!4!(64)!=6!4!.2!=15.

Vậy C26=C46.

b) Ta có: C24+C34=4!2!(42)!+4!3!(43)!=4!2!.2!+4!3!.1! = 6 + 4 = 10;

C35=5!3!(53)!=5!3!.2!=5.4.3.2.13.2.1.2.1=10.

Vậy C24+C34 = C35.

B. Bài tập

Bài 1 trang 17 Toán 10 Tập 2: Cho 8 điểm sao cho không có 3 điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu tam giác với 3 đỉnh là 3 điểm trong 8 điểm đã cho?

Lời giải

Vì trong 8 điểm đã cho, không có 3 điểm nào thẳng hành nên ta chọn 3 điểm trong 8 điểm đã cho ta được 3 đỉnh của 1 tam giác.

Mỗi cách chọn 3 điểm trong 8 điểm là một tổ hợp chập 3 của 8 điểm nên ta có C38=56 tam giác.

Vậy có 56 tam giác thỏa mãn.

Bài 2 trang 17 Toán 10 Tập 2: Có 10 đội tham gia một giải bóng đá. Có bao nhiêu cách xếp trận đấu vòng tính điểm sao cho hai đội chỉ gặp nhau đúng một lần?

Lời giải

Để 2 đội chỉ gặp nhau đúng một lần, ta chọn 2 đội bất kì trong 10 đội để xếp đấu với nhau.

Mỗi cách chọn 2 đội để đấu với nhau trong 10 đội tham gia giải bóng đá là một tổ hợp chập 2 của 10, vậy có C210=45 cách xếp trận đấu vòng tính điểm sao cho hai đội chỉ gặp nhau đúng một lần.

Bài 3 trang 17 Toán 10 Tập 2: Khối 10 có 16 bạn nữ và 18 bạn nam tham gia đợt tình nguyện Mùa hè xanh. Đoàn trường dự định lập một tổ trồng cây gồm 3 học sinh có cả nam và nữ. Có bao nhiêu cách lập một tổ trồng cây như vậy?

Lời giải

Lập một tổ trồng cây gồm 3 học sinh có cả nam và nữ, có 2 trường hợp xảy ra, một là 3 học sinh được chọn gồm 1 nam và 2 nữ, hai là 3 học sinh được chọn gồm 2 nam và một nữ.

- Trường hợp 1, chọn 3 học sinh gồm 1 nam và 2 nữ:

+ Chọn 1 nam trong 18 bạn nam có 18 cách chọn.

+ Chọn 2 nữ trong 16 bạn nữ, mỗi cách chọn là một tổ hợp chập 2 của 16, do đó có C216=120 cách chọn.

Theo quy tắc nhân, có 18 . 120 = 2 160 cách chọn 3 học sinh gồm 1 nam và 2 nữ.

- Trường hợp 2, chọn 3 học sinh gồm 2 nam và 1 nữ:

+ Chọn 2 nam trong 18 bạn nam, mỗi cách chọn là một tổ hợp chập 2 của 18, do đó có C218=153 cách chọn.

+ Chọn 1 nữ trong 16 bạn nữ có 16 cách chọn.

Theo quy tắc nhân, có 153 . 16 = 2 448 cách chọn 3 học sinh gồm 2 nam và 1 nữ.

Vì hai trường hợp là rời nhau, vậy theo quy tắc cộng có 2 160 + 2 448 = 4 608 cách lập một tổ trồng cây gồm 3 học sinh có cả nam và nữ.

Bài 4 trang 17 Toán 10 Tập 2: Một quán nhỏ bày bán hoa có 50 bông hồng và 60 bông cúc. Bác Ngọc muốn mua 5 bông hoa gồm cả hai loại hoa trên. Bác Ngọc có bao nhiêu cách chọn hoa?

Lời giải

Tổng số bông hoa gồm 2 loại hồng và cúc của quán là: 50 + 60 = 110 (bông).

Giả sử A là tập hợp gồm các phần tử là 5 bông hoa bất kì trong 110 bông hoa ở trên, B là tập hợp gồm các phần tử là 5 bông hoa hồng trong 50 bông hoa hồng và C là tập hợp các phần tử gồm 5 bông hoa cúc trong 60 bông hoa cúc.

Ta có, B và C là tập con của tập A. Tập B C là tập hợp tất cả các cách chọn 5 bông hoa gồm toàn hoa hồng hoặc toàn hoa cúc. Vậy số cách chọn 5 bông hoa gồm cả hai loại hoa hồng và hoa cúc chính là số phần tử của tập CA(B C) chính là phần bù của B C trong A.

Ta có: n(CA(B C)) = n(A) – n(B C) = n(A) – [n(B) + n(C) = n(A) – n(B) – n(C) (do B và C rời nhau).

Số cách chọn 5 bông hoa bất kì trong 110 bông hoa là C5110 (cách chọn) hay n(A) = C5110.

Số cách chọn 5 bông hoa hồng trong 50 bông hồng là C550 (cách chọn) hay n(B) = C550.

Số cách chọn 5 bông hoa cúc trong 60 bông cúc là C560 (cách chọn) hay n(C) = C560.

Vậy có C5110C550C560 = 114 811 250 cách chọn 5 bông hoa gồm cả hai loại hoa.

Bài 5 trang 17 Toán 10 Tập 2: Tính tổng C1215+C1315+C1416.

Lời giải

Cách 1: Ta có: C1215+C1315+C1416

=C131161+C13161+C1416 =C1316+C1416

=16!13!(1613)!+16!14!(1614)!

=16.15.143.2.1+16.152.1

=8.5.14+8.15=560+120=680.

Cách 2: Sử dụng máy tính cầm tay.

C1215+C1315+C1416 = 455 + 105 + 120 = 680.

Lý thuyết Tổ hợp

1. Định nghĩa

Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n.

Mỗi tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đó.

Ví dụ: Bạn Mai có 4 chiếc váy màu hồng, màu đỏ, màu trắng, màu tím. Mai muốn chọn 3 trong 4 chiếc váy để mang đi du lịch. Hãy viết các tổ hợp 3 của 4 chiếc áo váy đó.

Hướng dẫn giải

Các tổ hợp chập 3 của 4 chiếc váy là :

Hồng – đỏ – trắng ; Hồng – đỏ – tím ; Đỏ – trắng – tím ; Hồng – trắng – tím.

Vậy ta có 4 tổ hợp chập 3 của 4 chiếc váy là : Hồng – đỏ – trắng ; Hồng – đỏ – tím ; Đỏ – trắng – tím ; Hồng – trắng – tím.

2. Số các tổ hợp

Nhận xét : Một tổ hợp chập k của n phần tử nhiều gấp k! lần số tổ hợp chập k của n phần tử đó.

Kí hiệu là Ckn là số tổ hợp chập k của n phần tử với (1 ≤ k ≤ n). Ta có : Ckn=Aknk!

Quy ước 0! = 1 ; C0n=1.

Với những quy ước trên, ta có công thức sau: Ckn=n!(nk)!k! (với 0 ≤ k ≤ n).

Ví dụ: Một tổ có 8 người, bạn tổ trưởng muốn cử ra 4 bạn đi tập văn nghệ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ?

Hướng dẫn giải

Mỗi cách chọn 4 bạn trong 8 bạn đi trực nhật là một tổ hợp chập 4 của 8.

Ta có C48=8!(84)!4!=70.

Vậy có 70 cách chọn 4 trong 8 bạn đi tập văn nghệ.

3. Tính chất của các số Ckn

Ta có hai đẳng thức sau : Ckn=Cnkn (0 ≤ k ≤ n) và Ck1n1+Ckn1=Ckn (1 ≤ k < n).

Ví dụ: Ta có : C610=C10610=210 ; C61101+C6101=C610=210.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Nhị thức Newton

Bài tập cuối chương 5

Bài 1: Số gần đúng. Sai số

Bài 2: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm

Bài 3: Các số liệu đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm

1 2,894 26/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: