Vở bài tập KHTN 8 Bài mở đầu (Cánh diều): Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài mở đầu.

1 1,137 23/10/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8

A. Học theo sách giáo khoa

1. Một số dụng cụ thí nghiệm trang 3 Vở bài tập KHTN 8:

Dụng cụ đo thể tích: ...................................................

Dụng cụ đựng hoá chất: ...................................................

Dụng cụ dùng để đun nóng: ...................................................

Dụng cụ lấy hoá chất và trộn hoá chất: ...................................................

Dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm: ...................................................

Lời giải:

Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch…

Dụng cụ đựng hoá chất: lọ đựng hoá chất, ống nghiệm, mặt kính đồng hồ…

Dụng cụ dùng để đun nóng: đèn cồn, bát sứ, lưới thép, kiềng đun …

Dụng cụ lấy hoá chất và trộn hoá chất: thìa thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh …

Dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm: bộ giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm …

CH1 trang 4 Vở bài tập KHTN 8: Không nên kẹp ống nghiệm ở vị trí quá cao hoặc quá thấp, vì: ……………………………………………………………………….

Lời giải:

Không nên kẹp ống nghiệm ở vị trí quá cao hoặc quá thấp, vì: khó thao tác; dễ rơi, tuột ống nghiệm gây nguy hiểm.

LT1 trang 4 Vở bài tập KHTN 8: Ghép dụng cụ trong cột B với mục đích sử dụng trong cột A: ………………………………………………………………………………

Lời giải:

Ghép dụng cụ trong cột B với mục đích sử dụng trong cột A: a) ghép với 2; b) ghép với 4; c) ghép với 6; d) ghép với 1; e) ghép với 3; g) ghép với 5.

2. Một số hóa chất thí nghiệm trang 4 Vở bài tập KHTN 8:

Một số hoá chất thường dùng:

…………………………………………………………………………………………………………………

Thao tác lấy hoá chất:

……………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Một số hoá chất thường dùng:

- Hoá chất rắn: một số kim loại như kẽm (zinc – Zn), đồng (copper – Cu), sắt (iron – Fe), …; một số phi kim như lưu huỳnh (sulfur – S), carbon (C), …; một số muối như calcium carbonate (CaCO3), sodium chloride (muối ăn – NaCl), …

­­- Hoá chất lỏng: dung dịch calcium hydroxide (Ca(OH)2), dung dịch hydrogen peroxide (nước oxi già – H2O2), dung dịch barium chloride (BaCl2), dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4), …

- Hoá chất nguy hiểm: hydrochloric acid (HCl), sulfuric acid (H2SO4), …

­- Hoá chất dễ cháy nổ: cồn (C2H5OH), hydrogen (H2), …

Thao tác lấy hoá chất:

- Chất rắn dạng bột: Dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn dạng bột.

- Chất rắn dạng miếng: Dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.

- Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt.

CH2 trang 5 Vở bài tập KHTN 8: Cần hơ nóng đều ống nghiệm khi đun hoá chất, vì: …………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Cần hơ nóng đều ống nghiệm khi đun hoá chất, vì: việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.

II. Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trang 5 Vở bài tập KHTN 8:

Những việc cần làm

Những việc không được làm

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Lời giải:

Những việc cần làm

Những việc không được làm

- Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ.

- Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm.

- Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc, … và hoá chất dễ cháy như cồn, …

- Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hoá chất.

- Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, …

- Ngửi, nếm các hoá chất.

- Tự tiện sử dụng hoá chất.

- Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm nghiệm.

- Ăn uống trong phòng thực hành.

- Chạy, nhảy, làm mất trật tự.

- Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.

- Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.

- Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

1. Một số thiết bị điện cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên 8 trang 6 Vở bài tập KHTN 8:

Thiết bị điện

Công dụng

Điện trở và biến trở

…………………………………………………………..

Điôt và điôt phát quang

…………………………………………………………..

Pin

…………………………………………………………..

Oát kế

…………………………………………………………..

Công tắc

…………………………………………………………..

Cầu chì

…………………………………………………………..

Đồng hồ đo điện

…………………………………………………………..

Lời giải:

Thiết bị điện

Công dụng

Điện trở và biến trở

Điện trở và biến trở dùng trong các mạch điện để điều chỉnh dòng điện theo mục đích sử dụng. Điện trở có trị số được biểu diễn bằng các vòng màu hoặc được ghi trên thân của chúng.

Điôt và điôt phát quang

Điốt và điốt phát quang là thiết bị cho dòng điện đi qua theo một chiều.

Pin

Pin là thiết bị cũng cấp dòng điện cho thiết bị khác. Mỗi pin có một cực dương (+) và một cực âm (-).

Oát kế

Oát kế là đồng hồ đo khả năng tiêu thụ năng lượng điện ở mạch điện.

Công tắc

Công tắc dùng để đóng hay mở cho dòng điện đi qua. Công tắc thường có dạng thanh gạt hoặc nút bấm.

Cầu chì

Cầu chì là thiết bị giữ an toàn mạch điện bằng cách tự ngắt dòng điện khi dòng điện qua nó lớn tới một giá trị nhất định.

Đồng hồ đo điện

Ampe kế đo cường độ dòng điện;

Vôn kế đo hiệu điện thế.

CH3 trang 6 Vở bài tập KHTN 8: Các thiết bị điện trong gia đình em là …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Các thiết bị điện trong gia đình em là

- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, …

- Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em.

- Công tắc, cầu chì, aptômát thường mắc trong mạch điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện.

- Ổ cắm điện, dây nối là các thiết bị điện hỗ trợ khi lắp mạch điện.

CH4 trang 6 Vở bài tập KHTN 8: Các đèn LED khác mà em biết

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Các đèn LED khác mà em biết: Đèn led dây, đèn tuýp led, đèn led panel, đèn led buld, đèn led rọi ray, đèn pha led…

CH5 trang 7 Vở bài tập KHTN 8: Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết: Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A); Pin trung (pin C); Pin đại (pin D, pin LR20); Pin cúc áo (pin điện tử) …

CH6 trang 7 Vở bài tập KHTN 8: Ở nhà em, công tắc thường dùng ở những vị trí và ở các thiết bị là

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Ở nhà em, công tắc thường dùng ở những vị trí và ở các thiết bị là:

Vị trí: trên dây pha, nối tiếp với dây tải, sau cầu chì.

Thiết bị: mạch điện chiếu sáng.

CH7 trang 7 Vở bài tập KHTN 8: Các cầu chì thường đặt ở

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Các cầu chì thường đặt ở sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.

CH8 trang 7 Vở bài tập KHTN 8: Một số loại đồng hồ đo điện khác mà em biết là…………………………………………………………………………….

Những đồng hồ đó thường được dùng khi

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Một số loại đồng hồ đo điện khác mà em biết là ôm kế, oát kế …

Những đồng hồ đó thường được dùng khi đo điện trở (với ôm kế); đo công suất điện năng (với oát kế).

2. Một số lưu ý để sử dụng điện an toàn trang 7 Vở bài tập KHTN 8:

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Lời giải:

Một số lưu ý để sử dụng điện an toàn khi ở phòng thí nghiệm và trong cuộc sống như sau:

- Tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định trong nội quy, hướng dẫn an toàn điện tại phòng thí nghiệm hay tại những nơi có sử dụng điện.

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, các quy định trên mỗi linh kiện, thiết bị điện.

- Thực hiện lắp ráp các thiết bị theo hướng dẫn khi đã ngắt dòng điện trong mạch.

- Chỉ được tiến hành sau khi giáo viên hoặc người lớn đã kiểm tra và cho phép.

VD trang 7 Vở bài tập KHTN 8: Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất hay với các thiết bị điện.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất hay với các thiết bị điện.

Bỏng hoá chất; Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn…

Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.

+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.

+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.

+ Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn: ngắt ngay nguồn điện cung cấp và lắp cầu chì trong mạch tránh cho thiết bị điện thí nghiệm sau bị cháy, cần đọc kĩ thông số thiết bị điện và sử dụng nguồn điện cung cấp hợp lí.

Ghi nhớ trang 8 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Lời giải:

Ghi nhớ:

* Trong học tập môn Khoa học tự nhiên 8, nhiều dụng cụ, hoá chất và thiết bị được sử dụng như:

- Dụng cụ: dụng cụ đo thể tích, khối lượng, nhiệt độ; dụng cụ chứa hoá chất; dụng cụ để đun nóng, lấy hoá chất. khuấy chất rắn trong dung dịch; dụng cụ giữ cố định ống nghiệm và để ống nghiệm.

- Hoá chất: hoá chất dạng rắn, lỏng, khí; hoá chất gây nguy hiểm; hoá chất dễ cháy nổ.

- Thiết bị: pin, điện trở, công tắc,…

* Quy tắc sử dụng hoá chất và thiết bị an toàn:

- Đảm bảo các hoá chất phải có nhãn mác rõ ràng, đầy dủ thông tin: tên, công thức hoá học, …

- Thao tác thí nghiệm đúng và thực hiện nghiêm túc các quy định về sử dụng hoá chất.

- Thực hiện đúng các nội quy hay hướng dẫn an toàn điện.

- Đảm bảo các yêu cầu được quy định trên các thiết bị điện.

B. Câu hỏi và bài tập

Bài tập 1 trang 8 Vở bài tập KHTN 8: Những dụng cụ nào dưới đây dùng để đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm?

A. Cốc chia vạch, bát sứ, ống đong, bình tam giác.

B. Ống đong, cốc chia vạch, pipet, bình tam giác.

C. Cốc chia vạch, ống đong, thìa thuỷ tinh, bát sứ.

D. Ống đong, pipet, thìa thuỷ tinh, bình tam giác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Cốc chia vạch, ống đong, thìa thuỷ tinh, bát sứ….

Bài tập 2 trang 8 Vở bài tập KHTN 8: Bạn Nam muốn thực hiện thí nghiệm đun nóng một lượng nhỏ đường kính (được đựng trong lọ hoá chất). Em hãy giúp Nam chọn những dụng cụ thích hợp, để thực hiện thí nghiệm đó, trình bày chi tiết các bước làm và nêu những chú ý (nếu có).

Lời giải:

Dụng cụ: thìa thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, bật lửa.

Các bước:

- Dùng thìa thuỷ tinh lấy đường trong lọ và ống nghiệm.

- Kẹp ống nghiệm (kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống xuống).

- Bật đèn cồn, hơ nóng đều ống nghiệm rồi tập trung đun ở đáy ống nghiệm đến khi đường nóng chảy.

- Đậy nắp đèn cồn để tắt đèn.

Bài tập 3 trang 9 Vở bài tập KHTN 8: Hãy sáng tạo một bảng nội quy thể hiện quy tắc sử dụng hoá chất an toàn để treo trong phòng thực hành môn Khoa học tự nhiên.

Lời giải:

Học sinh tự sáng tạo. Tham khảo (nguồn internet):

Hãy sáng tạo một bảng nội quy thể hiện quy tắc sử dụng hoá chất

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí

Bài 5: Tính theo phương trình hóa học

1 1,137 23/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: