Vở bài tập KHTN 8 Bài 24 (Cánh diều): Năng lượng nhiệt

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 24: Năng lượng nhiệt sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 24.

1 1,303 06/12/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 24: Năng lượng nhiệt

CH1 trang 3 Vở bài tập KHTN 8: Năng lượng nhiệt của một vật là …….

Lời giải:

Năng lượng nhiệt là năng lượng gắn với chuyển động của các phân tử tạo nên vật.

CH2 trang 3 Vở bài tập KHTN 8: Nội năng của một vật là ……….

Lời giải:

Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.

CH3 trang 4 Vở bài tập KHTN 8: Thả một miếng sắt đã được nung nóng vào một cốc nước lạnh. Nội năng của miếng sắt và của nước thay đổi như thế nào? Giải thích.

Lời giải:

Nội năng của miếng sắt giảm đi còn nội năng của nước trong cốc tăng lên nhưng tổng nội năng của hệ vật (nước và sắt) thì không thay đổi. Vì sự truyền nhiệt xảy ra từ miếng sắt nóng sang cốc nước lạnh, làm cốc nước tăng nhiệt độ khiến các phân tử nước chuyển động nhanh lên còn miếng sắt bị giảm nhiệt độ làm các phân tử sắt chuyển động chậm lại và lượng năng lượng bị chuyển đổi này không ảnh hưởng đến tổng nội năng của hệ thống.

LT1 trang 4 Vở bài tập KHTN 8: Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật không? Vì sao?

Lời giải:

Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật vì nội năng bẳng tổng động năng và thế năng, mà động năng lại chính là năng lượng nhiệt của vật.

LT2 trang 4 Vở bài tập KHTN 8: Khi vật nguội đi, nội năng của vật thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Khi vật nguội đi, nội năng của vật giảm vì khi đó các phân tử tạo nên vật chuyển động chậm hơn, động năng của vật giảm đi.

TN trang 4 Vở bài tập KHTN 8:

- Khi nhiệt độ tăng khoảng 100C so với nhiệt độ ban đầu, số chỉ của oát kế là ……..

- Xác định nhiệt lượng mà nước nhận được để tăng 100C so với nhiệt độ ban đầu (coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường là không đáng kể)………….

Lời giải:

Nhiệt lượng mà nước nhận được để tăng 100C so với ban đầu chính là số chỉ trên oát kế đọc được, cũng chính là phần năng lượng nhiệt nhận thêm trong quá trình truyền năng lượng nhiệt.

CH4 trang 4 Vở bài tập KHTN 8: Ở thí nghiệm nhóm em tiến hành, khi nhiệt độ nước tăng thêm 200C so với nhiệt độ ban đầu thì nhiệt lượng mà nước trong bình nhận được là ………..

Lời giải:

Kết quả tham khảo:

Để tính nhiệt lượng này, ta sử dụng công thức: Q = mcΔt

Sau đó, ta sử dụng mật độ của nước (1 g/cm³) để tính khối lượng của nước: m = pV

Sau khi tính được m, ta có thể tính Q bằng cách sử dụng giá trị năng lượng riêng của nước (4200 J/kg.K):

Q = mcΔt = m . 4200 . 20 = 8400m (J)

VD trang 4 Vở bài tập KHTN 8: Giả sử có hai cốc giống nhau, chứa cùng một lượng nước như nhau. Đặt một lượng thuốc tím bằng nhau vào một vị trí ở đáy mỗi cốc nước. Nếu nhiệt độ hai cốc nước khác nhau thì thuốc tím ở cốc ……sẽ lan ra nhanh hơn. Vì……..

Lời giải:

Giả sử có hai cốc giống nhau, chứa cùng một lượng nước như nhau. Đặt một lượng thuốc tím bằng nhau vào một vị trí ở đáy mỗi cốc nước. Nếu nhiệt độ hai cốc nước khác nhau thì thuốc tím ở cốc có nhiệt độ cao hơn sẽ lan ra nhanh hơn. Vì năng lượng nhiệt ở cốc đó lớn hơn, phân tử nước chuyển động nhanh hơn.

Ghi nhớ trang 4 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

.................................................................................

.................................................................................

.................................................................................

..................................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

- Tổng động năng của các phân tử tạo nên vật được gọi là năng lượng nhiệt của vật.

- Nhiệt lượng là phần năng lượng nhiệt mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền năng lượng nhiệt.

- Tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật được gọi là nội năng của vật.

- Khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển đọng nhanh hơn và nội năng của vật tăng.

Câu hỏi 1 trang 5 Vở bài tập KHTN 8: Có hai cốc nước, một cốc đựng nước đá, một cốc đựng nước ở nhiệt độ phòng.

a. Nước ở cốc nào có năng lượng nhiệt lớn hơn? Vì sao?

b. Nước ở cốc nào có nội năng lớn hơn? Vì sao?

Lời giải:

a. Nước ở cốc nước ở nhiệt độ phòng có năng lượng nhiệt lớn hơn vì nước ở nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ nước đá nên các phân tử nước ở cốc nhiệt độ phòng chuyển động nhanh hơn.

b. Nước ở cốc nước ở nhiệt độ phòng có nội năng lớn hơn vì năng lượng nhiệt lớn hơn nên động năng của nước ở nhiệt độ phòng lớn hơn.

Câu hỏi 2 trang 5 Vở bài tập KHTN 8: Khi nhiệt độ của một vật tăng lên, thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

A. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. Năng lượng nhiệt của vật.

C. Khối lượng của vật.

D. Nội năng của vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Khối lượng của vật luôn không đổi.

Câu hỏi 3 trang 5 Vở bài tập KHTN 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Năng lượng nhiệt là năng lượng gắn liền với chuyển động của các phân tử.

B. Năng lượng nhiệt là tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.

C. Nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.

D. Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì năng lượng nhiệt của vật cũng tăng lên.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

A, C, D đúng.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Bài 26: Sự nở vì nhiệt

Bài tập Chủ đề 6

Bài 27: Khái quát về cơ thể người

Bài 28: Hệ vận động ở người

1 1,303 06/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: