Vở bài tập KHTN 8 Bài 33 (Cánh diều): Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 33.

1 529 lượt xem


Giải VBT KHTN 8 Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

CH1 trang 43 Vở bài tập KHTN 8: Từ hình 33.1, các thành phần của môi trường trong cơ thể là:…………………

Lời giải:

Từ hình 33.1, các thành phần của môi trường trong cơ thể là: máu, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết.

LT1 trang 43 Vở bài tập KHTN 8: Trường hợp có chỉ số môi trường trong cơ thể mất cân bằng là:……………

Lời giải:

Trường hợp có chỉ số môi trường trong cơ thể mất cân bằng là: Trường hợp 1. Thân nhiệt có ngưỡng giá trị ở người trưởng thành bình thường là 36 – 37,5 oC. Trong khi, người ở trường hợp 1 có giá trị đo được là 39,5oC, cao hơn nhiều so với ngưỡng bình thường. Điều này báo hiệu sự mất cân bằng môi trường trong cơ thể về điều kiện nhiệt độ.

CH2 trang 43 Vở bài tập KHTN 8: Từ kết quả thí nghiệm thể hiện ở hình 33.2 SGK cho thấy:

- Ảnh hưởng của thành phần môi trường trong cơ thể đến hoạt động của tế bào là:…………….

- Vai trò của môi trường trong cơ thể:……………..

Lời giải:

Từ kết quả thí nghiệm thể hiện ở hình 33.2 SGK cho thấy:

- Ảnh hưởng của thành phần môi trường trong cơ thể đến hoạt động của tế bào là: Nếu thành phần của môi trường trong được duy trì ổn định sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường. Ngược lại, khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào, thậm chí gây chết tế bào.

- Vai trò của môi trường trong cơ thể: Môi trường trong có vai trò giúp cho tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất, qua đó, giúp tế bào và cơ thể hoạt động bình thường.

LT2 trang 44 Vở bài tập KHTN 8: Nhận xét kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu trong bảng 33.2 SGK:…………………

Theo em, trong khẩu phần ăn của người này cần chú ý:…………………………….

Lời giải:

- Nhận xét kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu trong bảng 33.2 SGK: Chỉ số glucose trong máu của người này là 7,4 mmol/L, cao hơn nhiều so với mức bình thường → Người này có nguy cơ cao là đã mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số uric acid trong máu của người này là 5,6 mg/dl, vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.

- Theo em, trong khẩu phần ăn của người này cần chú ý: cung cấp cho cơ thể một lượng đường ổn định và hài hòa. Cụ thể: điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế các loại thực phẩm có lượng đường cao như hoa quả sấy, kem tươi, sirô, các loại nước uống có gas,…; hạn chế dầu mỡ; bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ;… đồng thời, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

CH3 trang 44 Vở bài tập KHTN 8: Dựa vào bảng 33.3 SGK cho thấy:

- Vai trò của da:…………………….

- Vai trò của gan:…………………..

- Vai trò của phổi:…………………

- Vai trò của thận:…………………

Lời giải:

Dựa vào bảng 33.3 SGK cho thấy:

- Vai trò của da: Đào thải các chất dư thừa, chất thải thông qua việc tiết mồ hôi.

- Vai trò của gan: Chuyển hóa các chất dư thừa và độc hại trong cơ thể.

- Vai trò của phổi: Đào thải khí carbon dioxide, hơi nước.

- Vai trò của thận: Lọc máu để đào thải các chất dư thừa, chất thải thông qua nước tiểu.

CH4 trang 45 Vở bài tập KHTN 8: Từ hình 33.3 SGK cho thấy:

- Tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu là:………………….

- Tên các bộ phận cấu tạo của thận:…………………………….

Lời giải:

Từ hình 33.3 SGK cho thấy:

- Tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu là: 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

- Tên các bộ phận cấu tạo của thận: miền vỏ, miền tủy và bể thận. Trong đó, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng (nephron), mỗi nephron lại được cấu tạo từ cầu thận, ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp.

CH5 trang 45 Vở bài tập KHTN 8: Tên và nguyên nhân của một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu.

Lời giải:

Tên và nguyên nhân của một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu:

- Viêm thận: Do vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, chủ yếu là các vi khuẩn gram âm.

- Viêm đường tiết niệu: Do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và phát triển lan tới bàng quang.

- Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: Do lượng nước tiểu quá ít; do nông độ các chất khoáng bên trong nước tiểu tăng cao hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây lắng đọng, kết tủa muối calcium trong thận.

- Suy thận: Do giảm lượng máu đến thận; do bất thường trong vấn đề đào thải nước tiểu như không đào thải được nước tiểu do bệnh ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt,…; hoặc do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, nhiễm độc kim loại nặng,…

LT3 trang 46 Vở bài tập KHTN 8: Nhịn tiểu là thói quen gây hại cho hệ bài tiết vì:…………………

Lời giải:

Nhịn tiểu là thói quen gây hại cho hệ bài tiết vì: Nhịn tiểu dẫn đến những hệ quả là khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…

TH trang 46 Vở bài tập KHTN 8: Thực hiện dự án điều tra số người bị bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu ở địa phương em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135 SGK.

- Tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu:………………..

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu:……………..

- Đề xuất một số cách phòng tránh:………………….

Lời giải:

Thực hiện dự án điều tra số người bị bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu ở địa phương em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135 SGK.

- Tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: 5 : 100 = 5 %.

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu khá cao, chủ yếu là bệnh sỏi thận và viêm đường tiết niệu.

- Đề xuất một số cách phòng tránh:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí: hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas.

- Uống đủ nước.

- Rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp.

- Không nhịn tiểu và giữ vệ sinh hệ bài tiết.

- Khám sức khỏe định kì, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

CH6 trang 46 Vở bài tập KHTN 8: Từ hình 33.5 SGK cho thấy đường di chuyển của máu trong máy chạy thận nhân tạo là:………….

Theo em, bộ phận của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể là:……………..

Lời giải:

- Từ hình 33.5 SGK cho thấy đường di chuyển của máu trong máy chạy thận nhân tạo là: Máu chưa lọc từ động mạch của cơ thể → Máy bơm máu → Máy lọc máu → Máy điều chỉnh áp lực → Máu đã được lọc được đưa trở lại tĩnh mạch của cơ thể.

- Theo em, bộ phận của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể là: máy lọc máu.

LT4 trang 46 Vở bài tập KHTN 8: Ghép thận là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao cho người bị suy thận giai đoạn cuối vì:………………

Lời giải:

Ghép thận là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao cho người bị suy thận giai đoạn cuối vì: Ghép thận thành công giúp đáp ứng được chức năng lọc máu để thải các chất độc, chất dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp bệnh nhân kéo dài sự sống với cuộc sống và sức khỏe gần giống một người khỏe mạnh.

VD1 trang 47 Vở bài tập KHTN 8: Không nên ăn quá nhiều muối và đường vì: ………………

Lời giải:

Không nên ăn quá nhiều muối và đường vì: Ăn quá nhiều muối, đường có thể dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm cho cơ thể như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh tim mạch hay các bệnh về thận,…

VD2 trang 47 Vở bài tập KHTN 8: Luyện tập thể thao giúp tăng cường quá trình thải độc của cơ thể vì:……………………

Lời giải:

Luyện tập thể thao giúp tăng cường quá trình thải độc của cơ thể vì: Luyện tập thể thao kích thích các cơ quan bài tiết (phổi, da, thận, gan) hoạt động tích cực hơn.

VD3 trang 47 Vở bài tập KHTN 8: Những biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ bài tiết mà gia đình em thường sử dụng là:……….

Theo em, gia đình em cần thực hiện thêm các biện pháp phòng bệnh như:………….

Lời giải:

- Những biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ bài tiết mà gia đình em thường sử dụng là: Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể; uống đủ nước; không nhịn tiểu; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh;…

- Theo em, gia đình em cần thực hiện thêm các biện pháp phòng bệnh như: Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên; hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chứa nhiều muối đường; tạo thói quen khám sức khỏe định kì và không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ;…

Ghi nhớ trang 47 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

..................................................................

.................................................................

.................................................................

.................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

- Máu, dịch mô, dịch bạch huyết tạo thành môi trường trong cơ thể.

- Tính chất lí, hoá của môi trường trong được duy trì ổn định, đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường, từ đó đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

- Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất dư thừa, chất độc hại sinh ra do quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Thận gồm miền vỏ, miền tuỷ và bể thận. Đơn vị chức năng của thận là nephron. Một nephron gồm cầu thận, ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp.

- Để phòng bệnh về hệ bài tiết, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

- Khi cả hai thận không đáp ứng được chức năng lọc máu thì cần biện pháp điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Bài 1 trang 47 Vở bài tập KHTN 8: Nêu vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.

Lời giải:

Vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể: Sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường, từ đó, đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

Bài 2 trang 47 Vở bài tập KHTN 8: Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở

A. bóng đái.

B. bể thận.

C. các nephron.

D. ống đái.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron. Nước tiểu tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái và thải ra ngoài qua ống đái.

Bài 3 trang 47 Vở bài tập KHTN 8: Chạy thận nhân tạo hay ghép thận là phương pháp điều trị cho người bị

A. sỏi thận.

B. một bên thận không đáp ứng được chức năng lọc máu.

C. viêm thận.

D. suy thận giai đoạn cuối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi cả hai thận không đáp ứng được chức năng lọc máu (suy thận giai đoạn cuối) thì cần biện pháp điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Bài 35: Hệ nội tiết ở người

Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Bài 37: Sinh sản ở người

Bài tập Chủ đề 7

1 529 lượt xem