Vở bài tập KHTN 8 Bài 8 (Cánh diều): Acid

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 8: Acid sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 8.

1 1,310 24/10/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 8: Acid

I. Khái niệm acid trang 47 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………

…………………………………………

Lời giải:

Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

Acid tạo ra ion H+ theo sơ đồ sau:

Acid → ion H+ + ion âm gốc acid

CH1 trang 47 Vở bài tập KHTN 8: Đặc điểm chung về thành phần phân tử của các acid là: ………………………………………………………………………………..

Lời giải:

Đặc điểm chung về thành phần phân tử của các acid là: Thành phần phân tử của các acid đều có chứa nguyên tử hydrogen.

LT1 trang 47 Vở bài tập KHTN 8: Sơ đồ tạo thành ion H+ từ nitric acid:

Lời giải:

HNO3 → H+ + NO3.

TH1 trang 47 Vở bài tập KHTN 8: Hiện tượng xảy ra …………………..

…………………………

…………………………

Lời giải:

Hiện tượng xảy ra: Mẩu quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Quỳ tím được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận ra dung dịch acid.

LT2 trang 48 Vở bài tập KHTN 8: Đề xuất thí nghiệm xác định ý kiến đúng: ……………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Đề xuất thí nghiệm xác định ý kiến đúng:

- Lấy 4 ống nghiệm, đánh số từ 1 đến 4.

- Cho vào ống nghiệm 1 khoảng 2 mL dung dịch HCl, ống nghiệm 2 khoảng 2 mL dung dịch HNO3, ống nghiệm 3 khoảng 2 mL dung dịch H2SO4, ống nghiệm 4 khoảng 2 mL nước cất.

- Sau đó cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm 1 mẩu quỳ tím. Quan sát sự đổi màu của quỳ tím và rút ra nhận xét.

LT3 trang 48 Vở bài tập KHTN 8: Trường hợp quỳ tím chuyển sang màu đỏ là: ……………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Trường hợp quỳ tím chuyển sang màu đỏ là: b) nước chanh do nước chanh chứa nhiều acid citric.

TH2 trang 48 Vở bài tập KHTN 8:

Hiện tượng xảy ra:

……………………………………………………………………………………………

Những dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học giữa dung dịch HCl và Zn là:

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

Lời giải:

Hiện tượng xảy ra: mẩu Zn tan dần, có khí thoát ra.

Những dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học giữa dung dịch HCl và Zn là: mẩu Zn tan dần, có khí thoát ra.

Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra muối và khí hydrogen.

Acid + Kim loại → Muối + Hydrogen

LT4 trang 48 Vở bài tập KHTN 8:

a) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra: …………………………………………..

b) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra: …………………………………………..

Lời giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra: Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2↑.

b) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑.

VD1 trang 48 Vở bài tập KHTN 8: Người ta thường tránh muối dưa, cà trong các dụng cụ làm bằng nhôm vì: ……………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Người ta thường tránh muối dưa, cà trong các dụng cụ làm bằng nhôm vì: Các loại dưa, cà muối chua có chứa nhiều acid, có thể tác dụng với kim loại nhôm giải phóng ion kim loại gây độc hại cho cơ thể.

CH2 trang 49 Vở bài tập KHTN 8: Một số ứng dụng của hydrochloric acid: ……………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Một số ứng dụng của hydrochloric acid:

- Tẩy rửa kim loại;

- Sản xuất chất dẻo;

- Điều chế glucose;

- Sản xuất dược phẩm ….

CH3 trang 49 Vở bài tập KHTN 8: Một số ứng dụng của sulfuric acid: ……………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Một số ứng dụng của sulfuric acid:

- Sản xuất giấy, tơ sợi;

- Sản xuất ắc quy;

- Sản xuất sơn;

- Sản xuất chất dẻo;

- Sản xuất phân bón…

CH4 trang 49 Vở bài tập KHTN 8: Một số ứng dụng của acetic acid: ……………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Một số ứng dụng của acetic acid:

- Sản xuất tơ nhân tạo;

- Sản xuất chất dẻo;

- Sản xuất dược phẩm;

- Sản xuất phẩm nhuộm;

- Sản xuất thuốc diệt côn trùng …

VD2 trang 49 Vở bài tập KHTN 8: Một số món ăn có sử dụng giấm ăn trong quá trình chế biến: ……………………………………………………………………

Lời giải:

Một số món ăn có sử dụng giấm ăn trong quá trình chế biến: nộm; bò nhúng giấm; canh chua; …

Ghi nhớ trang 50 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

Lời giải:

- Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

- Dung dịch acid có vị chua, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng với nhiều kim loại tạo ra khí hydrogen.

- Hydrochloric acid, sulfuric acid và acetic acid là những acid có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp.

Bài tập 1 trang 50 Vở bài tập KHTN 8: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có) trong mỗi trường hợp sau:

a) Dung dịch hydrochloric acid tác dụng với Al.

b) Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với Mg.

Lời giải:

a) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

b) Mg + H2SO4 (loãng) → MgSO4 + H2

Bài tập 2 trang 50 Vở bài tập KHTN 8: Vì sao người ta không dùng vật chứa bằng kim loại để đựng dung dịch hydrochloric acid?

Lời giải:

Do hydrochloric acid có thể tác dụng với nhiều kim loại sẽ làm hỏng vật chứa và làm dung dịch acid không còn tinh khiết.

Bài tập 3 trang 50 Vở bài tập KHTN 8: Tìm hiểu và cho biết thêm một số ứng dụng của acetic acid. Tìm hiểu quy trình làm giấm ăn từ gạo.

Lời giải:

Một số ứng dụng của acetic acid: được dùng để sản xuất các hợp chất hoá học: vinyl acetate, acetic ahydride, acetate ester …

Quy trình làm giấm ăn từ gạo:

Bước 1: Vo sạch gạo nấu thành cơm rồi ngâm vào nước và để qua đêm. Sau đó dùng 1 mảnh vải sạch bọc cơm lại, vắt thật kỹ để lấy nước rồi bỏ đường vào theo tỉ lệ 4 : 2 (cứ 4 bát nước thì 2 bát đường). Đun nước vừa vắt trong vòng 30 phút.

Bước 2: Khi nước cơm và đường đã nguội thì cho men bia vào với tỉ lệ 1 : 1. Cho hỗn hợp vào bình thuỷ tinh và đậy kín, sau 4 tuần thu được thành phẩm.

Bước 3: Sau 4 tuần, đổ giấm ra nồi sạch, cho 2 quả trứng gà (chỉ lấy lòng trắng trứng) vào, đun sôi 1 lúc thì tắt bếp. Dùng rây lọc, lọc bỏ hết lòng trắng trứng gà rồi để giấm nguội. Giấm nguội thì cho vào lọ hoặc hũ thuỷ tinh có nắp đậy kín và để ở môi trường thoáng mát để dùng dần.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Base

Bài 10: Thang pH

Bài 11: Oxide

Bài 12: Muối

Bài 13: Phân bón hóa học

1 1,310 24/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: