Vở bài tập KHTN 8 Bài 26 (Cánh diều): Sự nở vì nhiệt

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 26.

1 420 lượt xem


Giải VBT KHTN 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt

TN trang 11 Vở bài tập KHTN 8: Sau khi được làm nóng, chiều dài của thanh đồng và thanh nhôm tăng thêm: …………

Độ tăng chiều dài của thanh nào lớn hơn? ………..

Lời giải:

- Sau khi được làm nóng, chiều dài của thanh đồng và thanh nhôm tăng thêm: (các em làm thí nghiệm tự điền kết quả thu được).

- Độ tăng chiều dài của thanh nhôm nhiều hơn độ tăng chiều dài của thanh đồng.

CH1 trang 11 Vở bài tập KHTN 8: Khi nhận thêm hay mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật thay đổi như thế nào? ……….

Lời giải:

- Khi nhận thêm năng lượng nhiệt, kích thước của vật lớn hơn kích thước ban đầu.

- Khi mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật nhỏ hơn kích thước ban đầu.

CH2 trang 11 Vở bài tập KHTN 8: Chiều cao của tháp Ép – phen vào mùa đông hay mùa hè lớn hơn? Vì sao? ……….

Lời giải:

Chiều cao của tháp Eiffel vào mùa hè lớn hơn vì vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, sắt nở dài ra.

TN trang 12 Vở bài tập KHTN 8: So sánh mực chất lỏng ở mỗi ống thủy tinh sau khi đổ nước nóng vào khay: ……..

Lời giải:

Mực chất lỏng ở bình rượu dâng cao hơn mực chất lỏng ở bình dầu, mực chất lỏng ở bình dầu dâng cao hơn mực chất lỏng ở bình nước.

CH3 trang 12 Vở bài tập KHTN 8: Chất lỏng và chất khí nở ra vì nhiệt như thế nào? ……………….

Lời giải:

Chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.

Chất lỏng nở ra vì nhiệt ít hơn so với chất khí khi nở ra vì nhiệt.

LT1 trang 12 Vở bài tập KHTN 8: Với dụng cụ thí nghiệm như hình 26.3 SGK, nếu đổ nước lạnh vào khay, dự đoán sự thay đổi mực chất lỏng ở mỗi bình như sau: …

Lời giải:

Mực chất lỏng trong chai rượu sẽ giảm nhiều nhất đến dầu và nước sẽ giảm ít nhất.

CH4 trang 12 Vở bài tập KHTN 8: Dựa vào bảng 26.1 SGK, nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi như sau: ……………

Lời giải:

Sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi: Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

LT2 trang 13 Vở bài tập KHTN 8: Nêu một ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí và giải thích.

Lời giải:

Ví dụ: Những chiếc khinh khí cầu có thể bay lên nhờ không khí khi được đốt nóng giãn nở ra, dòng không khí nóng này di chuyển lên cao tạo thành lực đẩy hướng lên trên làm cho khinh khí cầu nhẹ hơn và có thể bay lên cao.

LT3 trang 13 Vở bài tập KHTN 8: Ở nhiệt độ bình thường khoảng 200C, thanh băng kép có hình dạng thẳng như trong hình 26.5a SGK.

- Nếu làm nóng thanh như ở hình 26.5b SGK thì thanh thay đổi hình dạng như thế nào?

- Lắp thanh vào mạch điện (hình 26.5c SGK), sau đó làm nóng thanh thì có hiện tượng gì xảy ra? Biết rằng băng kép này có thanh phía dưới nở vì nhiệt ít hơn thanh phía trên.

Lời giải:

- Nếu làm nóng thanh như ở hình 26.5b thì thanh nóng lên sẽ nở dài ra và cong về phía thanh dài ra ít hơn.

- Lắp thanh vào mạch điện (hình 26.5c), sau đó làm nóng thanh thì thanh nóng lên sẽ nở dài ra và cong về phía thanh dài ra ít hơn làm chạm vào tiếp điểm giúp mạch kín, có dòng điện chạy qua bóng đèn và bóng đèn sáng.

VD trang 14 Vở bài tập KHTN 8: Lọ thủy tinh có nắp xoay bằng sắt khi để lâu ngày rất khó dùng tay mở nắp. Nếu hơ nóng nắp sắt này rồi mới xoay thì xoay sẽ dễ dàng hơn vì: ……..

Lời giải:

Lọ thủy tinh có nắp xoay bằng sắt khi để lâu ngày rất khó dùng tay mở nắp. Nếu hơ nóng nắp sắt này rồi mới xoay thì xoay sẽ dễ dàng hơn vì: nắp sắt nóng lên nở ra không bám chặt vào miệng lọ thủy tinh nữa giúp ta xoay mở được dễ dàng hơn.

Ghi nhớ trang 14 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

............................................................................

............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

- Các chất lỏng và rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Sự nở vì nhiệt được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.

Câu hỏi 1 trang 14 Vở bài tập KHTN 8: Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng có gì khác so với chất khí?

Lời giải:

Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng khác so với chất khí ở điểm:

- Các chất lỏng và rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu hỏi 2 trang 14 Vở bài tập KHTN 8: Vì sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày, cốc lại dễ vỡ hơn là rót nước sôi vào cốc thủy tinh mỏng?

Lời giải:

Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng vì lớp thủy tinh bên trong nhận nhiệt trước nở ra nhanh hơn lớp thủy tinh bên ngoài do thành quá dày nên tạo ra lực ép lớn làm nứt vỡ.

Câu hỏi 3 trang 14 Vở bài tập KHTN 8: Vì sao không nên đổ nước quá đầy vào ấm khi đun nước?

Lời giải:

Không nên đổ nước quá đầy vào ấm khi đun nước vì khi nước sôi, nước sẽ nở ra, thể tích tăng lên làm nước tràn ra ngoài khi đổ quá đầy.

Câu hỏi 4 trang 15 Vở bài tập KHTN 8: Sự nở vì nhiệt của các chất có lợi hay có hại? Nêu ví dụ.

Lời giải:

Sự nở vì vừa có lợi vừa có hại. Ví dụ

- Có lợi: chế tạo nhiệt kế đo nhiệt độ, băng kép đóng ngắt mạch điện tự động, …..

- Có hại: vào những ngày nắng nóng, các thanh ray bị nở vì nhiệt, nó có thể gây ra những lực rất lớn, có thể làm cong cả những thanh ray tàu hỏa.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập Chủ đề 6

Bài 27: Khái quát về cơ thể người

Bài 28: Hệ vận động ở người

Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

1 420 lượt xem