Vở bài tập KHTN 8 Bài 7 (Cánh diều): Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 7.

1 721 lượt xem


Giải VBT KHTN 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

TH1 trang 41 Vở bài tập KHTN 8:

- Phản ứng xảy ra nhanh hơn là: ………………………………………………………..

- Phản ứng xảy ra chậm hơn là: ………………………………………………………..

……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Lời giải:

- Phản ứng xảy ra nhanh hơn là: sự cháy của cồn.

- Phản ứng xảy ra chậm hơn là: sự gỉ của sắt.

Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học.

LT1 trang 41 Vở bài tập KHTN 8: Trường hợp có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn là ……………………………………………………………………………..

Lời giải:

Trường hợp có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn là (b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen.

VD1 trang 41 Vở bài tập KHTN 8:

- Phản ứng có tốc độ nhanh hơn là: ……………………………………………………….

- Phản ứng có tốc độ chậm hơn là: ……………………………………………………….

Lời giải:

- Phản ứng có tốc độ nhanh hơn là: a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen.

- Phản ứng có tốc độ chậm hơn là: b) Sự gỉ sắt trong không khí.

VD2 trang 41 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

- Phản ứng có tốc độ nhanh: Phản ứng đốt cháy khí gas dùng trong đun nấu.

- Phản ứng có tốc độ chậm: Phản ứng lên men giấm.

1. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc trang 41 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………………………

……………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Lời giải:

Diện tích bề mặt tiếp xúc có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học. Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

LT2 trang 42 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Dự đoán Zn ở ống nghiệm 2 (Zn dạng bột) sẽ tan hết trước do diện tích tiếp xúc với dung dịch HCl của Zn dạng bột lớn hơn của Zn dạng hạt.

VD3 trang 42 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Một số ví dụ:

- Tạo các hàng lỗ trong viên than tổ ong để tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí, cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy.

- Để nung đá vôi thành vôi sống được nhanh hơn, người ta tiến hành đập nhỏ đá vôi.

- Thanh củi được chẻ nhỏ hoặc than được đập nhỏ trước khi đem nhóm bếp.

TH2 trang 42 Vở bài tập KHTN 8:

Mô tả hiện tượng: …………………………………………………………………………

So sánh tốc độ hai phản ứng: ……………………………………………………………..

Nhận xét: …………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Lời giải:

Mô tả hiện tượng: Đinh sắt tan dần, có khí thoát ra.

So sánh tốc độ hai phản ứng: Tốc độ khí thoát ra ở ống nghiệm (1) nhanh hơn so với ở ống nghiệm (2), suy ra tốc độ phản ứng ở ống nghiệm (1) nhanh hơn.

Nhận xét: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học. Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học. Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

LT3 trang 42 Vở bài tập KHTN 8: Ở cốc ………… viên vitamin C tan nhanh hơn, vì:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Ở cốc nước nóng viên vitamin C tan nhanh hơn, vì: khi tăng nhiệt độ phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

VD4 trang 42 Vở bài tập KHTN 8: Trên các tàu cá, ngư dân chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá vì:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Trên các tàu cá, ngư dân chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá vì: đá lạnh giúp cá tươi lâu, làm chậm quá trình hư hỏng, phân huỷ cá…

TH3 trang 43 Vở bài tập KHTN 8:

So sánh lượng bọt khí thoát ra ……………..

Nhận xét:…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Lời giải:

So sánh lượng bọt khí thoát ra: Lượng bọt khí ở ống nghiệm 2 (chứa HCl 10%) thoát ra nhanh và mạnh hơn.

Nhận xét: Nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học. Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

Nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học. Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh.

LT4 trang 43 Vở bài tập KHTN 8: Đề xuất thí nghiệm chứng minh nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Đề xuất thí nghiệm chứng minh nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

- Hoá chất: Đá vôi dạng bột, dung dịch HCl 1 M; dung dịch HCl 2 M.

Tiến hành:

- Cho lần lượt 1 gam đá vôi dạng bột vào ống nghiệm 1 và 2.

- Sau đó, cho vào ống nghiệm 1 khoảng 5 mL HCl 1 M; cho vào ống nghiệm 2 khoảng 5 mL dung dịch HCl 2 M.

- Ghi lại thời gian bột đá vôi tan hết ở mỗi ống nghiệm (hoặc so sánh tốc độ thoát khí ở mỗi ống nghiệm) và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

CH1 trang 43 Vở bài tập KHTN 8:

……………………………………………..

……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Lời giải:

Trong thí nghiệm 4, MnO2 làm tăng tốc độ phản ứng.

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

LT5 trang 43 Vở bài tập KHTN 8: Vai trò của MnO2 trong phản ứng điều chế oxygen từ KClO3: …………………………………………………………………………

Lời giải:

Vai trò của MnO2 trong phản ứng điều chế oxygen từ KClO3: chất xúc tác cho phản ứng điều chế oxygen từ KClO3.

Ghi nhớ trang 44 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Lời giải:

- Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hoá học:

+ Diện tích bề mặt tiếp xúc: Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

+ Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

+ Nồng độ: Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh.

+ Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

+ Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

Bài tập 1 trang 44 Vở bài tập KHTN 8: Trong những phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Tốc độ của phản ứng hoá học là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học.

b) Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất thì tốc độ phản ứng càng chậm.

c) Chất xúc tác không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

d) Khi nhiệt độ tăng, phản ứng diễn ra nhanh hơn.

e) Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng và có lượng bị giảm đi sau phản ứng.

Lời giải:

Phát biểu đúng: a, d.

Phát biểu sai: b, c, e.

Phát biểu b sai vì khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất thì tốc độ phản ứng càng nhanh.

Phát biểu c và e sai vì chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng và không bị thay đổi cả về chất và lượng sau phản ứng.

Bài tập 2 trang 44 Vở bài tập KHTN 8: Vì sao thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn?

Lời giải:

Thanh củi được chẻ nhỏ hơn sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa củi và oxygen không khí, giúp củi cháy nhanh hơn.

Bài tập 3 trang 44 Vở bài tập KHTN 8: Trong hai trường hợp sau, trường hợp nào có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn? Giải thích.

a) Hoà tan m gam đá vôi dạng viên trong dung dịch HCl 1M.

b) Hoà tan m gam đá vôi dạng viên trong dung dịch HCl 2M.

Lời giải:

Trường hợp phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn: Hoà tan m gam đá vôi dạng viên trong dung dịch HCl 2M.

Do nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập Chủ đề 1

Bài 8: Acid

Bài 9: Base

Bài 10: Thang pH

Bài 11: Oxide

1 721 lượt xem