Vở bài tập KHTN 8 Bài 20 (Cánh diều): Sự nhiễm điện

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 20: Sự nhiễm điện sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 20.

1 1,358 06/12/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 20: Sự nhiễm điện

TN trang 103 Vở bài tập KHTN 8: Mô tả hiện tượng xảy ra khi cọ xát một miếng vải khô với một thanh nhựa, sau đó tách ra rồi đưa lại gần đầu thanh nhựa đó (hình 20.2a SGK): ………..

Mô tả hiện tượng xảy ra khi cọ xát một thanh nhựa bằng một miếng vải khô rồi đưa lại gần đầu thanh nhựa khác (hình 20.2b SGK): ………..

Lời giải:

Mô tả hiện tượng xảy ra khi cọ xát một miếng vải khô với một thanh nhựa, sau đó tách ra rồi đưa lại gần đầu thanh nhựa đó (hình 20.2a SGK): Ta thấy miếng vải và đầu thanh nhựa hút nhau.

Mô tả hiện tượng xảy ra khi cọ xát một thanh nhựa bằng một miếng vải khô rồi đưa lại gần đầu thanh nhựa khác (hình 20.2b SGK): Ta thấy hai đầu thanh nhựa đẩy nhau.

CH1 trang 104 Vở bài tập KHTN 8: Hai vật sau khi cọ xát, một vật nhiễm điện dương, vật còn lại nhiễm điện âm được vẽ như sau, trong đó, dấu (+) mô tả điện tích dương và dấu (-) mô tả điện tích âm.

Ghi nhớ:

...............................................................................................

................................................................................................

Lời giải:

Hai vật sau khi cọ xát, một vật nhiễm điện dương

CH2 trang 104 Vở bài tập KHTN 8: Hiện tượng nhiễm điện ở sợi len khi cởi áo len được giải thích như sau: ……………..

Hiện tượng nhiễm điện ở quả bóng bay khi cọ xát với áo len được giải thích như sau: ……………..

Lời giải:

Hiện tượng nhiễm điện ở sợi len khi cởi áo len được giải thích như sau: Khi cởi áo len, chiếc áo len cọ xát với lớp áo khác làm nó bị nhiễm điện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, gây ra hiện tượng phóng điện làm ta có thể thấy tia lửa điện nhỏ kèm theo tiếng nỏ lách tách phát ra ở khu vực tiếp xúc.

Hiện tượng nhiễm điện ở quả bóng bay khi cọ xát với áo len được giải thích như sau: Khi cọ xát quả bóng bay vào áo len thì quả bóng bay và áo len bị nhiễm diện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, làm nhiễm điện trái dấu. Do vậy chúng có thể hút nhau.

CH3 trang 105 Vở bài tập KHTN 8: Nêu và giải thích một số ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tiễn.

Lời giải:

Sử dụng quạt điện một thời gian thì thấy cánh quạt điện, đặc biệt là mép cánh quạt bị bám bụi nhiều là do khi cánh quạt quay ma sát với không khí làm cánh quạt bị nhiễm điện và có khả năng hút bụi bẩn trong không khí.

CH4 trang 105 Vở bài tập KHTN 8: Ví dụ về các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua: ………..

Lời giải:

Ví dụ về các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua:

- Bóng đèn sáng khi có dòng điện chạy.

- Nồi cơm điện hoạt động khi cắm hai đầu dây vào mạng điện.

- Quạt điện quay khi có dòng điện.

CH5 trang 106 Vở bài tập KHTN 8: Ví dụ về vật dẫn điện và vật cách điện trong cuộc sống: …………..

Lời giải:

- Ví dụ về vật dẫn điện như: đồng, bạc, không khí ẩm, nước thường, …

- Ví dụ về vật cách điện như: nhựa, thủy tinh, gỗ khô, nước cất, …

LT trang 106 Vở bài tập KHTN 8:

Dụng cụ điện

Bộ phận dẫn điên

Bộ phận cách điện

Công tắc điện

Cầu chì

Đèn điện

Lời giải:

Dụng cụ điện

Bộ phận dẫn điên

Bộ phận cách điện

Công tắc điện

Các cực, các tiếp điểm thường được làm bằng đồng.

Vỏ nhựa bên ngoài công tắc.

Cầu chì

Đế và dây chảy của cầu chì.

Vỏ bên ngoài cầu chì.

Đèn điện

Đui và dây tóc của bóng đèn.

Lớp thủy tinh bên ngoài bóng đèn.

VD trang 106 Vở bài tập KHTN 8: Xe chở xăng khi di chuyển thường kéo theo một đoạn dây xích. Cách làm này để tránh sự phóng tia lửa điện từ các chi tiết trên thùng chở xăng.

a. Trên bề mặt xe có thể nhiễm điện vì: ………..

b. Phải sử dụng dây xích kim loại vì: ………….

Lời giải:

a. Trên bề mặt xe có thể nhiễm điện vì: khi di chuyển xe chở xăng, dầu sẽ cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện, có thể gây ra cháy nổ.

b. Phải sử dụng dây xích kim loại vì: dây xích kim loại thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường, làm cho xe không còn bị nhiễm điện nữa.

Ghi nhớ trang 106 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

...........................................................................

.............................................................................

.............................................................................

..............................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

- Khi các vật cách điện cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật này nhiễm điện.

- Các vật nhiễm điện cùng dấu đẩy nhau, trái dấu hút nhau.

- Dòng điện là dòng chuyển dười có hướng của các hạt mang điện.

- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Vật không dẫn điện là vật không cho dòng điện đi qua.

Câu hỏi 1 trang 107 Vở bài tập KHTN 8: Dùng một mảnh lụa khô cọ xát vào một thước thủy tinh rồi đưa mảnh lụa lại gần những vụn giấy.

a. Mô tả hiện tượng xảy ra.

b. Vì sao trước khi cọ xát, cả mảnh lụa và thước thủy tinh đều không hút các vụn giấy?

c. Sau khi cọ xát, vật nào mất bớt electron, vật nào nhận thêm electron?

d. Sau khi cọ xát, vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?

e. Để nhận biết một vật có bị nhiễm điện hay không, người ta thường dùng cách nào? Vì sao?

Lời giải:

a. Thước thủy tinh hút những vụn giấy.

b. Vì khi đó mảnh lụa và thước thủy tinh chưa bị nhiễm điện.

c. Sau khi cọ xát, thước thủy tinh mất bớt electron, mảnh lụa nhận thêm electron.

d. Sau khi cọ xát, thước thủy tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điện âm.

e. Để nhận biết một vật có bị nhiễm điện hay không, người ta thường đặt gần các vật mỏng nhẹ như vụn giấy, tóc, bông, …. Vì khi các vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.

Câu hỏi 2 trang 108 Vở bài tập KHTN 8: Dựa vào hình vẽ các quả cầu, mang điện hút, đẩy nhau, có thể biết chính xác quả cầu nào mang điện tích dương, quả cầu nào mang điện tích âm được không? Vì sao?

Dựa vào hình vẽ các quả cầu, mang điện hút, đẩy nhau

Lời giải:

Ta không thể biết chính xác quả cầu nào mang điện tích dương, quả cầu nào mang điện tích âm vì:

- Quả cầu A hút quả cầu B chỉ khẳng định được hai quả cầu mang điện tích trái dấu nhau.

- Quả cầu C đẩy quả cầu D chỉ khẳng định được hai quả cầu màng điện tích cùng dấu nhau.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 21: Mạch điện

Bài 22: Tác dụng của dòng điện

Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bài tập Chủ đề 5

Bài 24: Năng lượng nhiệt

1 1,358 06/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: