Vở bài tập KHTN 8 Bài 3 (Cánh diều): Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 3.

1 2,049 24/10/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

TH1 trang 20 Vở bài tập KHTN 8:

- Hiện tượng: ……………………………………………………………………………

mA, mB lần lượt là: ……………………………………………………………………..

- Nhận xét: ………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Lời giải:

- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.

mA, mB lần lượt là: khối lượng các chất trước phản ứng và khối lượng các chất sau phản ứng.

- Nhận xét: tổng khối lượng của các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sau phản ứng.

Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như sau: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

TH2 trang 20 Vở bài tập KHTN 8:

- Hiện tượng: ……………………………………………………………………………

mA, mB lần lượt là: ……………………………………………………………………..

- Nhận xét: ………………………………………………………………………………

Lời giải:

- Hiện tượng: có khí thoát ra.

mA, mB lần lượt là: khối lượng các chất trước phản ứng và khối lượng còn lại trong bình sau phản ứng.

- Nhận xét: mA > mB do sau phản ứng có khí carbon dioxide thoát ra khỏi bình.

LT1 trang 21 Vở bài tập KHTN 8: Khối lượng FeS tạo thành trong phản ứng của Fe và S là:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Khối lượng FeS tạo thành trong phản ứng của Fe và S là:

Khối lượng FeS tạo thành = khối lượng Fe phản ứng + khối lượng S phản ứng

= 7 + 4 = 11 gam.

VD1 trang 21 Vở bài tập KHTN 8: Trong thí nghiệm ở hoạt động mở đầu, cân ……. giữ ở vị trí thăng bằng. Vì:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Trong thí nghiệm ở hoạt động mở đầu, cân không còn giữ ở vị trí thăng bằng. Vì: nến cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước làm cây nến ngắn dần so với ban đầu.

1. Phương trình bảo toàn khối lượng trang 21 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Lời giải:

Giả sử có sơ đồ phản ứng hoá học của các chất: A + B → C + D

Kí hiệu: mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất đã tham gia và tạo thành sau phản ứng.

Phương trình bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD

2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng trang 21 Vở bài tập KHTN 8:

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

…………………………………………………………………...

Lời giải:

Nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì ta tính được khối lượng của chất còn lại (n là tổng số chất phản ứng và chất sản phẩm).

VD2 trang 22 Vở bài tập KHTN 8:

a)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

a) Sự thay đổi khối lượng này không có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng.

Do sản phẩm thu được khi đốt cháy mẩu gỗ ngoài tro còn có carbon dioxide, hơi nước.

b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng.

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cân điện tử, bật lửa.

- Hoá chất: Bình chứa khí oxygen, 1 que đóm có độ dài ngắn hơn chiều cao của bình chứa khí oxygen.

Tiến hành:

- Bước 1: Đặt bình tam giác có chứa khí oxygen và que đóm trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện lên mặt cân (kí hiệu là mA).

- Bước 2: Đốt một đầu que đóm và cho nhanh vào bình chứa khí oxygen, sau đó đậy nút lại. Sau khi que đóm cháy hết hoặc dừng cháy, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB).

- Bước 3: So sánh mA và mB, rút ra kết luận.

1. Phương trình hoá học là gì? trang 22 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Lời giải:

Phương trình hoá học là cách thức biểu diễn phản ứng hoá học bằng công thức hoá học của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.

CH1 trang 22 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Trong phản ứng hoá học, tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng luôn bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó trong các chất sản phẩm.

CH2 trang 22 Vở bài tập KHTN 8:

CH2 trang 22 Vở bài tập KHTN 8

Lời giải:

CH2 trang 22 Vở bài tập KHTN 8

2. Các bước lập phương trình hoá học trang 23 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Lời giải:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và chất sản phẩm.

Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm. Nếu có nguyên tố mà số nguyên tử không bằng nhau thì cần phải cân bằng.

Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hoá học.

LT2 trang 23 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Phương trình hoá học:

2Mg + O2 → 2MgO.

LT3 trang 23 Vở bài tập KHTN 8:

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Phương trình hoá học:

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH.

3. Ý nghĩa của phương trình hoá học trang 24 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Lời giải:

Phương trình hoá học cho biết:

- Các chất phản ứng và các chất sản phẩm.

- Tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số của mỗi chất trong phương trình hoá học.

LT4 trang 24 Vở bài tập KHTN 8:

a) Số nguyên tử, phân tử của các chất phản ứng và các chất sản phẩm:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) Tỉ lệ các chất trong phương trình hoá học:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

a) Số nguyên tử, phân tử của các chất phản ứng và các chất sản phẩm:

Số nguyên tử Al : Số phân tử O2 : Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2.

b) Tỉ lệ các chất trong phương trình hoá học: 4 : 3 : 2.

VD3 trang 24 Vở bài tập KHTN 8: Các thực phẩm có thể gây tăng lượng acid có trong dạ dày:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Các thực phẩm có thể gây tăng lượng acid có trong dạ dày: Đồ ăn chua; Nước uống có gas; Đồ ăn giàu chất béo; Đồ ăn cay nóng.

Ghi nhớ trang 24 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Lời giải:

- Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

- Trong phản ứng có n chất (bao gồm cả chất phản ứng và chất sản phẩm), nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì ta tính được khối lượng của chất còn lại.

- Phương trình hoá học là cách thức biểu diễn phản ứng hoá học bằng công thức hoá học của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.

- Các bước lập phương trình hoá học:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng.

Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.

Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hoá học.

- Phương trình hoá học cho biết: các chất phản ứng và các chất sản phẩm và tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng.

Bài tập 1 trang 25 Vở bài tập KHTN 8:

a) Nhôm (aluminium, Al) tác dụng với oxygen (O2) tạo thành aluminium oxide (Al2O3).

b) Dung dịch sodium carbonate (Na2CO3) tác dụng với dung dịch calcium chloride (CaCl2) tạo thành calcium carbonate (CaCO3) không tan và dung dịch sodium chloride (NaCl).

c) Nung iron(III) hydroxide (Fe(OH)3) tạo thành iron(III) oxide (Fe2O3) và nước (H2O).

Lời giải:

a) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

b) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

c) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.

Bài tập 2 trang 25 Vở bài tập KHTN 8: Biết rằng kim loại kẽm (zinc, Zn) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) tạo ra khí hydrogen (H2) và zinc chloride (ZnCl2).

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Cho biết tỉ lệ giữa số nguyên tử Zn lần lượt với số phân tử của 3 chất còn lại sau phản ứng.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

b) Số nguyên tử Zn : Số phân tử HCl = 1 : 2.

Số nguyên tử Zn : Số phân tử ZnCl2 = 1 : 1.

Số nguyên tử Zn : Số phân tử H2 = 1 : 1.

Bài tập 3 trang 26 Vở bài tập KHTN 8: Calcium carbonate (CaCO3) là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xảy ra phương trình hoá học theo phương trình chữ như sau:

Calcium carbonate → Calcium oxide + Carbon dioxide

Giả sử nung 100kg một mẫu đá vôi thu được 47,6 kg calcium oxide (CaO) và 37,4 gam khí carbon dioxide (CO2).

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi nung vôi.

b) Xác định tỉ lệ phần trăm về khối lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi đó.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

CaCO3 → CaO + CO2.

b) Khối lượng CaCO3 có trong mẫu đá vôi:

mCaCO3=mCaO+mCO2=47,6+37,4=85kg.

Phần trăm về khối lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi đó:

%mCaCO3=85100.100%=85%.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí

Bài 5: Tính theo phương trình hóa học

Bài 6: Nồng độ dung dịch

Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bài tập Chủ đề 1

1 2,049 24/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: