Vở bài tập KHTN 8 Bài 22 (Cánh diều): Tác dụng của dòng điện

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 22: Tác dụng của dòng điện sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 22.

1 585 lượt xem


Giải VBT KHTN 8 Bài 22: Tác dụng của dòng điện

A. Học theo sách giáo khoa

CH1 trang 114 Vở bài tập KHTN 8: Một số nguồn điện trong đời sống và vai trò của chúng khi được sử dụng: ……….

Lời giải:

Một số nguồn điện trong đời sống và vai trò của chúng khi được sử dụng:

- Pin là nguồn điện một chiều thường được sử dụng để cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện dùng nguồn điện nhỏ như đồ chơi trẻ em, các thiết bị điều khiển, đồng hồ, …

- Acqui là nguồn điện một chiều thường được sử dụng để cung cấp dòng điện cho các phương tiện giao thông (xe máy, xe đạp điện, ô tô).

LT trang 115 Vở bài tập KHTN 8: Sự chuyển hóa năng lượng ở các thiết bị điện dùng:

- Pin: ……..

- Acquy: ………

Lời giải:

Sự chuyển hóa năng lượng ở các thiết bị điện dùng:

- Pin: năng lượng có sự chuyển hóa từ năng lượng hóa học sang năng lượng điện.

- Acquy: năng lượng có sự chuyển hóa từ hóa năng sang điện năng.

CH2 trang 115 Vở bài tập KHTN 8: Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3 SGK, các trường hợp khi đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện:…

Lời giải:

Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3 SGK, các trường hợp khi đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện:

- Đèn bị cháy.

- Mạch điện hở.

- Nguồn không cung cấp điện.

- Lắp sai cực điện.

CH3 trang 115 Vở bài tập KHTN 8: Ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng

- nhiệt: ………

- phát sáng: ……..

Lời giải:

Ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng

- nhiệt: bếp điện, tủ lạnh, ….

- phát sáng: đèn sưởi điện, đèn LED, ……..

CH4 trang 116 Vở bài tập KHTN 8: Một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh bị điện giật trong gia đình em: …….

Lời giải:

Một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh bị điện giật trong gia đình em:

- Lựa chọn thiết bị đóng ngắt điện phù hợp và lắp đặt đúng cách.

- Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình.

- Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.

- Khi sửa chữa điện trong gia đình cần sử dụng đồ bảo hộ, các vật dụng cách điện và ngắt điện.

VD trang 116 Vở bài tập KHTN 8: Trong các thiết bị dùng điện, năng lượng điện được chuyển thành các dạng năng lượng khác để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.

- Ví dụ về việc sử dụng năng lượng điện trong gia đình em: …….

- Tác dụng của dòng điện ở mỗi ví dụ đã nêu ở trên: ……

Lời giải:

Trong các thiết bị dùng điện, năng lượng điện được chuyển thành các dạng năng lượng khác để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.

- Ví dụ về việc sử dụng năng lượng điện trong gia đình em: Nồi cơm điện, bóng đèn, máy sấy tóc, bếp điện, đèn sưởi,….

- Tác dụng của dòng điện ở mỗi ví dụ đã nêu ở trên:

+ Tác dụng nhiệt: nồi cơm điện, bếp điện, đèn sưởi.

+ Tác dụng phát sáng: bóng đèn, đèn sưởi.

Ghi nhớ trang 116 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

....................................................................................

....................................................................................

.....................................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

- Nguồn điện cung cấp năng lượng để tạo ra và duy trì dòng điện.

- Dòng điện chạy qua các thiết bị điện có thể gây ra tác dụng phát sáng, tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí, ….

B. Câu hỏi và bài tập

Câu hỏi 1 trang 117 Vở bài tập KHTN 8: Tác dụng phát sáng của dòng điện không được ứng dụng để chế tạo ra các thiết bị nào dưới đây?

A. Đèn compact.

B. Bóng đèn bút thử điện.

C. Cầu chì.

D. Đèn LED.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

A, B, D là tác dụng phát sáng của dòng điện.

Câu hỏi 2 trang 117 Vở bài tập KHTN 8: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các thiết bị điện nào dưới đây?

A. Ấm điện.

B. Đèn pin.

C. Tủ lạnh.

D. Không có trường hợp nào.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

A, B, C đều có tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu hỏi 3 trang 117 Vở bài tập KHTN 8: Tác dụng nhiệt của dòng điện có lợi hay có hại? Nêu ví dụ chứng minh.

Lời giải:

Tác dụng nhiệt của dòng điện vừa có lợi vừa có hại:

- Có lợi: Khi cắm phích điện của bàn là (bàn ủi) vào ổ cắm điện, dòng điện chạy qua làm cho bàn là nóng lên, nhờ đó ta có thể ủi cho quần áo thẳng ra.

- Có hại: Khi có dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt vừa phát sáng vừa nóng lên. Trong trường hợp này, tác dụng nhiệt không có lợi và làm bóng đèn nhanh hỏng.

Câu hỏi 4 trang 117 Vở bài tập KHTN 8: Người ta ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện để mạ kim loại một số đồ vật theo ý muốn. Để mạ vàng cho một chiếc nhẫn bằng inox, người ta nối chiếc nhẫn với

A. cực âm, thỏi vàng với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng nhẫn và thỏi vàng vào dung dịch muối vàng.

B. cực dương, thỏi vàng với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng nhẫn và thỏi vàng vào dung dịch muối vàng.

C. cực âm, thỏi vàng với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng nhẫn và thỏi vàng vào dung dịch muối đồng.

D. cực dương, thỏi vàng với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng nhẫn và thỏi vàng vào dung dịch muối đồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Để mạ vàng cho một chiếc nhẫn bằng inox, người ta nối chiếc nhẫn với cực âm, thỏi vàng với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng nhẫn và thỏi vàng vào dung dịch muối vàng.

Câu hỏi 5 trang 117 Vở bài tập KHTN 8: Hãy nêu những tác hại do dòng điện gây ra với con người.

Lời giải:

Tác hại do dòng điện gây ra với con người: Dòng điện gây tác động nhiệt làm tình trạng đốt cháy cơ thể, hủy hoại mạch máu trong cơ thể và các dây thần kinh não bộ. Dòng điện gây điện phân, phân hủy hoàn toàn máu, làm khô máu, mất nước cơ thể, phá vỡ các thành máu và mô trong cơ thể người.

Câu hỏi 6 trang 117 Vở bài tập KHTN 8: Hãy tìm hiểu và viết một đoạn văn nói về tác dụng chữa bệnh của dòng điện.

Lời giải:

Để chữa bệnh, các bác sĩ sử dụng dòng điện một chiều đều, điện di ion thuốc, dòng điện xung tần số thấp và tần số trung, dòng điện cao tần, sóng điện từ (sóng ngắn, sóng cực ngắn, vi sóng) và từ trường của dòng điện... Các tác dụng chính của dòng điện trong điều trị: giảm đau, chống viêm, giảm phù nề, tăng cường dinh dưỡng và tuần hoàn tại chỗ; làm mau liền các vết thương, vết loét, đưa thuốc vào chỗ cần điều trị, kích thích phục hồi dẫn truyền thần kinh.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bài tập Chủ đề 5

Bài 24: Năng lượng nhiệt

Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Bài tập Chủ đề 6

1 585 lượt xem