Vở bài tập KHTN 8 Bài 34 (Cánh diều): Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 34.

1 845 06/12/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

CH1 trang 48 Vở bài tập KHTN 8: Từ hình 34.1 SGK, hoàn thành bảng sau:

Bộ phận của hệ thần kinh

Các cơ quan trong bộ phận

Lời giải:

Từ hình 34.1 SGK, hoàn thành bảng sau:

Bộ phận của hệ thần kinh

Các cơ quan trong bộ phận

Bộ phận thần kinh trung ương

Não bộ và tủy sống.

Bộ phận thần kinh ngoại biên

Dây thần kinh và hạch thần kinh.

CH2 trang 48 Vở bài tập KHTN 8: Ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể.

Lời giải:

Ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể: Khi bị tổn thương vùng vận động ở não hoặc tổn thương dây thần kinh vận động, bệnh nhân bị giảm hoặc mất đi khả năng vận động của cơ thể.

CH3 trang 49 Vở bài tập KHTN 8: Tên và cách phòng một số bệnh về hệ thần kinh:………………

Lời giải:

- Một số bệnh về hệ thần kinh: Tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, Parkinson, Alzheimer, bệnh động kinh,…

- Cách phòng bệnh về hệ thần kinh: thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh; đảm bảo giấc ngủ; không sử dụng chất kích thích;…

VD1 trang 49 Vở bài tập KHTN 8: Ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy:………….

Lời giải:

Ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy: Giúp bảo vệ não bộ tránh khỏi được những tổn thương trong trường hợp có tai nạn xảy ra, nhờ đó, giúp giảm thiểu số ca tử vong do chấn thương sọ não.

TH1 trang 49 Vở bài tập KHTN 8: Thiết kế tờ rơi/ bài trình bày để tuyên truyền cho mọi người tác hại của việc sử dụng chất gây nghiện.

Bước 1: Thông tin về tác hại của chất gây nghiện.

Bước 2: Thiết kế tờ rơi/bài trình bày.

Lời giải:

Bước 1: Thông tin về tác hại của chất gây nghiện.

Sử dụng ma túy đá dù ít cũng dễ gây nghiện, khi nghiện thì khó cai và gây ra những tác hại nghiêm trọng về sức khoẻ như: rối loạn tâm thần, gây ra hoang tưởng hay ảo giác, có các hội chứng như co giật, động kinh, nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu, đột quỵ,…

Bước 2: Thiết kế tờ rơi/bài trình bày.

Thiết kế tờ rơi bài trình bày để tuyên truyền cho mọi người tác hại

CH4 trang 50 Vở bài tập KHTN 8: Từ hình 34.2 SGK cho thấy:

- Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm những bộ phận:……………………………..

- Sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật thể đến võng mạc trong cầu mắt.

Lời giải:

Từ hình 34.2 SGK cho thấy:

- Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm những bộ phận: Cầu mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.

- Sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật thể đến võng mạc trong cầu mắt: Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Thủy dịch → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc.

CH5 trang 50 Vở bài tập KHTN 8: Một số bệnh, tật về mắt:………………

Lời giải:

Một số bệnh, tật về mắt: thoái hóa điểm vàng, dị ứng mắt, viêm bờ mi mắt, lẹo mắt, lác mắt, giác mạc hình nón, quáng gà, đau mắt hột,…

TH2 trang 50 Vở bài tập KHTN 8: Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ ở trường em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135 SGK.

- Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ:……………………………

- Nhận xét về tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ:……………….

- Đề xuất một số cách phòng tránh:………………………

Lời giải:

Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ ở trường em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135 SGK.

- Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ: 51/170 = 30%.

- Nhận xét về tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ: Tỉ lệ học sinh trong trường bị tật khúc xạ khá cao, có tới 51 học sinh bị tật trên tổng số 170 học sinh được điều tra. Trong đó phổ biến nhất là tật cận thị, chiếm tới 70 - 80% số người mắc.

- Đề xuất một số cách phòng tránh: Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ vitamin A; thực hiện ngủ nghỉ phù hợp; cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp, tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng; tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục; vệ sinh mắt thường xuyên; nếu đã mắc tật khúc xạ cần đeo kính đúng độ và khám mắt định kì;…

TH3 trang 51 Vở bài tập KHTN 8: Thiết kế tờ rơi/ bài trình bày để tuyên truyền cho mọi người cách phòng tránh các bệnh về mắt.

Bước 1: Thông tin về cách phòng tránh một số bệnh về mắt.

Bước 2: Thiết kế tờ rơi/bài trình bày.

Lời giải:

Bước 1: Thông tin về cách phòng tránh một số bệnh về mắt.

Biện pháp phòng chống đau mắt đỏ: Nên rửa tay thường xuyên, đeo kính bảo vệ mắt, hạn chế dụi mắt, bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt, không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh,…

Bước 2: Thiết kế tờ rơi/bài trình bày.

Thiết kế tờ rơi bài trình bày để tuyên truyền cho mọi người cách phòng tránh

CH6 trang 52 Vở bài tập KHTN 8: Dựa vào hình 17.8 SGK cho thấy:

- Cấu tạo của cơ quan thính giác gồm:…………………………

- Các bộ phận cấu tạo của tai gồm:…………………………….

- Sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai:……….

Lời giải:

- Cấu tạo của cơ quan thính giác gồm: tai, dây thần kinh thính giác, trung khu thính giác.

- Các bộ phận cấu tạo của tai gồm: Tai ngoài (gồm vành tai, ống tai ngoài), tai giữa (có màng nhĩ, chuỗi xương tai, või nhĩ) và tai trong (có ốc tai chứa các tế bào cảm thụ âm thanh).

- Sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai: Âm thanh từ nguồn phát âm → Vành tai → Ống tai ngoài → Màng nhĩ → Các xương tai giữa → Ốc tai → Tế bào thụ cảm âm thanh.

CH7 trang 52 Vở bài tập KHTN 8: Một số bệnh về tai và cách phòng bệnh: …………………

Lời giải:

- Tên một số bệnh khác về tai: Chàm tai, viêm sụn vành tai, ù tai, điếc,…

- Cách phòng một số bệnh về tai: Thực hiện vệ sinh tai đúng cách, tránh dùng các vật nhọn, sắc để ngoáy tai hay lấy ráy tai; cần giữ vệ sinh để tránh viêm họng, nhiễm khuẩn gây viêm tai; hạn chế tiếng ồn, không nghe âm thanh có cường độ cao;…

CH8 trang 52 Vở bài tập KHTN 8: Những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như: công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,… dễ bị giảm thính lực vì:……………………

Lời giải:

Những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như: công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,… dễ bị giảm thính lực vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai. Khi các tế bào cảm thụ âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).

Ghi nhớ trang 52 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

..................................................................

..................................................................

.................................................................

..................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

-Hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Hệ thần kinh gồm hai phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

- Để phòng bệnh về hệ thần kinh, cần có chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, đảm bảo giấc ngủ, không sử dụng chất kích thích.

- Thường xuyên sử dụng chất gây nghiện sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, huỷ hoại các tế bào thần kinh.

- Cơ quan cảm giác giúp cơ thể cảm nhận các kích thích từ môi trường. Cơ quan thị giác giúp cảm nhận hình ảnh và màu sắc của vật; cơ quan thính giác giúp cảm nhận âm thanh.

- Để phòng bệnh, tật về mắt, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng; thời gian ngủ phù hợp; tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng; tránh sử dụng các thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài; vệ sinh mắt đúng cách.

- Để phòng bệnh, tật về tai, cần thực hiện vệ sinh tai đúng cách, tránh viêm họng và nhiễm khuẩn, tránh nghe âm thanh có cường độ cao.

Bài 1 trang 53 Vở bài tập KHTN 8: Lấy ví dụ một số sản phẩm có chứa chất gây nghiện và cho biết khi con người thường xuyên sử dụng những sản phẩm đó sẽ dẫn đến điều gì?

Lời giải:

- Một số sản phẩm chứa chất gây nghiện: thuốc lá, rượu bia, ma túy đá, cần sa, thuốc lắc, cocain, heroin,…

- Tác hại: Thường xuyên sử dụng chất gây nghiện sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, huỷ hoại các tế bào thần kinh.

Bài 2 trang 53 Vở bài tập KHTN 8: Nêu một số biện pháp phòng bệnh về mắt.

Lời giải:

Một số biện pháp phòng bệnh về mắt: Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ vitamin A; thời gian ngủ phù hợp; vệ sinh mắt thường xuyên; không dùng chung khăn mặt để tránh nhiễm vi khuẩn gây bệnh;…

Bài 3 trang 53 Vở bài tập KHTN 8: Tế bào thụ cảm âm thanh nằm ở

A. tai ngoài.

B. ốc tai.

C. tai giữa.

D. màng nhĩ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cấu tạo của tai gồm: Tai ngoài (gồm vành tai, ống tai ngoài), tai giữa (có màng nhĩ, chuỗi xương tai, või nhĩ) và tai trong (có ốc tai chứa các tế bào cảm thụ âm thanh).

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 35: Hệ nội tiết ở người

Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Bài 37: Sinh sản ở người

Bài tập Chủ đề 7

Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

1 845 06/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: