Vở bài tập KHTN 8 Bài 25 (Cánh diều): Truyền năng lượng nhiệt
Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 25.
Giải VBT KHTN 8 Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt
Lời giải:
Khi chạm vào một vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của tay, em cảm thấy nóng. Vì năng lượng nhiệt truyền từ vật nóng sang tay của em làm tay của em nhận được lượng nhiệt và tăng nhiệt độ.
Lời giải:
Ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt và mô tả sơ lược sự truyền năng lượng ở hiện tượng đó: Đặt cốc nước nóng lên trên bàn, lúc sau khoảng bàn đặt cốc nước ấy nóng lên. Năng lượng nhiệt được truyền từ cốc nước nóng sang bàn qua hình thức dẫn nhiệt ngay tại điểm tiếp xúc giữa bàn và cốc nước nóng.
Lời giải:
Ví dụ về hiện tượng đối lưu và mô tả sơ lược sự truyền năng lượng ở hiện tượng đó: Vào mùa hè khi bật điều hòa, nhiệt độ xung quanh điều hòa được làm lạnh sẽ di chuyển xuống phía bên dưới sàn của phòng, nhiệt độ nóng sẽ được đẩy lên phía trên điều hòa và tiếp tục được làm lạnh. Vì lớp không khí lạnh có trọng lượng riêng lớn hơn nên sẽ di chuyển xuống dưới đẩy lớp không khí nóng có trọng lượng riêng nhỏ hơn lên trên, cứ lần lượt như thế tạo thành dòng đối lưu.
LT2 trang 7 Vở bài tập KHTN 8: Khi đun nấu thức ăn, ta phải đun từ phía dưới vì: ……..
Lời giải:
Khi đun nấu thức ăn, ta phải đun từ phía dưới vì khi đó xảy ra hiện tượng truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu, giúp thức ăn được chín nhanh hơn và đều hơn.
Lời giải:
Một bạn học sinh phát biểu: Trong chất lỏng, năng lượng nhiệt được truyền nhờ chuyển động thành dòng của chất lỏng. Phát biểu này nói về sự truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu. Vì hiện tượng đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất lỏng và chất khí, đồng thời đối lưu cũng tạo ra được dòng đối lưu.
Lời giải:
Ở hình 25.4 SGK, mũi tên màu đỏ chỉ hướng chuyển động của dòng khí có nhiệt độ cao hơn dòng khí chuyển động theo mũi tên màu xanh. Giàn lạnh của tủ lạnh này nằm ở phía trên. Vì mũi tên màu xanh là hướng dịch chuyển của luồng không khí có nhiệt độ thấp hơn.
Lời giải:
Máy điều hòa không khí thường có giàn nóng được đặt ở phía ngoài và giàn lạnh được đặt ở trong nhà. Giàn lạnh là nơi có luồng không khí lạnh bay ra. Giàn lạnh của máy điều hòa thường được treo ở sát trần nhà vì khi đó xảy ra hiện tượng đối lưu không khí (không khí lạnh có khối lượng riêng lớn hơn di chuyển xuống dưới, không khí nóng có khối lượng riêng nhẹ hơn di chuyển lên trên và được làm mát) giúp phòng được mát nhanh hơn và đồng đều.
Lời giải:
- Ví dụ: Khi để tay bên cạnh ngọn lửa, một lúc sau ta thấy tay nóng lên.
- Mô tả sự truyền năng lượng: Khi để tay bên cạnh ngọn lửa, năng lượng nhiệt từ ngọn lửa truyền ra xung quanh thông qua các tia nhiệt, truyền tới tay ta làm tay ta nóng lên.
Lời giải:
Ở hình 25.4 SGK, mũi tên màu đỏ chỉ hướng chuyển động của dòng khí có nhiệt độ cao hơn dòng khí chuyển động theo mũi tên màu xanh. Giàn lạnh của tủ lạnh này nằm ở phía trên. Vì mũi tên màu xanh là hướng dịch chuyển của luồng không khí có nhiệt độ thấp hơn.
Trong cuộc sống hằng ngày, từ “Hiệu ứng nhà kính” thường được nói đến. Vậy hiệu ứng nhà kính là khái niệm dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi coi Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó chứa nhiều khí CO2 như một nhà kính.
Lời giải:
- Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu: Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô, hạn hán nặng, lượng mưa tăng,….
- Hiện tượng băng tan làm nước biển dâng khiến đất đai bị nhiễm mặn, chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng, …..
Lời giải:
Kết luận về tính dẫn nhiệt của chất làm các thanh: thủy tinh, nhôm, đồng: Đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm, nhôm dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
TN2 trang 9 Vở bài tập KHTN 8: Kết luận về tính dẫn nhiệt của nước: …………..
Lời giải:
Kết luận về tính dẫn nhiệt của nước: Nước có tính dẫn nhiệt kém.
Trong cùng điều kiện như nhau, chất nào truyền năng lượng nhiệt nhanh hơn thì chất đó dẫn nhiệt tốt hơn.
Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém hơn.
CH6 trang 9 Vở bài tập KHTN 8: Ở hình 25.9b SGK, bộ phận cần dẫn nhiệt tốt là: ……..
Bộ phận cần cách nhiệt tốt là: ……..
Lời giải:
Ở hình 25.9b SGK, bộ phận cần dẫn nhiệt tốt là: thân nồi.
Bộ phận cần cách nhiệt tốt là: cán nồi.
Lời giải:
- Nút phích và vỏ phích có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài.
- Lớp chân không có tác dụng ngăn cản sự dẫn nhiệt.
- Lớp tráng bạc có tác dụng phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích.
- Vỏ phích có công dụng bảo vệ ruột phích bên trong và giúp cách nhiệt để người sử dụng không bị bỏng khi chạm vào phích nước nóng.
Để nóng thêm 10C, 1 kg nước biển cần thu vào một nhiệt lượng gấp khoảng 5 lần 1 kg đất. Ở ven biển, vào những trưa hè nóng, gió thổi từ biển vào đất liền vì đất liền tăng nhiệt độ nhanh hơn nước biển nên không khí ở đất liền nóng hơn không khí ở biển, chúng nở ra, có khối lượng riêng nhẹ hơn bay lên tạo chỗ trống, không khí ở biển có nhiệt độ thấp hơn, khối lượng riêng nặng hơn nên di chuyển lấp đầy chỗ trống đó, tại đất liền không khí lạnh lại được làm nóng. Cứ như vậy, tạo nên dòng đối lưu không khí từ biển tràn vào đất liền tạo ra gió.
Ghi nhớ trang 10 Vở bài tập KHTN 8:
Ghi nhớ: .............................................. ............................................... ................................................ ................................................ |
Lời giải:
Ghi nhớ: - Năng lượng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hay chất khí. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt và có thể truyền qua chân không. - Năng lượng do các tia nhiệt truyền từ ngoài vào bên trong nhà kính lớn hơn năng lượng do các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém hơn. |
Câu hỏi 1 trang 10 Vở bài tập KHTN 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở các vật rắn.
B. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chính trong chất khí và chất lỏng.
C. Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt thông qua các tia nhiệt đi thẳng.
D. Chất khí và chất lỏng không có sự dẫn nhiệt.
Lời giải:
Đáp án đúng là D
D sai vì chất khí và chất lỏng có sự dẫn nhiệt nhưng dẫn nhiệt kém.
Hãy tìm hiểu hình thức truyền nhiệt xảy ra khi nến trong đèn được thắp sáng.
Lời giải:
Hình thức truyền nhiệt xảy ra khi nến trong đèn được thắp sáng là đối lưu. Do trục trơn và các hình nhẹ nên khi đốt đèn, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong khiến không khí giãn nở và tăng thể tích, khiến trọng lượng riêng của khí giảm. Khí nóng, nhẹ bay lên va vào vòng trụ sẽ làm cho đèn quay. Luồng không khí bên ngoài nặng hơn luồng vào tiếp tục được đốt nóng, bay lên tạo thành dòng đối lưu trong không khí làm đèn tiếp tục quay.
Gỗ, thủy tinh, nước, nước đá, nhôm, đồng, bạc.
Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 8 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Cánh diều