Vở bài tập KHTN 8 Bài 42 (Cánh diều): Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 42.

1 557 06/12/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

CH1 trang 85 Vở bài tập KHTN 8: Ví dụ thể hiện sự cân bằng tự nhiên: ………………………

Lời giải:

Ví dụ thể hiện sự cân bằng tự nhiên: Khi số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm → không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng. Như vậy, số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức cân bằng.

CH2 trang 85 Vở bài tập KHTN 8: Một số hoạt động của người dân ở địa phương em có thể làm mất cân bằng tự nhiên:…………………………

Lời giải:

Một số hoạt động của người dân ở địa phương em có thể làm mất cân bằng tự nhiên: chặt phá rừng; săn bắt, tiêu diệt quá mức các loài động vật hoang dã; du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ; gây ô nhiễm môi trường sống: xả rác bừa bãi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí;…

CH3 trang 86 Vở bài tập KHTN 8: Ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã: ……………………………

Lời giải:

Ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:

Biện pháp

Ý nghĩa của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã.

- Răn đe, ngăn chặn , từ đó, giúp giảm thiểu tối đa các hành vi săn bắn, buôn bán động vật hoang dã.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã,…

- Giúp người dân hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật hoang dã, từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã.

- Bảo vệ các khu rừng và biển; Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,…

- Giúp bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

LT1 trang 86 Vở bài tập KHTN 8: Mười động vật có trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam:…………………

Trong danh sách kể trên, ở đia phương em có loài:…………………………

Lời giải:

Mười động vật có trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: Hổ Đông Dương, Sao la, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Voi, Rùa da, Voọc mông trắng, Cá cóc Tam Đảo, Gấu ngựa, Culi,…

CH4 trang 86 Vở bài tập KHTN 8: Từ hình 42.3 cho thấy tác động của con người đến môi trường qua các thời kì:………………………

Lời giải:

Từ hình 42.3 cho thấy tác động của con người đến môi trường qua các thời kì:

- Thời kì nguyên thủy: Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn → Con người sống hoà đồng với thiên nhiên.

- Thời kì xã hội nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở thời kì này đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc và định cư.

- Thời kì xã hội công nghiệp: Con người cơ giới hoá sản xuất, các loại máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống, làm biến đổi môi trường sống một cách nhanh chóng (cả theo hướng làm suy thoái môi trường và hướng bảo vệ môi trường).

CH5 trang 86 Vở bài tập KHTN 8: Đối với môi trường, việc phá huỷ rừng đã gây ra hậu quả:…………………………

Lời giải:

Đối với môi trường, việc phá huỷ rừng đã gây ra hậu quả:

- Làm mất đi nguồn thức ăn, nơi ở của nhiều sinh vật → Làm mất đa dạng sinh học.

- Làm gia tăng lượng khí CO2 trong không khí → Gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu.

- Làm mất độ che phủ và giữ đất → Gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, giảm lượng nước ngầm,…

CH6 trang 87 Vở bài tập KHTN 8: Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như:………………

Lời giải:

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như:

- Do khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải; quá trình đun nấu trong các hộ gia đình; do cháy rừng.

- Do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm bệnh,…

- Do các chất phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử; từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

- Do chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách tạo môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

- Do quá trình xây dựng, sinh hoạt, khai thác,… thải ra các vật liệu rắn.

- Do nước thải từ các nhà máy, hoạt động sản xuất,…

CH7 trang 87 Vở bài tập KHTN 8: Hiện tượng cháy rừng đã tác động đến môi trường:………………

Lời giải:

Hiện tượng cháy rừng đã tác động đến môi trường:

- Gây ô nhiễm môi trường không khí do khói bụi, khí thải.

- Làm mất đi môi trường sống và tính mạng của nhiều loài sinh vật.

- Làm giảm độ che phủ của rừng dẫn đến nhiều hậu quả môi trường lâu dài khác như: thoái hóa, xói mòn đất; suy giảm nguồn nước ngầm; gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính;….

CH8 trang 87 Vở bài tập KHTN 8: Một số biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như:………………

Lời giải:

Một số biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như:

- Phục hồi rừng và trồng nhiều cây xanh.

- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.

- Sử dụng các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.

- Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp thay thế cho xe máy, ô tô khi có thể.

- Xây dựng hệ thống xử lí chất thải chăn nuôi.

- Đưa ra các giải pháp cưỡng chế hành chính, xử lý hình sự đủ tính răn đe đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

-…

TH trang 87 Vở bài tập KHTN 8: Kế hoạch tìm hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em.

- Tên môi trường:……………………………………………

- Ảnh chụp/ mô tả hiện trạng ô nhiễm môi trường:

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là:…………………..

- Một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm:………………

Lời giải:

Kế hoạch tìm hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em.

- Tên môi trường: Môi trường nước.

- Ảnh chụp/ mô tả hiện trạng ô nhiễm môi trường:

Kế hoạch tìm hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là: Do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất vào môi trường nước;…

- Một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm: Thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; vứt rác đúng nơi quy định; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường,…

LT2 trang 88 Vở bài tập KHTN 8: Ý nghĩa của hoạt động trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc:………………

Lời giải:

Ý nghĩa của hoạt động trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc:

- Giúp hạn chế sự gia tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí, từ đó giúp hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu.

- Đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn, nơi ở cho nhiều loài sinh vật, từ đó giúp bảo vệ đa dạng sinh học.

- Giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên đất, nước sạch,…

- Giúp cung cấp đủ nguyên, nhiên liệu cho quá trình sản xuất trong đời sống con người.

VD1 trang 88 Vở bài tập KHTN 8: Các loài sinh vật ngoại lai như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất,… có thể gây mất cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp vì:…………………

Lời giải:

Các loài sinh vật ngoại lai như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất,… có thể gây mất cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp vì:

- Các loài sinh vật ngoại lai sinh sản nhanh, thích nghi nhanh dẫn đến tình trạng cạnh tranh nguồn thức ăn và môi trường sống với sinh vật bản địa.

- Nhiều loài sinh vật ngoại lai sử dụng các cây nông nghiệp hoặc các loài sinh vật bản địa làm thức ăn dẫn tới thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, suy giảm nguồn gene.

VD2 trang 89 Vở bài tập KHTN 8: Để cải tạo môi trường tự nhiên, địa phương em đã áp dụng biện pháp:…………………

Lời giải:

Để cải tạo môi trường tự nhiên, địa phương em đã áp dụng biện pháp:

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.

- Thực hiện các biện pháp chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất,… đồng thời nâng cao độ màu mỡ cho đất.

- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước; tăng cường biện pháp cải tạo các nguồn nước bị ô nhiễm;…

- Bảo vệ các loài sinh vật đặc biệt là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

- Sử dụng các loại năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

- Hạn chế làm phát sinh rác thải bằng cách tiết kiệm hoặc tái sử dụng các sản phẩm,…

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường.

-…

VD3 trang 89 Vở bài tập KHTN 8: Ở địa phương em có các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu như:……………………………

Lời giải:

Ở địa phương em có các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu như: hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bảo vệ và phục hồi rừng, hạn chế sự gia tăng dân số, sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,…

Ghi nhớ trang 89 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

..................................................................

.................................................................

...................................................................

................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống. Để bảo vệ cân bằng tự nhiên, cần bảo vệ và kiểm soát các loài sinh vật, bảo vệ các hệ sinh thái, kiểm soát, giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học,...

- Việc bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng vì bảo vệ động vật hoang dã gắn với bảo vệ đa dạng sinh học.

- Qua các thời kì phát triển xã hội, khai thác tài nguyên bất hợp lí là tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên. Để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, con người cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm sức ép lên môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên,...

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng khi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.

- Biến đổi khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn. Một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như: hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch, hạn chế nạn phá rừng, hạn chế sự gia tăng dân số, sử dụng năng lượng mới, ứng dụng công nghệ mới,...

Bài 1 trang 89 Vở bài tập KHTN 8: Nêu một số việc làm của con người góp phần bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.

Lời giải:

Một số việc làm của con người góp phần bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên: bảo vệ các loài sinh vật; trồng cây gây rừng; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; hạn chế gây ô nhiễm môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo; thực hiện hiệu quả các chính sách về dân số;…

Bài 2 trang 89 Vở bài tập KHTN 8: Hoạt động nào sau đây của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu?

(1) Chuyển từ việc sử dụng năng lượng hoá thạch sang sử dụng năng lượng mặt trời, gió, sóng biển.

(2) Bảo vệ và phục hồi rừng.

(3) Nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

(4) Hạn chế sự gia tăng dân số.

(5) Đốt phá rừng làm nương rẫy.

A. (1), (3), (5).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (2), (4), (5).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu: hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bảo vệ và phục hồi rừng, hạn chế sự gia tăng dân số, sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,…

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 39: Quần thể sinh vật

Bài 40: Quần xã sinh vật

Bài 41: Hệ sinh thái

Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

Bài tập Chủ đề 8 và 9

1 557 06/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: