Vở bài tập KHTN 8 Bài 39 (Cánh diều): Quần thể sinh vật

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 39: Quần thể sinh vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 39.

1 628 06/12/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 39: Quần thể sinh vật

CH1 trang 72 Vở bài tập KHTN 8: Những đặc điểm để xác định một nhóm cá thể là quần thể sinh vật:…………

Lời giải:

Những đặc điểm để xác định một nhóm cá thể là quần thể sinh vật:

- Cùng loài.

- Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

- Có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới.

LT1 trang 73 Vở bài tập KHTN 8: Những tập hợp sinh vật được gọi là quần thể:………………………

Lời giải:

Những tập hợp sinh vật được gọi là quần thể: c và d. Vì ở mỗi ví dụ này là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.

CH2 trang 73 Vở bài tập KHTN 8: Đặc trưng kích thước của quần thể có ý nghĩa:………………………

Lời giải:

Đặc trưng kích thước của quần thể có ý nghĩa: Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường và thực hiện các chức năng sinh học, đảm bảo cho quần thể duy trì và phát triển.

LT2 trang 73 Vở bài tập KHTN 8: Mật độ cá thể của quần thể được ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt:……………………

Lời giải:

Mật độ cá thể của quần thể được ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt:

- Nuôi trồng các loài với mật độ vừa phải để thu được giá trị kinh tế cao nhất.

- Sử dụng mật độ cá thể của quần thể để điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở từng giai đoạn của cây trồng, vật nuôi.

CH3 trang 74 Vở bài tập KHTN 8: Ảnh hưởng của tỉ lệ giới tính đến sự sinh trưởng, phát triển của quần thể sinh vật:……………………

Lời giải:

Ảnh hưởng của tỉ lệ giới tính đến sự sinh trưởng, phát triển của quần thể sinh vật: Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể, từ đó quyết định khả năng sinh trưởng và phát triển của quần thể.

LT3 trang 74 Vở bài tập KHTN 8: Ví dụ tỉ lệ giới tính của quần thể có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống:……………………

Lời giải:

Ví dụ tỉ lệ giới tính của quần thể có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống: Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa sinh sản, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau.

CH4 trang 74 Vở bài tập KHTN 8: Từ hình 39.2 SGK:

- A là dạng phát triển vì:……………………………………

- B là dạng ổn định vì:……………………………………..

- C là dạng giảm sút vì:……………………………………

Lời giải:

Từ hình 39.2 SGK:

- A là dạng phát triển vì: số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản cao → quần thể có xu hướng tăng trưởng kích thước quần thể.

- B là dạng ổn định vì: số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản bằng nhau → quần thể có xu hướng giữ ổn định kích thước quần thể.

- C là dạng giảm sút vì: số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản → quần thể có xu hướng giảm kích thước quần thể.

LT4 trang 74 Vở bài tập KHTN 8: Hình vẽ tháp tuổi của chim trĩ:…………………………………………………………

Tháp tuổi của quần thể chim trĩ là dạng:……………………………..

Lời giải:

Hình vẽ tháp tuổi của chim trĩ:

Hình vẽ tháp tuổi của chim trĩ trang 74 Vở bài tập KHTN 8

Tháp tuổi của quần thể chim trĩ là dạng: tháp phát triển. Do tháp tuổi của quần thể chim trĩ có dạng đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh xiên thể hiện nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản.

CH5 trang 75 Vở bài tập KHTN 8: Đặc điểm của mỗi kiểu phân bố cá thể của quần thể là:……………

Lời giải:

Đặc điểm của mỗi kiểu phân bố cá thể của quần thể là:

- Kiểu phân bố theo nhóm: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.

- Kiểu phân bố đồng đều: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

- Kiểu phân bố ngẫu nhiên: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường nhưng không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

LT5 trang 75 Vở bài tập KHTN 8: Kiểu phân bố cá thể của quần thể trong mỗi trường hợp là:

- Trường hợp (a) là kiểu………………………………

- Trường hợp (b) là kiểu………………………………

- Trường hợp (c) là kiểu………………………………

Lời giải:

Kiểu phân bố cá thể của quần thể trong mỗi trường hợp là:

- Trường hợp (a) là kiểu phân bố ngẫu nhiên do điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, các các thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

- Trường hợp (b) là kiểu phân bố đồng đều do điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.

- Trường hợp (c) là kiểu phân bố theo nhóm do các cá thể của quần thể tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.

CH6 trang 75 Vở bài tập KHTN 8: Trong việc bảo vệ quần thể sinh vật, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có ý nghĩa:…………

Lời giải:

Trong việc bảo vệ quần thể sinh vật, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có ý nghĩa: giúp bảo tồn môi trường sống tự nhiên của quần thể sinh vật, bảo vệ các quần thể sinh vật khỏi sự đe dọa bởi các hoạt động của con người.

VD1 trang 75 Vở bài tập KHTN 8: Khi đánh bắt cá ở biển, phải sử dụng lưới có kích thước mắt lưới theo quy định đối với từng loài cá có ý nghĩa:…………………

Quy định này nhằm bảo vệ nhóm tuổi ……………………. của quần thể.

Lời giải:

- Khi đánh bắt cá ở biển, phải sử dụng lưới có kích thước mắt lưới theo quy định đối với từng loài cá có ý nghĩa: đảm bảo khai thác đúng kích thước, độ tuổi ở mỗi loài cá, tránh việc khai thác tận diệt. Nhờ đó, đảm bảo đa dạng sinh học và khai thác bền vững.

- Quy định này nhằm bảo vệ nhóm tuổi trước sinh sản của quần thể.

VD2 trang 76 Vở bài tập KHTN 8: Dựa vào các đặc điểm cơ bản của quần thể, ở địa phương em có thể sử dụng một số biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật như:………………………

Lời giải:

Dựa vào các đặc điểm cơ bản của quần thể, ở địa phương em có thể sử dụng một số biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật như:

- Bảo tồn môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật: không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không vứt rác bừa bãi, không đốt rừng làm nương rẫy,…

- Thực hiện khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí. Nghiêm cấm và xử lí nghiêm các hành vi khai thác, săn bắt động thực vật hoang dã trái phép.

- Kiểm soát chặt chẽ cây trồng biến đổi genn, các sinh vật ngoại lai xâm lấn.

- Tích cực nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh vật của người dân.

- …

Ghi nhớ trang 76 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

................................................................

.................................................................

..................................................................

.................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

- Mỗi quần thể có những đặc trưng sau:

+ Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian nhất định của quần thể.

+ Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

+ Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

+ Quần thể sinh vật gồm nhiều nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

+ Có ba kiểu phân bố cá thể của quần thể: phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.

- Có thể thực hiện một số biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật như: bảo tồn các sinh vật trong môi trường tự nhiên mà chúng đang sống; chuyển các sinh vật đến nơi có điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển và được bảo vệ;...

Bài 1 trang 76 Vở bài tập KHTN 8: Lấy ví dụ một nhóm cá thể và cho biết nhóm cá thể đó có phải là một quần thể không? Vì sao?

Lời giải:

Ví dụ: Tập hợp các con cá sống tại Hồ Tây. Nhóm cá thể này không phải là một quần thể vì các con cá sống tại Hồ Tây có thể gồm nhiều loài khác nhau (không có tính đồng nhất về loài).

Bài 2 trang 76 Vở bài tập KHTN 8: Điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường nhưng không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể là đặc điểm của kiểu phân bố

A. theo nhóm.

B. ngẫu nhiên.

C. đồng đều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Kiểu phân bố theo nhóm: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường. Ví dụ: nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng,…

- Kiểu phân bố đồng đều: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,…

- Kiểu phân bố ngẫu nhiên: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường nhưng không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới, các loài sâu sống trên tán cây, các loài sò sống trong phù sa vừng triều,…

Bài 3 trang 76 Vở bài tập KHTN 8: Nêu tên một số khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.

Lời giải:

Tên một số khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam: khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé,…

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 40: Quần xã sinh vật

Bài 41: Hệ sinh thái

Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

Bài tập Chủ đề 8 và 9

1 628 06/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: