Vở bài tập KHTN 8 Bài 11 (Cánh diều): Oxide

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 11: Oxide sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 11.

1 613 lượt xem


Giải VBT KHTN 8 Bài 11: Oxide

I. Khái niệm oxide trang 57 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

………………………………………………

Lời giải:

Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

Ví dụ một số oxide có nhiều trong tự nhiên:

+ Silicon dioxide (SiO2) – thành phần chính của cát.

+ Aluminium oxide (Al2O3) – thành phần chính của quặng bauxite (boxit).

+ Carbon dioxide (CO2) có trong không khí.

CH1 trang 57 Vở bài tập KHTN 8: Những chất oxide là …………………….

Lời giải:

Những chất oxide là P2O5, SO2.

LT1 trang 57 Vở bài tập KHTN 8: Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra giữa oxygen và các đơn chất để tạo ra các oxide: SO2, CuO, CO2, Na2O là: ……….

Lời giải:

Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra giữa oxygen và các đơn chất để tạo ra các oxide: SO2, CuO, CO2, Na2O là:

S + O2 to SO2

2Cu + O2 to 2CuO

C + O2 to CO2

4Na + O2 to 2Na2O.

II. Phân loại oxide trang 58 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………

………………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Lời giải:

Dựa vào khả năng phản ứng với acid và base, oxide được phân thành 4 loại: Oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính.

- Oxide base là những oxide tác dụng được với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

- Oxide acid là những oxide tác dụng được với dung dịch base tạo thành muối và nước.

- Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch acid và tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

- Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base.

CH2 trang 58 Vở bài tập KHTN 8:

- Oxide base là ………………………….

- Oxide acid là …………………………..

- Oxide lưỡng tính là …………………….

- Oxide trung tính là …………………….

Lời giải:

- Oxide base là Na2O.

- Oxide acid là SO3.

- Oxide lưỡng tính là Al2O3.

- Oxide trung tính là N2O.

TH1 trang 58 Vở bài tập KHTN 8: Hiện tượng xảy ra: ……………………….

Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học giữa CuO và dung dịch HCl: ……………….

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Lời giải:

Hiện tượng xảy ra: CuO tan dần, thu được dung dịch có màu xanh.

Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học giữa CuO và dung dịch HCl: CuO tan dần, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.

Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

LT2 trang 59 Vở bài tập KHTN 8:

a) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa H2SO4 và MgO: ……..

b) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa H2SO4 và CuO: ……..

c) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa HCl và Fe2O3: ………

Lời giải:

a) H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O

b) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

c) 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O.

TH2 trang 59 Vở bài tập KHTN 8: Hiện tượng xảy ra: …………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Lời giải:

Hiện tượng xảy ra: Xuất hiện chất không tan trong nước (chất kết tủa) màu trắng.

Giải thích: CO2 đã phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra CaCO3 kết tủa theo phương trình hoá học sau: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.

Oxide acid tác dụng dược với dung dịch base tạo ra muối và nước.

Ví dụ:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

LT3 trang 59 Vở bài tập KHTN 8: Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho dung dịch KOH tác dụng lần lượt với các chất: SO2, CO2 và SO3 là: ………………

Lời giải:

2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

2KOH + SO3 → K2SO4 + H2O.

Ghi nhớ trang 59 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

…………………………………………………

…………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

Lời giải:

- Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

- Oxide được phân bố thành bốn loại: oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.

- Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

- Oxide acid tác dụng dược với dung dịch base tạo ra muối và nước.

Bài tập 1 trang 60 Vở bài tập KHTN 8: Các oxide sau thuộc những loại oxide nào? (oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính): CO2, CaO, CO, ZnO, MgO, Al2O3, FeO, K2O, NO.

Lời giải:

- Oxide base: CaO, MgO, FeO, K2O.

- Oxide acid: CO2.

- Oxide lưỡng tính: ZnO, Al2O3.

- Oxide trung tính: CO, NO.

Bài tập 2 trang 60 Vở bài tập KHTN 8: Tính khối lượng muối thu được khi hoà tan 8 gam MgO bằng 300 ml dung dịch hydrochloric acid 1 M.

Lời giải:

nMgO=840=0,2mol;nHCl=0,3.1=0,3mol.

Phương trình hoá học:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

0,2   0,3          mol

Ta có: nMgO1>nHCl2 nên HCl phản ứng hết, MgO còn dư.

Theo phương trình hoá học: nMgCl2=12.nHCl=0,15mol.

Vậy mmuối = mMgCl2 = 0,15.95 = 14,25 gam.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Base

Bài 10: Thang pH

Bài 12: Muối

Bài 13: Phân bón hóa học

Bài tập Chủ đề 2

1 613 lượt xem