Vở bài tập KHTN 8 Bài 15 (Cánh diều): Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 15.

1 1,236 05/12/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó

TN trang 80 Vở bài tập KHTN 8:

- Rút ra hướng của lực do nước tác dụng lên khối nhôm: ……

- Nhận xét sự thay đổi độ lớn của lực của nước tác dụng lên khối nhôm khi thể tích phần chìm của khối nhôm tăng dần: ……..

Lời giải:

- Rút ra hướng của lực do nước tác dụng lên khối nhôm: phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

- Nhận xét sự thay đổi độ lớn của lực của nước tác dụng lên khối nhôm khi thể tích phần chìm của khối nhôm tăng dần: Khi thể tích phần chìm của khối nhôm tăng dần thì lực do nước tác dụng lên khối nhôm tăng dần.

CH1 trang 81 Vở bài tập KHTN 8: Khi kéo xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước vì …

Lời giải:

Khi kéo xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước vì nó chịu tác dụng của lực đẩy của nước cùng chiều với chiều kéo lên, giúp ta nâng vật được dễ dàng hơn.

CH2 trang 81 Vở bài tập KHTN 8: Ví dụ về lực Acsimet trong thực tế …

Lời giải:

Ví dụ về lực Acsimet trong thực tế:

- Con người có thể nổi trên mặt nước và bơi.

- Tàu thuyền di chuyển trên sông, biển.

LT1 trang 81 Vở bài tập KHTN 8: Mô tả lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng ở hình 15.4 SGK.

Lời giải:

Mô tả lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng

Lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng ở hình 15.4 có đặc điểm:

- Điểm đặt: tác dụng vào vật.

- Phương: thẳng đứng.

- Chiều: hướng lên trên.

TN trang 81 Vở bài tập KHTN 8: Nhận xét về mối liên hệ giữa độ lớn của lực đẩy Acsimet và trọng lượng phần nước bị khối nhôm chiếm chỗ: ……

Lời giải:

Nhận xét về mối liên hệ giữa độ lớn của lực đẩy Acsimet và trọng lượng phần nước bị khối nhôm chiếm chỗ: Thể tích phần chìm trong nước của khối nhôm càng lớn thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật càng lớn.

CH3 trang 81 Vở bài tập KHTN 8: Trường hợp nhấn vật xuống đáy bể nước dễ dàng hơn là …… vì ……

Lời giải:

Trường hợp nhấn vật xuống đáy bể nước dễ dàng hơn là chai nhựa rỗng có thể tích 500 mL được nút kín vì lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai nhựa rỗng có thể tích 500 mL nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai nhựa rỗng có thể tích 5 L.

LT2 trang 81 Vở bài tập KHTN 8: Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật làm bằng … lớn hơn vì …

Lời giải:

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật làm bằng sắt lớn hơn vì khối sắt chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

TN trang 82 Vở bài tập KHTN 8: Rút ra mối liên hệ giữa khối lượng riêng của nước với khối lượng riêng của vật nổi, vật chìm: …………

Lời giải:

Rút ra mối liên hệ giữa khối lượng riêng của nước với khối lượng riêng của vật nổi, vật chìm: Các vật nổi có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, các vật chìm có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.

CH4 trang 82 Vở bài tập KHTN 8: Khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi viên bi thép nhỏ hơn nhiều lại bị chìm trong nước vì ……

Lời giải:

Khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi viên bi thép nhỏ hơn nhiều lại bị chìm trong nước vì khối lượng riêng của khúc gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, còn khối lượng riêng của viên bi thép lớn hơn khối lượng riêng của nước nên nó chìm.

CH5 trang 82 Vở bài tập KHTN 8: Với cùng một lượng đất nặn nhưng nếu nặn thành hình vật như hình 15.7b thì vật lại nổi trên nước vì ……

Lời giải:

Với cùng một lượng đất nặn nhưng nếu nặn thành hình vật như hình 15.7b thì vật lại nổi trên nước vì phần thể tích của nó chìm trong nước tăng lên dẫn đến độ lớn lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên vật tăng lên, khi đó độ lớn lực đẩy Ác – si - mét lớn hơn trọng lượng của vật dẫn đến vật nổi trên nước.

Chú ý: Có thể giải thích theo khối lượng riêng: Khi nặn vật thành hình giúp tăng thể tích cho vật mà vẫn giữ nguyên khối lượng làm khối lượng riêng của vật lúc này nhỏ hơn và nhỏ hơn khối lượng riêng của nước nên vật có thể nổi trên nước

VD trang 82 Vở bài tập KHTN 8: Chứng minh khi thả một khối đặc trong lòng chất lỏng thì:

- Vật chìm xuống nếu trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng………..

- Vật nổi lên nếu trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng……

Lời giải:

- Vật chìm xuống nếu trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng

Vật sẽ chìm xuống khi P > FA dv.V>dl.Vdv>dl.

- Vật nổi lên nếu trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

Vật sẽ nổi lên trên mặt chất lỏng khi P < FA dv.V<dl.Vdv<dl..

Ghi nhớ trang 82 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

.............................................

..............................................

.............................................

...............................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

- Định luật Acsimet: Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên (lực đẩy Acsimet), có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

- Khi thả một vật trong chất lỏng, vật sẽ nổi lên nếu khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng.

Câu hỏi 1 trang 83 Vở bài tập KHTN 8: Móc một vật vào lực kế, khi ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30 N. Nhúng chìm vật đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên.

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.

D. Chỉ số 0.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Số chỉ của lực kế giảm đi vì vật trong nước chịu tác dụng lực đẩy Acsimet có hướng ngược với trọng lực nên F = P - FA.

Câu hỏi 2 trang 83 Vở bài tập KHTN 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Lực đẩy Acsimet cùng chiều với trọng lực.

B. Lực đẩy Acsimet tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

C. Lực đẩy Acsimet có hướng từ dưới lên trên.

D. Lực đẩy Acsimet luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Lực đẩy Acsimet có hướng từ dưới lên trên.

D sai vì chỉ xảy ra khi vật nổi trên bề mặt chất lỏng hoặc chìm hẳn trong trạng thái cân bằng.

Câu hỏi 3 trang 83 Vở bài tập KHTN 8: Hai khối nhôm và chì có cùng khối lượng. Biết khối lượng riêng của nhôm và chì lần lượt là 2 700 kg/m3 và 13 000 kg/m3. Khi thả cả hai khối vào một bể nước, lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối nào lớn hơn?

A. Nhôm.

B. Chì.

C. Bằng nhau.

D. Không đủ dữ liệu kết luận.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

- Hai khối có cùng khối lượng mà m = D. V nên khối lượng riêng của khối nhôm nhỏ hơn chì thì thể tích của khối nhôm lớn hơn thể tích của khối chì.

- Hai khối đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước nên chìm hoàn toàn.

Vậy lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối nhôm lớn hơn khối chì vì thể tích chìm trong nước của khối nhôm lớn hơn.

Câu hỏi 4 trang 83 Vở bài tập KHTN 8: Để tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật thả trong chất lỏng ở hình dưới đây, ta dùng công thức FA = d.V. Hãy gạch chéo phần thể tích V được sử dụng trong công thức trên hình vẽ.

Để tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật thả trong chất lỏng

Lời giải:

Để tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật thả trong chất lỏng

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Áp suất

Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Bài tập Chủ đề 3

Bài 18: Lực có thể làm quay vật

Bài 19: Đòn bẩy

1 1,236 05/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: