Vở bài tập KHTN 8 Bài 6 (Cánh diều): Nồng độ dung dịch

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 6.

1 1,550 24/10/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch

I. Độ tan của một chất trong nước trang 36 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

Lời giải:

Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi.

Ví dụ:

Cho một thìa muối ăn vào nước và khuấy đều.

Trong quá trình này, muối ăn là chất tan, nước là dung môi và nước muối là dung dịch.

1. Định nghĩa độ tan trang 36 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Lời giải:

Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

Các chất khác nhau có độ tan khác nhau.

CH1 trang 36 Vở bài tập KHTN 8: Dung dịch bão hoà là …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan được nữa.

CH2 trang 36 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Độ tan của muối ăn là 35,9 gam trong 100 gam nước ở 20 oC.

Khối lượng sodium chloride cần là:

S=mct×100mH2Omct=S×mH2O100=35,9×200100=71,8(gam).

II. Cách tính độ tan của một chất trong nước trang 37 Vở bài tập KHTN 8:

……………………………………………………………

……………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Lời giải:

Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là:

S=mct×100mnuoc(g/100gH2O)

Trong đó:

mct là khối lượng của chất tan được hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hoà, có đơn vị là gam.

mnước là khối lượng của nước, có đơn vị là gam.

LT1 trang 37 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Độ tan của muối sodium nitrate (NaNO3) ở 0 oC là:

S=mct×100mH2O=14,2×10020=71(gam/100gamH2O).

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn trong nước trang 37 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Lời giải:

- Khi tăng nhiệt độ, độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng.

Ví dụ: Độ tan của đường ăn trong nước ở 30oC là 216,7 gam trong khi ở 60oC là 288,8 gam.

- Có một số chất khi tăng nhiệt độ, độ tan lại giảm.

LT2 trang 37 Vở bài tập KHTN 8:

a) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

a) Độ tan của đường ăn trong nước ở 30 oC là 216,7 gam/100 gam H2O.

Khối lượng đường tối đa có thể hoà tan trong 250 gam nước ở 30 oC:

S=mct×100mH2Omct=S×mH2O100=216,7×250100=541,75(gam).

b) Độ tan của đường ăn trong nước ở 60 oC là 288,8 gam/100 gam H2O.

Khối lượng đường tối đa có thể hoà tan trong 250 gam nước ở 60 oC:

S=mct×100mH2Omct=S×mH2O100=288,8×250100=722(gam).

III. Nồng độ dung dich trang 37 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

………………………………………………………………

Lời giải:

Để biểu thị lượng chất tan có trong một lượng dung môi hoặc lượng dung dịch cụ thể người ta dùng khái niệm nồng độ dung dịch.

Có hai loại nồng độ dung dịch thường được sử dụng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.

1. Nồng độ phần trăm trang 38 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Lời giải:

Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

C%=mct×100mdd(%)

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan, có đơn vị là gam.

mdd là khối lượng dung dịch, có đơn vị là gam.

Khối lượng dung dịch bằng tổng khối lượng của chất tan và khối lượng dung môi.

Nếu biết được nồng độ phần trăm của dung dịch thì ta có thể xác định được khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch theo các biểu thức sau:

mct=mdd×C%100;mdd=mct×100C%

VD1 trang 38 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

- Khối lượng dung dịch có trong chai dịch truyền là:

C%=mct×100mdd(%)mdd=25×1005=500(gam).

- Khối lượng nước có trong chai dịch truyền là: 500 – 25 = 475 (gam).

VD2 trang 38 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Tính toán trước pha chế:

Khối lượng NaCl cần dùng để pha chế là: mNaCl=500×0,9100=4,5(gam).

Khối lượng nước cần dùng để pha chế là: mnước = mdd - mchất tan = 500 – 4,5 = 495,5 (gam).

Cách pha chế:

Bước 1: Cân chính xác 4,5 gam muối ăn cho vào cốc dung tích 1000 mL.

Bước 2: Cân lấy 495,5 gam nước cất, rồi cho dần vào cốc và khấy nhẹ cho tới khi thu được 500 gam dung dịch sodium chloride 0,9%.

2. Nồng độ mol của dung dịch trang 38 Vở bài tập KHTN 8:

……………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………

Lời giải:

Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Đơn vị của nồng độ mol là mol/L và thường được kí hiệu là M.

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: CM=nV

Trong đó:

n là số mol chất tan, có đơn vị là mol.

V là thể tích dung dịch, có đơn vị là lít.

Nếu biết được nồng độ mol của dung dịch ta có thể xác định được số mol chất tan và thể tích dung dịch theo các biểu thức sau:

n=CM×V;V=nCM

LT3 trang 39 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Đổi 100 mL = 0,1 lít.

Số mol chất tan có trong dung dịch là:

nCuSO4 = CM x V = 0,1 x 0,1 = 0,01 (mol).

Khối lượng chất tan cần dùng để pha chế là:

nCuSO4 = n x M = 0,01 x (64+32+16x4) = 1,6 (gam).

Ghi nhớ trang 39 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Lời giải:

- Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi.

- Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

- Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

C%=mct×100mdd(%)

- Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Đơn vị của nồng độ mol là mol/L và thường được kí hiệu là M.

CM=nV

Bài tập 1 trang 40 Vở bài tập KHTN 8:

a) Tính độ tan của muối potassium sulfate (K2SO4) ở 40 oC, biết để tạo ra dung dịch K2SO4 bão hoà ở nhiệt độ này, người ta cần hoàn tan 7,5 gam K2SO4 trong 50 gam nước.

b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch K2SO4 bão hoà trên ở 40 oC.

Lời giải:

a) Độ tan của muối potassium sulfate (K2SO4) ở 40 oC là:

S=mctmH2O.100=7,550.100=15gam/100gamH2O.

b) Nồng độ phần trăm của dung dịch K2SO4 bão hoà trên ở 40 oC.

C%=S100+S.100%=15100+15.100%13,04%.

Bài tập 2 trang 40 Vở bài tập KHTN 8: Cho 0,5 lít dung dịch sodium hydrogencarbonate (NaHCO3) 0,2M phản ứng hoàn toàn với dung dịch hydrochloric acid (HCl) dư thu được sodium chloride (NaCl), khí carbon dioxide (CO2) và nước theo phương trình hoá học sau:

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

a) Tính thể tích khí carbon dioxide thu được ở điều kiện chuẩn.

b) Tính khối lượng sodium chloride thu được sau phản ứng.

Lời giải:

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

nNaHCO3 = 0,5.0,2 = 0,1mol

a) Theo phương trình hoá học:

nCO2=nNaHCO3=0,1molVCO2=0,1.24,79=2,479(L).

b) Theo phương trình hoá học:

nNaCl=nNaHCO3=0,1molmNaCl=0,1.58,5=5,85gam.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bài tập Chủ đề 1

Bài 8: Acid

Bài 9: Base

Bài 10: Thang pH

1 1,550 24/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: