Vở bài tập KHTN 8 Bài 16 (Cánh diều): Áp suất

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 16.

1 873 05/12/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 16: Áp suất

CH1 trang 84 Vở bài tập KHTN 8: Một số ví dụ về áp lực trong thực tế ………

Lời giải:

Một số ví dụ về áp lực trong thực tế.

- Cái máy giặt đặt trên mặt sàn có trọng lượng tác dụng lực ép có phương vuông góc với mặt sàn.

- Chiếc ô tô đỗ ở mặt đường bằng phẳng tạo áp lực lên mặt đường đúng bằng trọng lượng của nó.

CH2 trang 84 Vở bài tập KHTN 8: Ở hình 16.1 SGK, lực không phải là áp lực là ……… Vì ……

Lời giải:

Ở hình 16.1 SGK, lực không phải là áp lực là lực do người tác dụng lên xe kéo không phải là áp lực vì lực này có phương không vuông góc với mặt bị ép.

TN trang 84 Vở bài tập KHTN 8: So sánh độ lún trong mỗi trường hợp và rút ra kết luận:

……………………

Lời giải:

- So sánh độ lún trong mỗi trường hợp:

+ Với cùng một áp lực thì trường hợp b lún sâu hơn trường hợp a.

+ Trên một diện tích bị ép không đổi thì trường hợp c lún sâu hơn trường hợp a.

- Kết luận:

+ Với cùng một áp lực, diện tích bị ép giảm thì tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép càng lớn.

+ Trên một diện tích bị ép không đổi, tăng áp lực thì tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép càng lớn.

CH3 trang 85 Vở bài tập KHTN 8: Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a ……… so với trường hợp ở hình 16.2b vì ……

Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở 16.2a ……… so với trường hợp ở hình 16.2c: vì ………..

Lời giải:

- Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn so với trường hợp ở hình 16.2b vì cùng một lực tác dụng, diện tích bề mặt bị ép lớn hơn thì áp suất nhỏ hơn.

- Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn ở hình 16.2c vì cùng một diện tích bị ép, lực ép nhỏ hơn thì áp suất nhỏ hơn.

LT trang 85 Vở bài tập KHTN 8: Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp (a) ở hình 16.3…………

Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp (b) ở hình 16.3…………

Lời giải:

- Trường hợp hình 16.3a:

Diện tích bề mặt bị ép là S1 = 1 . 1 = 1 m2

Áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn là p1=FS1=PS1=2001=200N/m2

- Trường hợp hình 16.3b:

Diện tích bề mặt bị ép là S1 = 1 . 2 = 2 m2

Áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn là p2=FS2=PS2=2002=100N/m2

CH4 trang 86 Vở bài tập KHTN 8:

a) Các mũi đinh đều được làm nhọn vì ……..

b) Phần lưỡi dao thường được mài mỏng vì …..

Khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao vì …..

c) Khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ cần dùng giày đế phẳng và rộng vì ……….

Lời giải:

a) Các mũi đinh đều được làm nhọn vì khi giảm diện tích mặt bị ép làm tăng áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc giúp việc đóng đinh được dễ dàng hơn.

b) Phần lưỡi dao thường được mài mỏng vì khi giảm diện tích mặt bị ép làm tăng áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc giúp việc thái thức ăn dễ dàng hơn.

Khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao vì áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc tăng giúp việc thái thức ăn dễ hơn.

c) Khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ cần dùng giày đế phẳng và rộng vì diện tích mặt bị ép tăng làm giảm áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc giúp người thợ không để lại vết sâu trên nền nhà khi di chuyển.

VD trang 86 Vở bài tập KHTN 8: Ví dụ trong thực tế về những trường hợp cần tăng hoặc giảm áp suất và giải thích cách làm tăng hoặc giảm áp suất trong những trường hợp đó.

Lời giải:

Ví dụ trường hợp cần tăng áp suất: Ngày tết bố mẹ em hay xếp bánh chưng ra mặt bàn và dùng vật nặng đè lên làm tăng áp lực lên bánh, tạo áp suất lớn ép cho bánh ráo nước, dền ngon hơn.

Ghi nhớ trang 86 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

................................................................................

...............................................................................

...............................................................................

..............................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

Áp suất được tính bằng áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép.

áp suất = áplcdintíchbmt

Đơn vị áp suất là paxcan, kí hiệu là Pa.

Có thể thay đổi áp suất tác dụng lên một diện tích mặt bị ép bằng cách thay đổi áp lực hoặc thay đổi diện tích mặt bị ép.

Câu hỏi 1 trang 87 Vở bài tập KHTN 8: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

A. p = FS.

B. p = F.S.

C. F = PS.

D. p = d.V.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Công thức tính áp suất là p = FS.

Câu hỏi 2 trang 87 Vở bài tập KHTN 8: Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Muốn tăng áp suất thì giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

Câu hỏi 3 trang 87 Vở bài tập KHTN 8: Ở hình vẽ dưới đây, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất?

Ở hình vẽ dưới đây, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất?

Lời giải:

Ở trường hợp D áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất vì có độ lớn áp lực lớn nhất và diện tích mặt bị ép nhỏ nhất.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Bài tập Chủ đề 3

Bài 18: Lực có thể làm quay vật

Bài 19: Đòn bẩy

Bài tập Chủ đề 4

1 873 05/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: