Vở bài tập KHTN 8 Bài 5 (Cánh diều): Tính theo phương trình hóa học

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 5: Tính theo phương trình hóa học sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 5.

1 1,746 24/10/2023


Giải VBT KHTN 8 Bài 5: Tính theo phương trình hóa học

I. Xác định khối lượng, số mol của chất phản ứng và sản phẩm trong phản ứng hoá học trang 32 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Lời giải:

Để tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm trong một phản ứng hoá học, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Viết phương trình hoá học của phản ứng.

Bước 2: Tính số mol chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích.

Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học và số mol chất đã biết để tìm số mol chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm.

Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích của chất cần tìm.

LT1 trang 32 Vở bài tập KHTN 8: Lập phương trình hoá học của phản ứng:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

a)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Lập phương trình hoá học của phản ứng:

4Al + 3O2 → 2Al2O3.

Số mol Al tham gia phản ứng:

nAl=mAlMAl=0,5427=0,02(mol).

a) Từ phương trình hoá học ta có:

nAl2O3=12.nAl=0,01(mol)mAl2O3=0,01.(27.2+16.3)=1,02(gam).

b) Từ phương trình hoá học ta có:

nO2=34.nAl=34.0,02=0,015(mol).VO2=0,015.24,79=0,37185(lit).

1. Chất phản ứng hết, chất phản ứng dư trang 33 Vở bài tập KHTN 8:

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Lời giải:

- Chất phản ứng hết là chất không còn sau khi phản ứng kết thúc.

- Chất phản ứng dư là chất còn lại sau khi kết thúc phản ứng.

- Lượng chất sản phẩm tạo thành được tính theo chất phản ứng hết.

CH1 trang 33 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Phương trình hoá học: 2H2 + O2 → 2H2O

Ban đầu:        1   0,4  0   mol

Phản ứng:       0,8   0,4  0,8   mol

Sau phản ứng:      0,2   0  0,8   mol

Vậy sau phản ứng H2 dư 0,2 mol.

2. Hiệu suất phản ứng trang 33 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………............

………………………………………………

Lời giải:

Hiệu suất phản ứng (kí hiệu là H) là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết.

Thông thường, hiệu suất phản ứng biểu thị theo phần trăm và được tính theo biểu thức:

H=mtt×100mlt(%)

Trong đó:

mtt là khối lượng chất (g) thu được theo thực tế.

mlt là khối lượng chất (g) thu được theo lí thuyết (tính theo phương trình).

H là hiệu suất phản ứng (%).

CH2 trang 33 Vở bài tập KHTN 8:

a) Hiệu suất phản ứng được tính: ………………………………………………………

b) Hiệu suất của phản ứng được tính bằng 100% khi………………………………….

Lời giải:

a) Hiệu suất phản ứng được tính: H=mtt×100mlt(%)

Trong đó:

mtt là khối lượng chất (g) thu được theo thực tế.

mlt là khối lượng chất (g) thu được theo lí thuyết (tính theo phương trình).

b) Hiệu suất của phản ứng được tính bằng 100% khi phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn.

VD trang 34 Vở bài tập KHTN 8:

a) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

a) Phương trình hoá học: 2Al2O3 cryolitedienphannongchay 4Al + 3O2

Khối lượng:        (2 . 102)    →  (4 . 27)    gam

Khối lượng lí thuyết:     102    →    x    kg

mAl(lt)=x=102.4.272=54(kg)

H=mtt×100mlt(%)=51,3×10054(%)=95(%).

b) Phương trình hoá học: 2Al2O3 cryolitedienphannongchay 4Al + 3O2

Giả sử khối lượng:     (2 . 102)    →  (4 . 27)   gam

Khối lượng lí thuyết:     y    →    54    kg

mAl2O3(lt)=y=54.2.1024.27=102(kg)

H=mlt×100mtt(%)mtt=102×100(%)92(%)=110,87(kg).

Ghi nhớ trang 34 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Lời giải:

Các bước tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm trong một phản ứng hoá học:

Bước 1: Viết phương trình hoá học của phản ứng.

Bước 2: Tính số mol chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích.

Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học và số mol chất đã biết để tìm số mol chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm.

Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích của chất cần tìm.

Hiệu suất phản ứng (kí hiệu là H) là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết.

Bài tập 1 trang 34 Vở bài tập KHTN 8: Hoà tan 6,5 gam bột zinc (Zn) trong dung dịch hydrochloric acid (HCl) dư, thu được muối zinc chloride (ZnCl2) và khí hydrogen (H2).

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng của muối zinc chloride tạo thành.

c) Tính thể tích khí hydrogen thu được ở điều kiện chuẩn.

Lời giải:

a) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

b) nZn=6,565=0,1mol

Theo phương trình hoá học:

nZnCl2=nZn=0,1molmZnCl2=0,1.136=13,6gam.

c) Theo phương trình hoá học:

nH2=nZn=0,1mol;VH2=0,1.24,79=2,479L.

Bài tập 2 trang 35 Vở bài tập KHTN 8: Người ta thực hiện phản ứng nung vôi từ đá vôi (thành phần chính là CaCO3) theo phương trình hoá học sau:

CaCO3 to CaO + CO2

a) Tính hiệu suất phản ứng khi nung 150 kg CaCO3, biết khối lượng CaO thu được sau phản ứng là 67,2 kg.

b) Giả sử khối lượng CaO thu được là 70 kg và hiệu suất của phản ứng là 85%, tính khối lượng CaCO3 đã dùng.

c) Tìm hiểu và cho biết những tác hại của hoạt động nung vôi đối với môi trường. Hãy cho biết nhận xét của em.

Lời giải:

a)

CaCO3 to CaO + CO2

100 gam → 56 gam

x kg → 67,2 kg

Khối lượng CaCO3 phản ứng theo lí thuyết là: x=100.67,256=120kg.

Hiệu suất phản ứng là: H = 120150.100%=80%.

b)

CaCO3 to CaO + CO2

100 gam → 56 gam

y → 70 kg

Khối lượng CaCO3 phản ứng theo lí thuyết là: y=100.7056=125kg.

Khối lượng CaCO3 đã dùng là: nCaCO3 = 12585.100 = 147,06 kg.

c) Tác hại của hoạt động nung vôi đối với môi trường:

+ Các lò nung vôi thủ công thường không có kế hoạch khai thác nguyên liệu, khiến nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt.

+ Trong quá trình nung vôi còn xả ra nhiều khói bụi ra ngoài môi trường khiến môi trường bị ô nhiễm.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Nồng độ dung dịch

Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bài tập Chủ đề 1

Bài 8: Acid

Bài 9: Base

1 1,746 24/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: