Vở bài tập KHTN 8 Bài 21 (Cánh diều): Mạch điện

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 21: Mạch điện sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 8 Bài 21.

1 1169 lượt xem


Giải VBT KHTN 8 Bài 21: Mạch điện

LT1 trang 109 Vở bài tập KHTN 8: Dùng các kí hiệu cho ở bảng 21.1, vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 2 pin, 1 công tắc, 1 đèn LED, 1 ampe kế.

Lời giải:

Dùng các kí hiệu cho ở bảng 21.1, vẽ sơ đồ mạch điện gồm

TN trang 109 Vở bài tập KHTN 8:

- Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 2 pin, 1 công tắc, 1 bóng đèn, dây dẫn điện.

- Hiện tượng khi đóng và mở công tắc: ………………

Lời giải:

Thí nghiệm:

- Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 2 pin, 1 công tắc, 1 bóng đèn, dây dẫn điện.

- Hiện tượng khi đóng và mở công tắc:

+ Khi mở công tắc: bóng đèn không sáng.

+ Khi đóng công tắc: bóng đèn sáng.

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 pin, 1 công tắc

CH1 trang 109 Vở bài tập KHTN 8: Vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch điện đã mắc trong thí nghiệm trên.

Lời giải:

Vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch điện đã mắc

CH2 trang 110 Vở bài tập KHTN 8: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn và các dây dẫn điện.

Lời giải:

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 1 công tắc

CH3 trang 110 Vở bài tập KHTN 8: Mạch điện dùng rơle ở hình 21.6 SGK hoạt động như sau: Khi đóng hoặc mở công tắc của rơle thì sẽ có dòng điện chạy qua cuộn dây của rơle, cuộn dây này sẽ đóng hay mở công tắc của mạch điện dùng đèn ở vị trí 1 hoặc 2. Hoạt động của mạch điện khi rơle đóng công tắc mạch ở vị trí 1 và vị trí 2 như sau: ………

Lời giải:

Hoạt động của mạch điện khi rơle đóng công tắc mạch ở vị trí 1 và vị trí 2 như sau:

- Khi rơ-le đóng công tắc mạch ở vị trí 1: Dòng điện từ cực dương qua công tắc đến bóng đèn Đ1 rồi trở về cực âm. Lúc này Đ1 sáng, Đ2 tắt.

- Khi rơ-le đóng công tắc mạch ở vị trí 2: Dòng điện từ cực dương qua công tắc đến bóng đèn Đ2 rồi trở về cực âm. Lúc này Đ2 sáng, Đ1 tắt.

CH4 trang 111 Vở bài tập KHTN 8:

- Các thiết bị an toàn như cầu chì, rơle và cầu dao tự động có ở đâu trong

+ Lớp học?

……….

+ Nhà?

………..

- Tác dụng của

+ cầu chì: …….

+ rơle: ………

+ cầu dao tự động: ……..

Lời giải:

- Các thiết bị an toàn như cầu chì, rơle và cầu dao tự động có ở đâu trong

+ Lớp học?

ở phía đầu phòng học.

+ Nhà?

ở vị trí của các mạch chính trong nhà.

- Tác dụng của

+ cầu chì: đứt dây chì để ngắt mạch điện khi dòng điện quá lớn để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và phòng chống cháy nổ.

+ rơle: tự động nhảy công tắc ngắt mạch điện khi dòng điện quá lớn để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và phòng chống cháy nổ.

+ cầu dao tự động: tự động nhảy để ngắt mạch điện khi dòng điện quá lớn hoặc hoặc dùng tay để ngắt mạch điện khi cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và phòng chống cháy nổ.

CH5 trang 112 Vở bài tập KHTN 8: Mạch điện của chuông điện được mô tả như sơ đồ hình 21.10 SGK: Khi có dòng điện trong mạch, cuộn dây sẽ hút lá thép đàn hồi làm búa gõ vào chuông. Chuông sẽ kêu cho đến khi ngắt điện vì: ………

Lời giải:

Chuông sẽ kêu cho đến khi ngắt điện vì: dòng điện qua cuộn dây liên tục tạo ra lực hút lá thép đàn hồi để búa gõ vào chuông.

LT2 trang 112 Vở bài tập KHTN 8: Các thiết bị điện ở xe đạp điện: ……

Lời giải:

Các thiết bị điện ở xe đạp điện: Công tắc, acquy, còi, đèn, ……..

LT3 trang 112 Vở bài tập KHTN 8: Sơ đồ mạch điện đơn giản mô tả nguồn điện của xe đạp điện cung cấp dòng điện cho còi (có vai trò như chuông điện) được vẽ như sau:

...........................................................................

...........................................................................

Lời giải:

Sơ đồ mạch điện đơn giản mô tả nguồn điện của xe đạp điện

VD trang 112 Vở bài tập KHTN 8: Sơ đồ mạch điện mô tả cách mắc các bộ phận chính của đèn pin, gồm: 2 pin (2 nguồn điện ghép nối tiếp), bóng đèn, công tắc và các dây dẫn điện được vẽ như sau:

Lời giải:

Sơ đồ mạch điện mô tả cách mắc các bộ phận chính của đèn pin

Tìm hiểu thêm trang 113 Vở bài tập KHTN 8: Một số trường hợp dùng LED trong thực tế: …….

Lời giải:

Một số trường hợp dùng LED trong thực tế:

- Pha led cho chiếu sáng sân khấu, rạp hát. ...

- Đèn pha led chiếu sáng siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại. ...

- Đèn pha led chiếu sáng đường phố ...

- Đèn pha led chiếu sáng sân vườn. ...

- Đèn pha led chiếu sáng công viên, quảng trường. ...

- Đèn cao áp chiếu sáng sân vận động, thể thao.

Ghi nhớ trang 113 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

...............................................................................................

...............................................................................................

..............................................................................................

..............................................................................................

Lời giải:

Ghi nhớ:

- Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ mạch điện.

- Trong các mạch điện thường có các thiết bị an toàn như cầu chì, rơ le, cầu dao tự động.

- Chuông điện phát ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua.

Câu hỏi 1 trang 113 Vở bài tập KHTN 8: Hãy cho biết tác dụng của sơ đồ mạch điện.

Lời giải:

Người ta dùng sơ đồ mạch điện để mô tả mạch điện. Dựa vào sơ đồ mạch điện có thể biết được các thiết bị điện xuất hiện ở trong mạch điện, cách ghép nối chúng và từ đó có thể lắp hoặc sửa chữa mạch điện.

Câu hỏi 2 trang 113 Vở bài tập KHTN 8: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, 1 cầu chì, 1 công tắc điện, 1 vôn kế, 1 ampe kế và các dây nối. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng.

Lời giải:

Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 1 bóng đèn

Câu hỏi 3 trang 114 Vở bài tập KHTN 8: Mũi tên chỉ chiều dòng điện trong hình nào dưới đây là đúng?

Mũi tên chỉ chiều dòng điện trong hình nào dưới đây là đúng?

Lời giải:

Đáp án đúng là B, D

Dòng điện đi từ cực dương, qua các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

A sai vì mạch hở.

C sai vì dòng điện đi từ cực dương tới cực âm.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 22: Tác dụng của dòng điện

Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bài tập Chủ đề 5

Bài 24: Năng lượng nhiệt

Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

1 1169 lượt xem