50 bài tập Trắc nghiệm lý thuyết Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol (có đáp án 2024) - Hóa học 11

Với trắc nghiệm lý thuyết Hóa 11 Chương 8 Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol môn Hóa học lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập trắc nghiệm lý thuyết Hóa 11 Chương 8 Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol. Mời các bạn đón xem:

1 3,828 05/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm lý thuyết Hóa 11 Chương 8 Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol – Hóa học lớp 11

Câu 1: Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là

A. CnH2n - 1OH (n ≥ 3).

B. CnH2n +1CHO (n ≥ 0).

C. CnH2n + 1COOH (n ≥ 0).

D. CnH2n + 1OH (n ≥ 1).

Câu 2: Tên thay thế của C2H5OH là

A. ancol etylic

B. ancol metylic

C. etanol

D. metanol.

Câu 3: Công thức cấu tạo của ancol đơn chức A có tỉ khối so với hiđro bằng 16 là

A. CH3CH2OH

B. CH2=CHCH2OH

C. CH3OH

D. CH3CH(CH3)OH

Câu 4: Tên gọi nào dưới đây không đúng với hợp chất (CH3)2CHCH2CH2OH?

A. ancol iso-amylic

B. 2-metylbutan-4-ol

C. 3-metylbutan-1-ol

D. Ancol iso-pentylic

Câu 5: Số đồng phân ancol ứng với công thức phân tử C3H8O là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 6: Tên quốc tế của ancol có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3

A. 3-etyl hexan-5-ol.

B. 3-metyl pentan-2-ol.

C. 4-etyl pentan-2-ol.

D. 2-etyl butan-3-ol.

Câu 7: Ancol etylic (C2H5OH) tác dụng được với tất cả các chất nào trong các dãy sau

A. Na, HBr, CuO

B. Na, HBr, Fe

C. CuO, KOH, HBr.

D. Na, HBr, NaOH

Câu 8: Chất nào sau đây khi tác dùng với H2 (Ni, to) tạo ra ancol etylic?

A. HCOOCH3

B. C2H5OC2H5

C. CH3CHO

D. CH2=CHCHO

Câu 9: Đun ancol có công thức CH3-CH(OH)-CH2-CH3 với H2SO4 đặc ở 170o C, thu được sản phẩm chính có công thức cấu tạo như sau

A. CH2=C(CH3)

B. CH3-CH=CH-CH3

C. CH2=CH-CH2-CH3

D. CH3-CH2-O-CH2-CH3

Câu 10: Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo của glixerol

A. CH2OH-CH2OH-CH3

B. CH2OH-CHOH-CH2OH

C. CH2OH-CH2OH

D. CH3-CHOH-CHOH-CH2OH

Câu 11: Ancol nào dưới đây là ancol bậc III:

A. 2,2-đimetyl propan-1-ol.

B. 3 metyl butan-2-ol.

C. 3-metyl butan-1-ol.

D. 2-metyl butan-2-ol.

Câu 12: Rượu pha chế dùng cồn công nghiệp có chứa hàm lượng metanol cao, có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng. Công thức phân tử của metanol là

A. C2H5OH

B. C3H5OH

C. CH3OH

D. C3H7OH

Câu 13: Đề hiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol thu được sản phẩm chính là anken nào sau đây?

A. 2-metyl but-2-en

B. 2-metyl but-1-en

C. 3-metyl but-1-en

D. Pent-1-en

Câu 14: Để phân biệt glixerol và etanol đựng trong 2 lọ không có nhãn, ta dùng thuốc thử là

A. Kim loại Na

B. Cu(OH)2

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch brom

Câu 15: Cho các ancol sau: CH3OH, C2H5OH, HOCH2-CH2OH, HOCH2-CH2-CH2OH, CH3-CH(OH)-CH2OH.

Số anncol cho ở trên phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 16: Oxi hóa ancol nào sau đây không tạo anđehit?

A. CH3OH.

B. (CH3)2CHCH2OH.

C. C2H5CH2OH

D. CH3CH(OH)CH3.

Câu 17: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là

A. 2-metylpropen và but-1-en.

B. propen và but-2-en.

C. eten và but-2-en

D. eten và but-1-en.

Câu 18: Sản phẩm chính thu được khi tách nước từ 3-metylbutan-2-ol là

A. 3-metylbut-1-en

B. 2-metylbut-2-en.

C. 3-metylbut-2-en.

D. 2-metylbut-3-en

Câu 19: Sản phẩm chính của phản ứng cộng nước vào propylen (xúc tác H2SO4 loãng) là

A. Ancol propylic

B. Ancol etylic

C. Ancol sec-butylic

D. Ancol iso-propylic

Câu 20: Ancol etylic có thể điều chế trực tiếp từ

A. dung dich saccarozơ

B. etanal

C. etylen glycol

D. metan

Câu 21: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

A. C2H5OH +CH3COOH

B. C2H5OH + HBr

C. C2H5OH+O2

D. C2H5OH +NaOH

Câu 22: Cho các ancol sau: metanol, propan-1-ol, butan-2-ol, 3-metylbutan-2-ol và 2-metylpropan-2-ol. Số ancol khi tác dụng với CuO/to tạo ra xeton là

A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 23: Hãy chọn phát biểu đúng:

A. Phenol là chất có nhóm –OH, trong phân tử có chứa nhân benzen.

B. Phenol là chất có nhóm –OH không liên kết trực tiếp với nhân benzen.

C. Phenol là chất có nhóm –OH gắn trên mạch nhánh của hidrocacbon thơm.

D. Phenol là chất có một hay nhiều nhóm –OH liên kết trực tiếp với nhân benzen.

Câu 24: C7H8O có số đồng phân phenol là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 25: Có 3 chất: C6H5OH, C6H5CH2OH, CH2=CH-CH2OH.

Người ta thực hiện một số phản ứng thì thấy rằng:

- Chất X phản ứng được với Na.

- Chất Y phản ứng được với NaOH.

- Chất Z phản ứng được với Br2.

Các chất X, Y, Z lần lượt là :

A. C6H5OH, C6H5CH2OH, CH2=CH-CH2OH.

B. C6H5OH, CH2=CH-CH2OH, C6H5CH2OH.

C. C6H5CH2OH, C6H5OH, CH2=CH-CH2OH.

D. C6H5CH2OH, CH2=CH-CH2OH, C6H5OH.

Câu 26: Chất 3-MCPĐ ( 3-monoclopropanđiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây ra bệnh ung thư, vì vậy cần tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn mua nước tương. Công thức cấu tạo của 3-MCPĐ là

A. CH3-CH2-CCl(CH2CH2CH3)-[CH2]6-CH3

B. OHCH2-CHOH-CH2Cl

C. H2N-CH2-CH(NH2)-CH2Cl

D. OHCH2-CH2-CHCl-CH2-CH2OH

Câu 27: Trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, có một thứ đặc sản không thể không nhắc tới là các loại "rượu thuốc". Cách thức làm rượu thuốc nhìn chung đều đơn giản, chỉ cần sơ chế các loại thảo dược, động vật hoặc bộ phận của chúng rồi ngâm với rượu trắng có nồng độ cao trong thời gian tối thiểu khoảng 100 ngày là dùng được. Cơ sở khoa học của việc ngâm rượu là

A. Ancol etylic có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên có thể làm các hoạt chất sinh học dễ bay hơi hơn.
B. Ancol etylic là dung môi tốt, hòa tan được nhiều hoạt chất sinh học cả phân cực và không phân cực.
C. Ancol etylic tác dụng hóa học với các hoạt chất sinh học tạo thành các sản phẩm có "dược tính" mạnh hơn.
D. Ancol etylic phản ứng hóa học với các hoạt chất sinh học làm cho chúng trở nên "ngon" hơn.

Câu 28: Cho các phát biểu sau:

(1) Phenol tan vô hạn trong nước ở 66°C.

(2) Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic.

(3) Phenol tan tốt trong etanol.

(4) Phenol làm quỳ tím hóa đỏ.

(5) Phản ứng thế vào benzen dễ hơn vào nhân thơm của phenol.

(6) Phenol có thể phản ứng với dung dịch NaOH còn ancol etylic thì không.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 29: Các ancol được phân loại dựa trên cơ sở:

A. số lượng nhóm OH.

B. đặc điểm cấu tạo gốc hidrocacbon

C. bậc của ancol

D. tất cả các cơ sở trên.

Câu 30: Độ rượu là

A. Số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu.

B. Số ml rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.

C. Khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.

D. Khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu.

Câu 31: Để phân biệt ancol bậc I và ancol bậc II người ta lần lượt dùng hóa chất sau

A. CuO (to); Ag2O/NH3)

B. CH3COOH; NaOH

C. H2SO4 đặc (170o C)

D. O2 (men giấm)

Câu 32: Cho các phát biểu sau:

(a) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 70oC.

(b) Tính axit của phenol mạnh hơn nước là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm –OH.

(c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục.

(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen do ảnh hưởng của nhóm –OH tới vòng benzen.

(e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (C6H5 – là gốc phenyl).

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Câu 33: Trong những chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất

A. CH3OH

B. C2H5OH

C. C3H7OH

D. C4H9OH

Câu 34: Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25° có nghĩa là:

A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.

B. cứ 100g dd thì có 25 ml ancol nguyên chất.

C. cứ 100g dd thì có 25g ancol nguyên chất.

D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.

Câu 35: Điều kiện của phản ứng tách nước: CH3-CH2-OH CH2 = CH2 + H2O là:

A. H2SO4 đặc, 120oC

B. H2SO4 loãng, 140oC

C. H2SO4 đặc, 170oC

D. H2SO4 đặc, 140oC

Câu 36: Tiến hành tách nước hỗn hợp gồm hai ancol đồng đẳng thu được 3 olefin ở thể khí (đktc). Hai ancol trong hỗn hợp có thể là:

A. butan-2-ol và etanol.

B. etanol và butan-1-ol.

C. butan-2-ol và pentan-2-ol.

D. etanol và metanol.

Câu 37: Hãy chọn phát biểu sai:

A. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.

B. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hóa trong không khí.

C. Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với Br2 tạo kết tủa trắng.

D. Nhóm –OH và gốc phenyl ở phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Câu 38: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH?

A. Propan -1, 2-điol

B. Glixerol

C. Ancol benzylic

D. Ancol etylic

Câu 39: Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: NaOH, HCl, Br2, (CH3CO)2CO, CH3COOH, Na, NaHCO3, CH3COCl

A. 4

B. 6

C. 5

D. 7

Câu 40: Để nhận biết các chất etanol, propenol, etilenglicol, phenol có thể dùng các cặp chất:

A. Nước Br2 và NaOH

B. Nước Br2 và Cu(OH)2

C. KMnO4 và Cu(OH)2

D. NaOH và và Cu(OH)2

Câu 41: Có bao nhiêu ancol C5H12O tách nước thu được một anken duy nhất?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 42: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây:

A. NaHCO3

B. NaOH

C. Na

D. Br2

Câu 43: Ancol bậc hai X có công thức phân tử C6H14O. Đun X với H2SO4 đặc ở 170o C chỉ tạo ra một anken duy nhất, tên X

A. 2,3-đimetyl butanol-2

B. 2,3-đimetyl butanol-1

C. 2-metyl pentanol-3

D. 3,3-đimetyl butanol-2

Câu 44: Cho dãy chuyển hóa sau: CH3CH2CH(OH)CH3 H2SO4 , 170oCE Br2 (dung dich)F

Biết E, F là sản phẩm chính, các chất phản ứng với nhau theo tỉ lệ 1:1 về số mol. Công thức cấu tạo của E và F lần lượt là cặp chất trong dãy nào sau đây?

A. CH3CH2CH=CH2, CH3CH2CHBrCH2Br

B. CH3CH=CH=CH3, CH3CHBrCHBrCH3

C. CH3CH=CHCH3, CH3CH2CBr2CH3

D. CH3CH2CH=CH2, CH2BrCH2CH=CH2

Câu 45: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH loãng nóng:

A. vinyl clorua

B. benzyl clorua

C. etyl axetat

D. phenol

Câu 46: Công thức phân tử C4H10O có số đồng phân

A. 2 đồng phân thuộc chức ete

B. 3 đồng phân thuộc chức ancol (ancol)

C. 2 đồng phân ancol (ancol) bậc 1

D. Tất cả đều đúng

Câu 47: Chất nào sau đây khi tác dùng với H2 (Ni, to) tạo ra ancol etylic?

A. HCOOCH3

B. C2H5OC2H5

C. CH3CHO

D. CH2=CHCHO

Câu 48: Ancol X khi phản ứng với Na cho số mol H2 tạo thành bằng số mol ancol tham gia phản ứng. X là chất nào trong các chất dưới đây:

A. metanol

B. etanol

C. etylen glicol

D. grixerol

Câu 49: Có bao nhiêu ancol có công thức phân tử là C4H10O khi bị oxi hóa tạo thành anđehit?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 50: Rượu etylic có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete là do

A. rượu etylic có chứa nhóm –OH.

B. nhóm –OH của rượu bị phân cực.

C. rượu etylic tan vô hạn trong nước.

D. giữa các phân tử rượu có liên kết hiđro.

Đáp án

1. D

2. C

3. C

4. B

5. C

6. B

7. A

8. C

9. B

10. B

11. D

12. C

13. A

14. B

15. A

16. D

17. C

18. B

19. D

20. B

21. D

22. B

23. D

24. C

25. C

26. B

27.B

28. B

29. D

30. A

31. A

32. A

33. D

34. D

35. C

36. A

37. A

38. B

39. C

40. B

41. B

42. A

43. D

44. B

45. A

46. C

47. C

48. C

49. A

50. D

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Bài tập trọng tâm về Ancol và cách giải

Dạng 1: Bài tập xác định công thức phân tử và cách giải

Dạng 2: Bài tập về phản ứng thế ancol và cách giải

Dạng 3: Bài tập về phản ứng tách nước của ancol và cách giải

Dạng 4: Bài tập về phản ứng oxi hóa không hoàn toàn và cách giải

1 3,828 05/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: