50 Bài tập phân biệt các hidrocacbon (có đáp án 2024) và cách giải
Với bài tập phân biệt các hidrocacbon và cách giải môn Hóa học lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập phân biệt các hidrocacbon và cách giải. Mời các bạn đón xem:
Bài tập phân biệt các hidrocacbon và cách giải – Hóa học lớp 11
A. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Phương pháp nhận biết
- Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể.
- Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.
- Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết:
+ Đánh số thứ tự các lọ/bình hóa chất.
+ Tiến hành nhận biết
+ Ghi nhận hiện tượng
+ Viết phương trình.
Chất cần nhận biết |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Ankan |
Khí clo/ as |
Mất màu vàng lục của khí clo |
Anken |
Dd brom |
Nhạt màu nước brom |
Ankin |
Dd brom |
Nhạt màu nước brom |
Ank-1-in |
AgNO3/NH3 |
Kết tủa vàng nhạt |
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt axetilen và metan?
Hướng dẫn giải:
- Thuốc thử: dd brom.
- Hiện tượng: axetilen làm mất màu nước brom còn metan thì không có hiện tượng
- Phương trình:
Ví dụ 2: Một hỗn hợp gồm có khí etilen, CO2 và hơi nước. Trình bày phương pháp thu được khí etilen tinh khiết.
Hướng dẫn giải:
Khí CO2 là oxit axit nên bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo phương trình:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
H2SO4 đậm đặc rất háo nước
Vì vậy để thu được etilen tinh khiết ta dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình 1 chứa Ca(OH)2 dư, bình 2 chứa H2SO4 đậm đặc dư
Ví dụ 3: Nêu phương pháp hóa học để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được metan tinh khiết.
Hướng dẫn giải:
Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước Brom dư, khi đó etilen sẽ bị giữ lại, còn khí metan tinh khiết sẽ thoát ra:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C. Luyện tập
Câu 1: Thuốc thử dùng để nhận biết axetilen với etilen là
A. Dung dịch brom.
B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Quỳ tím.
D. Khí Clo.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử |
Axetilen |
Etilen |
AgNO3/NH3 |
Xuất hiện kết tủa vàng nhạt |
Không hiện tượng |
- Phương trình hóa học:
Đáp án B
Câu 2: Cho các lọ khí mất nhãn: N2, H2, CH4, C2H2, C2H4. Có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất khí trên?
A. Dung dịch AgNO3/NH3 và nước vôi trong.
B. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch brom và nước vôi trong.
C. Dung dịch brom, nước vôi trong.
D. Khí clo và nước vôi trong.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử |
N2 |
H2 |
CH4 |
C2H2 |
C2H4 |
AgNO3/NH3 |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Xuất hiện kết tủa vàng nhạt |
Không hiện tượng |
Dd brom |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
|
Nhạt màu nước brom |
Đốt cháy |
Không cháy |
Cháy trong không khí |
Cháy trong không khí |
|
|
Dẫn sản phẩm cháy qua nước vôi trong |
|
Không hiện tượng |
Nước vôi trong bị đục |
|
|
Phương trình:
Đáp án B
Câu 3: Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: C3H8, C2H2, SO2, CO2. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là
A. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch brom và nước vôi trong.
B. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch brom.
C. KMnO4 và nước vôi trong.
D. Dung dịch nước clo và dung dịch brom.
Hướng dẫn giải:
Phương trình:
SO2 +Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
CO2 +Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Câu 4: Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: CH4, C2H2, C2H4, CO2. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là
A. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch brom.
B. Nước vôi trong, dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch brom.
C. Dung dịch nước clo và dung dịch brom.
D. Dung dịch nước clo và nước vôi trong.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử |
CH4 |
C2H2 |
C2H4 |
CO2 |
Nước vôi trong |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Làm đục nước vôi trong |
Dung dịch AgNO3/NH3 |
Không hiện tượng |
Xuất hiện kết tủa vàng nhạt |
Không hiện tượng |
|
Dd nước brom |
Không hiện tượng |
|
Mất màu nước brom |
|
Phương trình:
CO2 +Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Đáp án B
Câu 5: Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: CH4, H2, C2H4, O2. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là
A. Dung dịch nước brom.
B. Nước vôi trong.
C. Dung dịch AgNO3/NH3, nước brom.
D. Dung dịch nước brom và nước vôi trong.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử |
CH4 |
H2 |
C2H4 |
O2 |
Dd nước brom |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Mất màu nước brom |
Không hiện tượng |
Que đóm còn tàn đỏ |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
|
Que đóm bùng cháy |
Đốt cháy 2 chất khí rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong |
Nước vôi trong bị vẩn đục |
Không hiện tượng |
|
|
Phương trình:
CO2 +Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Đáp án D
Câu 6: Cho các chất sau: n-butan, but- 1- in, buta – 1,3 – đien. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là
A. dung dịch nước brom và dung dịch AgNO3/NH3.
B. nước vôi trong và dung dịch nước brom.
C. dung dịch nước brom.
D. dung dịch AgNO3/NH3.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử |
n-butan |
but- 1- in |
buta – 1,3 – đien |
AgNO3/NH3 |
Không hiện tượng |
Xuất hiện kết tủa vàng nhạt |
Không hiện tượng |
Dung dịch nước brom |
Không hiện tượng |
|
Nhạt màu nước brom |
Phương trình:
Đáp án A
Câu 7: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt axetilen, etilen và metan?
A. Quỳ tím.
B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch nước brom.
D. Dung dịch AgNO3/NH3 và dd brom.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử |
Axetilen |
Etilen |
Metan |
AgNO3/NH3 |
Xuất hiện kết tủa vàng nhạt |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Dd brom |
|
Nhạt màu nước brom |
Không hiện tượng |
Phương trình hóa học:
Đáp án D
Câu 8: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt but-1-in và but-2-in?
A. Dung dịch brom.
B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Quỳ tím.
D. Khí Clo.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử |
but-1-in |
but-2-in |
AgNO3/NH3 |
Xuất hiện kết tủa vàng nhạt |
Không hiện tượng |
- Phương trình hóa học:
Đáp án B
Câu 9: Để phân biệt các chất sau: hex-1-in và hex-1-en ta chỉ dung một thuốc thử nào sau đây:
A. dd Brom
B. dd AgNO3
C.dd AgNO3/NH3
D.dd HCl
Hướng dẫn giải:
- Thuốc thử: dd AgNO3/NH3
- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa.
- Phương trình
Đáp án C
Câu 10: Để phân biệt các chất sau: hex-1-in, hexan và hex-1-en. Hóa chất để nhận biết ba chất trên là
A. dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch brom.
B. dung dịch KMnO4 và dung dịch brom.
C. dung dịch brom và Ca(OH)2.
D. dung dịch KMnO4 và Ca(OH)2.
Hướng dẫn giải:
Thuốc khử |
hex-1-in |
hexan |
hex-1-en |
AgNO3/NH3 |
Kết tủa |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Dd brom |
|
|
Mất màu brom |
Phương trình:
Đáp án A
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
Bài tập đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon và cách giải
Bài tập cộng H2, Br2 vào các hidrocacbon không no, mạch hở và cách giải
Trắc nghiệm lý thuyết Hóa 11 Chương 8 Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11