Công thức tính nhanh hiệu suất tổng hợp NH3 hay nhất – Hóa học lớp 11

Với công thức tính nhanh hiệu suất tổng hợp NH3 Hóa học lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính nhanh hiệu suất tổng hợp NH3 từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

1 20142 lượt xem
Tải về


Công thức tính nhanh hiệu suất tổng hợp NH3 hay nhất – Hóa học lớp 11

Bài toán tổng hợp NH3 là một dạng bài tập quan trọng của chương Nitơ – Photpho trong chương trình hóa học 11. Vậy làm thế nào để tính toán chính xác các bài tập liên quan đến phản ứng tổng hợp NH3. Các em hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.

1. Công thức tính tính nhanh hiệu suất tổng hợp NH3

Phương trình phản ứng:           N2 + 3H2 t°,p,xt 2NH3

- Công thức tính hiệu suất phản ứng:

+ Tính theo chất phản ứng: (tính theo chất có khả năng phản ứng hết)

H%=nphanungnbandau.100 hoặc H%=mphanungmbandau.100

+ Tính theo chất sản phẩm

H%=nthuctenlythuyet.100 hoặc H%=mthuctemlythuyet.100

Chú ý:

- Nếu nH2nN2>3H2 dư (so với lượng cần thiết), hiệu suất phản ứng tính theo .

- Nếu nH2nN2<3N2 dư (so với lượng cần thiết), hiệu suất phản ứng tính theo .

- Nếu nH2nN2=3 Hiệu suất tính theo N2 hoặc H2 đều được.

- Trường hợp đặc biệt nếu: nH2nN2=3 thì có thể tính nhanh hiệu suất phản ứng:

H%=(22MXMY).100

Trong đó:    MX: hỗn hợp gồm N2 và H2 ban đầu (tỉ lệ mol 1:3)

                    MY: hỗn hợp sau phản ứng

Ví dụ: Tiến hành tổng hợp NH3 từ hỗn hợp X gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1: 3) có tỉ khối hơi so với H2 là 4,25 thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 6,8. Hiệu suất tổng hợp NH3 có giá trị là

A. 50%                         

B. 80%                          

C. 75%                         

D. 90%

Hướng dẫn giải:

MX = 4,25.2 = 8,5 (g/mol)

MY = 6,8.2 = 13,6 (g/mol)

Áp dụng: H%=22MXMY = 2 – 2. 8,513,6= 75%

→ Chọn C.

2. Bạn nên biết

Mối quan hệ cần nhớ

- Quan hệ về số mol:

n khí giảm  = n trước – n sau =nNH3=2nN2 p/ư = 23nH2p/ư

- Quan hệ về khối lượng:

 m trước = m sau   M¯t.nt=M¯s.ns   Mt¯Ms¯=nsnt

- Quan hệ giữa áp suất và số mol

Hỗn hợp khí trước phản ứng: p1.V1 = n1.R.T1

Hỗn hợp khí sau phản ứng: p2.V2 = n2.R.T2

Bình kín → V = const; T = const

→ p1p2=n1n2

3. Bài tập minh họa

Câu 1: Thực hiện phản ứng giữa N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:5) trong bình kín có xúc tác, áp suất của hỗn hợp khí giảm 10% so với ban đầu (cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là

A. 30%                         

B. 75%                          

C. 80%                         

D. 50%

Hướng dẫn giải:

                   N2 +  3H2 t°,p,xt   2NH3

Ban đầu:     a        5a

Phản ứng:   x →   3x      →         2x

Sau:          (a – x)  (5a – 3x)           2x

n trước = n1 = a + 5a = 6a

n sau = n2 = (a – x) + (5a – 3x) + 2x = 6a – 2x

p1p2=n1n2    →  10090=6a6a2x

→ x = 0,3a

Tỉ lệ  nH2nN2=5aa>3H2  dư, hiệu suất tính theo N2

→ H% = xa.100=0,3aa.100=30%

→ Chọn A

Câu 2: Cho hỗn hợp A gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1: 3), tiến hành phản ứng tổng hợp NH3, sau phản ứng thu được hỗn hợp B có tỉ khối dA/B = 0,7. Hiệu suất phản ứng là:

A. 55%                          

B. 60%                          

C. 80%                         

D. 75%

Hướng dẫn giải:

Theo bài ra: nH2nN2=3

dA/B = 0,7 → MAMB=0,7

Áp dụng: H% = (2 – 2.MAMB).100 = (2 – 2.0,7).100 = 60%

→ Chọn B

Xem thêm tổng hợp công thức môn Hóa học lớp 11 đầy đủ và chi tiết khác:

Công thức tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm

Công thức tính độ dinh dưỡng của phân bón

Lý thuyết cacbon và hợp chất cacbon

Lý thuyết Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat

Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

1 20142 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: