50 Bài tập đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon (có đáp án 2024) và cách giải

Với bài tập đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon và cách giải môn Hóa học lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon và cách giải. Mời các bạn đón xem:

1 13292 lượt xem
Tải về


Bài tập đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon và cách giải – Hóa học lớp 11

A. Lý thuyết và phương pháp giải

* Gọi công thức hiđrocacbon là: CxHy hoặc CnH2n+2-2k (k là số liên kết π + vòng)

CnH2n+22k +3n+1k2O2to nCO2 +n+1kH2O

* Dựa vào sản phẩm của phản ứng đốt cháy:

- nCO2 < nH2O thì trong hỗn hợp đốt cháy chứa ít nhất 1 ankan.

- Đốt cháy hỗn hợp ankan và anken thì nCO2 < nH2O và nankan (trong hỗn hợp) = nH2O  nCO2

- nCO2 =nH2O thì hỗn hợp đó có thể gồm:

+) 2 hiđrocacbon (anken hoặc xicloankan) có công thức CnH2n.

+) 1 hiđrocacbon là ankan CnH2n+2, chất còn lại có độ bất bão hoà k ≥ 2.

+) Đặc biệt nếu hỗn hợp gồm CnH2n+2 và CmH2m-2 thì số mol 2 chất trong hỗn hợp bằng nhau.
- Để giải các bài toán cần phối hợp triệt để bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng:

nO2 = nCO2 + 12.nH2Omhiđrocacbon =mC + mH =12nCO2 + 2nH2O

- Khi cho sản phẩm cháy thu được qua bình (1) đựng chất hấp thụ H2O như: P2O5, H2SO4 đặc, CaCl2…bình (2) đựng chất hấp thụ CO2 như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

khối lượng bình (1) tăng = mH2O

khối lượng bình (2) tăng = mCO2

- Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 thì

+ Khối lượng bình tăng = mCO2 +mH2O

+ Khối lượng dung dịch tăng = (mCO2 +mH2O) – m↓

+ Khối lượng dung dịch giảm = m↓ - (mCO2 +mH2O)

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là

A. CH4

B. C2H4

C. C2H6

D. C2H2

Hướng dẫn giải:

nhh=0,3mol;nCO2=0,5mol;nH2O=0,6molC¯=0,50,3=1,66

Hỗn hợp có CH4. Mặt khác MY > MX X là CH4.

Đáp án A

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol của ankan trong X là

A. 25%.

B. 30%.

C. 75%.

D. 70%.

Hướng dẫn giải:

Ta có: Ankan có k = 0 và nankan=nH2OnCO2 ; Anken có k = 1 và nH2O=nCO2

nankan = 0,4 - 0,35 = 0,05 (mol)

%nankan=0,050,2.100%=25%

Đáp án A

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là

A. 20% và 80%.

B. 35% và 65%.

C. 50% và 50%.

D. 75% và 25%.

Hướng dẫn giải:

nH2O(X)+nH2O(Y)=nCO2(X)+nCO2(Y)

nH2O(X)nCO2(X)=nCO2(Y)nH2O(Y)nX=nY

%nx=%nY=50%

Đáp án C

C. Luyện tập

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Tính thể tích oxi (đktc) dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X?

A. 2,24 lít

B. 6,72 lít

C. 8,96 lít

D. 11,2 lít

Hướng dẫn giải:

nCO2 = 0,3 mol;nH2O = 0,4 mol

Bảo toàn nguyên tố oxi

nO2=nCO2+12nH2O

nO2 =0,3+0,42=0,5mol

VO2 = 11,2(l)

Đáp án D

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước. Hỗn hợp đó gồm:

A. 2 ankan.

B. 2 anken.

C. chứa ít nhất một anken.

D. chứa ít nhất một ankan.

Hướng dẫn giải:

Khi đốt cháy ankan sẽ cho số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước

CnH2n+2+3n+12O2tonCO2+(n+1)H2O

Hỗn hợp sẽ chứa ít nhất một ankan.

Đáp án D

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Hỗn hợp 2 hiđrocacbon là

A. 2 ankan.

B. 2 anken.

C. 2 xicloankan.

D. B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải:

CxHy+O2,toxCO2+y2H2O

1 1 mol

nCO2=nH2Oy=2xCxH2x

Hỗn hợp là anken hoặc xicloankan

Đáp án D

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là

A. CH4

B. C2H4

C. C2H6

D. C3H8

Hướng dẫn giải:

Tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol

C¯=nCO2nhh=VCO2Vhh=21=2

Mà C2H2 có 2 nguyên tử C nên X cũng có 2 nguyên tử C

H¯=2nH2Onhh=2VH2OVhh=2.21=4

Mà C2H2 có 2 nguyên tử H nên X có 6 nguyên tử H

Vậy X là C2H6

Đáp án C

Câu 5: Hỗn hợp gồm CH4 và xicloankan X có tỉ lệ mol 1:1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 4 mol CO2 và 5 mol nước. Công thức của X là

A. xiclopropan.

B. metylxiclopropan.

C. xiclobutan.

D. xiclopentan.

Hướng dẫn giải:

- Khi đốt cháy xicloankan thì cho số mol nước bằng số mol CO2; khi đốt cháy ankan cho số mol nước lớn hơn số mol CO2.

- Ta thấy khi đốt cháy hỗn hợp trên cho số mol nước lớn hơn số mol CO2 nên

nCH4=nxicloankan=nH2OnCO2=54=1(mol)

CH4+     2O2toCO2+2H2O

1 1 2 mol

CnH2n+3n2O2tonCO2+nH2O

1 3 3 mol

n=nCO2nhh=31=3

Vậy X là xiclopropan.

Đáp án A

Câu 6: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)

A. CH4 và C2H4

B. CH4 và C3H4

C. CH4 và C3H6

D. C2H6 và C3H6

Hướng dẫn giải:

nBrom = 0,025 mol; Sau phản ứng với Br2, khí thoát ra là ankan.

C¯=VCO2VX=2,81,681,67 ankan là CH4

Gọi CTPT của hiđrocacbon còn lại là CxHy

Tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol

CH4to+O2CO2

1,12 1,12

CxHyto+O2xCO2

0,56 1,68

x=1,680,56=3;nCxHy=0,5622,4=0,025mol

Hiđrocacbon còn lại là anken C3H6

Đáp án C

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở, liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Công thức phân tử 2 hiđrocacbon là

A. CH4, C2H6

B. C2H6, C3H8

C. C3H8, C4H10

D. C4H10, C5H12

Hướng dẫn giải:

nCO2=1mol;nH2O=1,4mol

nH2O>nCO2nên 2 hiđrocacbon đó là ankan

Gọi công thức chung của 2 chất đó là CnH2n+2 (n>1)

Ta có: nCO2nH2O=nn+1=11,4

n = 2,5

X và Y lần lượt là C2H6, C3H8

Đáp án B

Câu 8: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

A. 16,8 gam

B. 18,60 gam

C. 18,96 gam

D. 20,40 gam

Hướng dẫn giải:

X gồm C3H8, C3H6, C3H4 đều có 3 nguyên tử C; MX = 21,2.2=42,4

mX = 0,1. 42,4 = 4,24 g

nCO2=3.nX=3.0,1=0,3mol

nC = 0,3 mol mC = 0,3.12=3,6g

nH=4,243,61=0,64mol

mCO2+mH2O=0,3.44+0,642.18=18,96g

Đáp án C

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon no thu được 9,45 g. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

A. 37,5 g

B. 52,5 g

C. 50 g

D. 30,7 g

Hướng dẫn giải:

nH2O=9,4518=0,525mol

nA=nH2OnCO2nCO2=nH2OnA=0,5250,15=0,375mol

nCaCO3=nCO2=0,375mol

mCaCO3=0,375.100=37,5g

Đáp án A

Câu 10: Hỗn hợp X gồm metan, axetilen và propen có tỉ khối so với H2 là 13,1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X sau đó dẫn sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 38 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là:

A. 21,72 gam

B. 16,68 gam

C. 22,84 gam

D. 16,72 gam

Hướng dẫn giải:

Ta có: MX=13,1.2=26,2nX=0,2molmX=m(C,H)=5,24g

n=0,38molBTNTnC=0,38nCtrong  X=0,38molnHtrong  X=0,68molBTNTnCO2=0,38molnH2O=0,34mol

Δm=0,38.44+0,34.18=22,84g

Đáp án C

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Bài tập cộng H2, Br2 vào các hidrocacbon không no, mạch hở và cách giải

Trắc nghiệm lý thuyết Hóa 11 Chương 8 Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol

Bài tập trọng tâm về Ancol và cách giải

Dạng 1: Bài tập xác định công thức phân tử và cách giải

Dạng 2: Bài tập về phản ứng thế ancol và cách giải

1 13292 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: