50 bài tập về Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên axit cacboxylic (có đáp án 2024) và cách giải

Với bài tập xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên axit cacboxylic và cách giải môn Hóa học lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên axit cacboxylic và cách giải. Mời các bạn đón xem:

1 2,793 05/01/2024
Tải về


Bài tập xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên axit cacboxylic và cách giải – Hóa học lớp 11

A. Lý thuyết và phương pháp giải

- Định nghĩa: Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl

(-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

Ví dụ:

HCOOH; CH3-COOH; CH2=CH-COOH; C6H5COOH; HOOC-CH2-COOH…

- Thường gặp: Axit no, đơn chức, mạch hở: có công thức cấu tạo thu gọn là CnH2n+1COOH (n0) hoặc công thức phân tử là CmH2mO2 (m1)

- Để xác định công thức phân tử của axit cacboxylic, phải nắm vững công thức tổng quát và tính chất hóa học của axit. Trong trường hợp đề bài cho hỗn hợp các axit cacboxylic sử dụng công thức trung bình để giải.

- Cách gọi tên:

+ Tên thay thế của các axit no, đơn chức, mạch hở:

Axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic

Ví dụ: CH3CH2COOH: Axit propanoic

+ Một số axit có tên thông thường liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng:

Ví dụ: HCOOH: axit fomic (hay axit kiến).

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2.

B. CnH2n+1O2.

C. CnH2n+2O2.

D. CnH2n-2O2.

Hướng dẫn giải:

Axit no, đơn chức, mạch hở: có công thức cấu tạo chung là CnH2nO2.

Đáp án A

Ví dụ 2: A là axit no hở, công thức CxHyOz. Mối quan hệ giữa x, y và z là

A. y = 2x – z + 2.

B. y = 2x.

C. y= 2x – z.

D. y = 2x + z – 2.

Hướng dẫn giải:

Do A là axit no hở nên tổng số liên kết π bằng số nhóm –COOH

Suy ra: z2=2x+2y2y=2xz+2

Đáp án A

Ví dụ 3: HCOOH có tên thông thường là

A. axit metanoic.

B. axit axetic.

C. axit fomic.

D. axit etanoic.

Hướng dẫn giải:

HCOOH có tên thông thường là axit fomic.

Đáp án C

C. Luyện tập

Câu 1: Một axit cacboxylic có công thức tổng quát là CnH2n+2-2a-m(COOH)m. Các giá trị n, a, m lần lượt được xác định là

A. n > 0; a 0; m 1.

B. n 0; a 0; m 1.

C. n > 0; a > 0; m >1.

D. n 0; a >0; m 1.

Đáp án B

Câu 2: B là axit cacboxylic mạch hở, chứa no (1 nối đôi C=C), có công thức CxHyOz. Mỗi quan hệ giữa x, y, z là

A. y = 2x – z + 2.

B. y = 2x.

C. y = 2x – z.

D. y = 2x + z – 2.

Hướng dẫn giải:

Do A là axit mạch hở, có chứa 1 liên kết đôi nên tổng số liên kết π = 1+ số nhóm (–COOH)

Suy ra: 1+z2=2x+2y2y=2xz

Đáp án C

Câu 3: Hợp chất CH3CH2(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên thay thế là

A. axit 2 – etyl – 5 metylhexanoic.

B. axit 5 – etyl – 2 metylhexanoic.

C. axit 2 - etyl – 5 metylnonanoic.

D. Tên gọi khác.

Hướng dẫn giải:

Tên thay thế của hợp chất trên là axit 2 – etyl – 5 metyl hexanoic.

Đáp án A

Câu 4: Axit cacboxylic A có công thức đơn giản nhất là C3H4O3. A có công thức phân tử là

A. C3H4O3.

B. C18H24O18.

C. C6H8O6.

D. C12H16O12.

Hướng dẫn giải:

- Axit cacboxylic luôn có số oxi chẵn nên loại đáp án A.

- Gọi công thức A là (C3H4O3)n.

- Ta có số liên kết π+ vòng = 2C+2H2=2.3n+24n2=n+1

- Ta thấy đáp án C thỏa mãn vì tổng π bằng 3 và bằng gốc COOH.

- Đáp án B loại do số liên kết + vòng = 7 # 9trong gốc COOH; đáp án D loại do tổng số + vòng = 5 # 6 trong gốc COOH

Đáp án C

Câu 5: Một axit no X có CTĐGN là C2H3O2. Công thức phân tử của axit X là

A. C6H9O6.

B. C2H3O2.

C. C4H6O4.

D. C8H12O8.

Hướng dẫn giải:

- Gọi công thức của X là (C2H3O2)n.

- Ta có số liên kết π= 2C+2H2=2.2n+23n2=n2+1

- Mặt khác do X là axit no nên tổng số π= số nhóm COOH =oxi2 = n

-Suy ra n2+1=nn=2

Đáp án C

Câu 6: Phân tử C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở thuộc chức axit?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Hướng dẫn giải:

C4H6O2 có 3 đồng phân cấu tạo mạch hở thuộc chức axit:

CH2=CH-CH2-COOH

CH2=C(CH3)-COOH

CH3-CH=CH-COOH

Đáp án B

Câu 7: Công thức cấu tạo của axit ađipic là

A. HCOOH.

B. HOOC-CH2-COOH.

C. CH2=C(CH3)-COOH.

D. HOOC-(CH2)4-COOH.

Hướng dẫn giải:

Công thức cấu tạo của axit ađipic là HOOC-(CH2)4-COOH.

Đáp án D

Câu 8: Công thức cấu tạo của axit axetic là

A. O = CH – O – CH3

B. CH3-C=O              OH

C. HO-C-OH           CH2

D. CH2 – O – O – CH2

Hướng dẫn giải:

Công thức cấu tạo của axit axetic là

 CH3-Cι=O           OH

Đáp án B

Câu 9: Axit không no, đơn chức có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon có công thức phù hợp là

A. CnH2n-1-2kCOOH ( n2).

B. RCOOH.

C. CnH2n-1COOH ( n2).

D. CnH2n+1COOH (n2).

Hướng dẫn giải:

Axit không no, đơn chức có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon có công thức phù hợp là CnH2n-1COOH (n2).

Đáp án C

Câu 10: Khi đốt cháy 1 mol X thu được dưới 6 mol CO2. CTCT của X là gì? Biết CTĐGN của axit hữu cơ X là CHO.

A. CH3COOH.

B. CH2=CHCOOH.

C. HOOCCH=CHCOOH.

D. HCOOH.

Hướng dẫn giải:

Gọi CTCT của X là (CHO)n

Theo đề bài số nguyên tử C < 6.

Do số O phải chẵn nên n = 2 hoặc n = 4.

Với n = 2 → C2H2O2 → loại

Suy ra n = 4 là phù hợp và X là HOOCCH=CHCOOH.

Đáp án C

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Dạng 4: Bài tập về phản ứng oxi hóa của anđehit và cách giải

Bài tập về phản ứng este hóa và cách giải

Bài tập về tính axit của axit cacboxylic và cách giải

Bài tập hỗn hợp Ancol, Anđehit, Axit cacboxylic và cách giải

Điều chế các dẫn xuất hiđrocacbon và cách giải

1 2,793 05/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: