50 Bài tập cộng H2, Br2 vào các hidrocacbon không no, mạch hở (có đáp án 2024) và cách giải
Với bài tập cộng H2, Br2 vào các hidrocacbon không no, mạch hở và cách giải môn Hóa học lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập cộng H2, Br2 vào các hidrocacbon không no, mạch hở và cách giải. Mời các bạn đón xem:
Bài tập cộng H2, Br2 vào các hidrocacbon không no, mạch hở và cách giải – Hóa học lớp 11
A. Lý thuyết và phương pháp giải
a/ Phản ứng với H2:
- Khi đun nóng có kim loại niken làm xúc tác, hiđrocacbon không no, mạch hở X cộng H2 vào liên kết .
Phương trình: (k là số liên kết trong phân tử)
Tùy vào hiệu suất của phản ứng mà thu được hỗn hợp Y có hiđrocacbon không no dư hoặc hiđro dư hoặc cả hai còn dư.
- Phương pháp giải:
+ Số mol khí sau phản ứng luôn giảm và số mol H2 phản ứng là
+ Cứ 1 mol liên kết cộng với 1 mol H2
+ Theo ĐLBTKL: mX =mY
b/ Phản ứng với Br2:
- Khi dẫn hiđrocacbon không no, mạch hở qua dung dịch nước brom, thấy màu nâu đỏ của dung dịch bị nhạt màu dần.
Phương trình: (k là số liên kết trong phân tử)
- Phương pháp giải:
+ Cứ 1 mol liên kết cộng với 1 mol Br2
+ Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố; bảo toàn mol ; bảo toàn khối lượng để giải bài toán.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là
A. but -1- en.
B. but -2- en.
C. xiclopropan.
D. propilen.
Hướng dẫn giải:
X: C4H8
X phản ứng với HBr thu được 2 sản phẩm hữu cơ X là: CH2=CH-CH2-CH3
Đáp án A
Ví dụ 2: Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,1.
B. 0,2.
C. 0,3.
D. 0,4.
Hướng dẫn giải:
nX = 0,1 + 0,2 + 0,3 = 0,6 mol; MY = 11. 2 = 22
Bảo toàn khối lượng: mY = mX = 0,1.26 + 0,2.28 + 0,3.2 = 8,8 gam
phản ứng = nX – nY = 0,6 - 0,4 = 0,2 (mol)
Bảo toàn số mol liên kết ta có:
0,1.2 + 0,2 - 0,2 =
Đáp án B
Ví dụ 3: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. CTPT của 2 hiđrocacbon là
A. C2H2 và C4H8.
B. C2H2 và C3H8
C. C3H4 và C4H8
D. C2H2 và C4H6
Hướng dẫn giải:
X gồm anken và ankin.
nankin = 0,35 – 0,2 = 0,15 (mol); nanken =0,2 – 0,15 = 0,05 mol
Gọi công thức của ankin là CnH2n-2; anken là CmH2m (n, m >1)
mbình tăng= mX = 0,15.(14n-2) + 0,05.14m = 6,7
Hai hiđrocacbon là C2H2 và C4H8.
Đáp án A
C. Luyện tập
Câu 1: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan?
A. Butan.
B. But - 1 - en.
C. But - 1 – in.
D. Buta -1,3 - đien.
Hướng dẫn giải:
(A): không tác dụng với brom.
(B):
(C):
(D):
Đáp án B
Câu 2: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A. 50%.
B. 60%.
C. 70%.
D. 80%.
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
Bảo toàn khối lượng ta có mtrước = msau
Coi nX = 5 mol; nY = 3 mol
Hỗn hợp X có
Ta có: ngiảm = 5-3 =2mol =phản ứng = phản ứng
Đáp án D
Câu 3: Dẫn 0,2 mol một olefin A qua dung dịch brom dư, khối lượng bình sau phản ứng tăng 5,6 gam. Vậy công thức phân tử của A là
A. C2H4.
B. C3H6.
C. C4H8.
D. C5H10.
Hướng dẫn giải:
CTPT A: CnH2n
Khối lượng bình tăng chính là khối lượng của olefin
Đáp án A
Câu 4: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
A. 1,04 gam.
B. 1,64 gam.
C. 1,20 gam.
D. 1,32 gam.
Hướng dẫn giải:
-
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mX = mY = 0,06.26 + 0,04.2 = 1,64 gam
Ta có mbình tăng = mY – mZ = 1,64 – 0,32 = 1,32g
Đáp án D
Câu 5: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,015 mol.
B. 0,05 mol.
C. 0,07 mol.
D. 0,075 mol.
Hướng dẫn giải:
MY= 10.2 = 20; MX = 9,25.2 = 18,5
Bảo toàn khối lượng: mX = mY
phản ứng = nX – nY = 1- 0,925 = 0,075 mol
Đáp án D
Câu 6: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol axetilen; 0,1 mol vinylaxetilen; 0,1 mol etilen và 0,4 mol hiđro. Nung hỗn hợp X với xúc tác niken, một thời gian được hỗn hợp khí Y có tỉ khối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,25 mol.
B. 0,35 mol.
C. 0,45 mol.
D. 0,65 mol.
Hướng dẫn giải:
nX = 0,15 + 0,1 + 0,1 + 0,4 = 0,75 (mol);
mX = 0,15. 26 + 0,1. 52 + 0,1.28 + 0,4.2 = 12,7g
Bảo toàn khối lượng có mX = mY
- phản ứng = nX – nY = 0,75- 0,5 = 0,25(mol)
- Bảo toàn số mol liên kết : 0,15.2 + 0,1.3 + 0,1.1 = a + 0,25
Đáp án D
Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A. 50%.
B. 60%.
C. 70%.
D. 80%.
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
Bảo toàn khối lượng ta có mtrước = msau
Coi nX = 4 mol; nY = 3 mol
Hỗn hợp X có
Ta có: ngiảm = 4-3 =1mol = phản ứng = phản ứng
Đáp án A
Câu 8: Hỗn hợp khí A chứa H2 và hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của A đối với H2 là 8,26. Đun nóng nhẹ A có mặt xúc tác Ni thì thu được hỗn hợp B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với H2 là 11,8. Công thức phân tử của hai anken trong hỗn hợp A là
A. C2H4 và C3H6.
B. C3H6 và C4H8.
C. C4H8 và C5H10.
D. C5H10 và C6H12.
Hướng dẫn giải:
MA = 8,26.2 = 16,52; MB = 11,8.2 = 23,6
Vì hỗn hợp B không làm mất màu nước brom nên B không chứa anken.
Giả sử có 1 mol hỗn hợp A.
Áp dụng bảo toàn khối lượng: mA = mB
n2anken = 1- 0,7 = 0,3 mol
Gọi công thức chung của 2 anken là CnH2n
Ta có: 14n. 0,3 + 2. 0,7 = 16,52
Vậy 2 anken là C3H6 và C4H8
Đáp án B
Câu 9: Hỗn hợp khí X chứa H2 và một ankin. Tỉ khối của X đối với H2 là 4,8. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp Y không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với H2 là 8. Công thức phân tử của ankin là
A. C2H2.
B. C3H4.
C. C4H6.
D. C5H8.
Hướng dẫn giải:
MX = 4,8. 2= 9,6; MY = 8.2 =16
Vì Y không làm mất màu nước brom nên Y không có hiđrocacbon không no.
Giả sử X có 1 mol
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có mX = mY = 9,6.1 = 9,6(g)
phản ứng = 1 – 0,6 = 0,4 mol
nankin = 0,2 mol
Gọi công thức của ankin là CnH2n-2
Ta có: (14n - 2).0,2 + 2.(1- 0,2) = 9,6
Suy ra n=3
Đáp án B
Câu 10: Một hỗn hợp X gồm 0,12 mol C2H2 và 0,18 mol H2. Cho X đi qua Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y vào bình đựng brom dư, thấy bình brom tăng m gam và thoát ra khí Z. Đốt cháy hết Z và cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa xuất hiện và thấy khối lượng dung dịch giảm 1,36 gam. Tính giá trị của m?
A. 2,72 gam.
B. 1,6 gam.
C. 3,2 gam.
D. 12,8 gam.
Hướng dẫn giải:
mX = 0,12.26 + 0,18.2 = 3,48 g
Cho X đi qua Ni nung nóng:
Phương trình phản ứng: C2H2 + H2 → C2H4; C2H2 + 2H2 → C2H6
Hỗn hợp Y gồm: C2H2, C2H4, C2H6 và H2
Cho Y qua bình đựng Br2 dư có C2H2, C2H4 bị giữ lại. Hỗn hợp Z gồm: C2H6 và H2
Phương trình phản ứng: C2H4 + Br2 → C2H4Br2; C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Đốt cháy Z thu được CO2 và H2O:
mdd giảm = ⇒
⇒ mZ = 0,08.2 + 0,05.12 = 0,76 g
Khối lượng bình brom tăng: m = mX - mZ = 3,48 – 0,76 = 2,72 g
Đáp án A
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
Trắc nghiệm lý thuyết Hóa 11 Chương 8 Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol
Bài tập trọng tâm về Ancol và cách giải
Dạng 1: Bài tập xác định công thức phân tử và cách giải
Dạng 2: Bài tập về phản ứng thế ancol và cách giải
Dạng 3: Bài tập về phản ứng tách nước của ancol và cách giải
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11