50 bài tập về Hỗn hợp Ancol, Anđehit, Axit cacboxylic (có đáp án 2024) và cách giải
Với bài tập hỗn hợp Ancol, Anđehit, Axit cacboxylic và cách giải môn Hóa học lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập hỗn hợp Ancol, Anđehit, Axit cacboxylic và cách giải. Mời các bạn đón xem:
Bài tập hỗn hợp Ancol, Anđehit, Axit cacboxylic và cách giải – Hóa học lớp 11
A. Lý thuyết và phương pháp giải
Để giải nhanh bài toán hỗn hợp ancol, anđehit, axit cacboxylic dựa vào một số phản ứng đặc trưng của chúng:
1. Đối với ancol
a) Tác dụng với kim loại kiềm tạo khí H2
2R(OH)x + 2xNa → 2R(ONa)x + xH2
Trong đó x là số nhóm chức ancol
→ n -OH = 2. ; =
b) Đốt cháy ancol (phản ứng oxi hóa hoàn toàn)
Ancol no → > ; nancol = -
c) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
Ancol + CuO anđehit hoặc xeton + Cu + H2O
m hơi sau – m hơi trước = mO trong CuO
2. Đối với anđehit
a) Anđehit no tham gia phản ứng cộng H2 vào nối đôi và làm mất màu dung dịch brom
= n-CHO; = n-CHO
Ngoài ra H2 và Br2 cũng tham gia phản ứng cộng vào liên kết đôi C=C của gốc hiđrocacbon (nếu có): = = nx
b) Phản ứng tráng gương
nAg = 2x.n anđehit
Trong đó: x là số nhóm chức -CHO của anđehit.
- Đối với anđehit đơn chức R-CHO (R ≠ H): n anđehit =
- Đặc biệt đối với HCHO phản ứng xảy ra như sau : nHCHO =
c) Phản ứng đốt cháy của anđehit
- Đốt cháy anđehit no, đơn chức, mạch hở:
- Đốt cháy anđehit mạch hở có k liên kết (gồm cả liên kết ở nhóm chức và gốc hiđrocacbon) trong phân tử: .n anđehit
3. Đối với axit cacboxylic
a) Axit cacboxylic có khả năng phản ứng với kim loại tạo khí H2
2R(COOH)x + 2xNa → 2R(COONa)x + xH2
n-COOH = 2
b) Axit cacboxylic có khả năng phản ứng với dung dịch kiềm
R(COOH)x + xNaOH → R(COONa)x + xH2O
nNaOH = n-COOH = x.naxit (Trong đó x là số nhóm chức –COOH)
c) Phản ứng đốt cháy axit cacboxylic
- Đốt cháy axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở:
- Đốt cháy axit cacboxylic mạch hở có k liên kết (gồm cả liên kết ở nhóm chức và gốc hiđrocacbon) trong phân tử: .n axit cacboxylic
d) Phản ứng với muối tạo khí CO2
2R(COOH)x + 2Na2CO3 → xCO2
n-COOH = 2
R(COOH)x + NaHCO3 → xCO2
n-COOH =
e) Bài toán có phản ứng este hóa phải tính theo chất có khả năng hết
4. Vận dụng một số phương pháp giải nhanh
Dồn hỗn hợp về dạng đơn giản
Ví dụ: Hỗn hợp gồm ancol, anđehit, axit cacboxylic ta có thể dồn về
gồm:
+) Đốt cháy hỗn hợp: nC = ; =
C đốt cháy cần 2 O thành CO2
H2 đốt cháy cần 1 O thành H2O
→ 2.nC + 1 = nO + 2 cần dùng
Kết hợp các định luật bảo toàn tính toán theo yêu cầu đề bài.
Chú ý: Dựa vào các dữ kiện về chất đề bài cho (bản chất cấu tạo của từng chất trong hỗn hợp) để dồn hỗn hợp một cách hợp lý sao cho:
+ Tính được số mol các cụm tách ra.
+ Tận dụng được dữ kiện đề bài cho.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là
A. 0,72 gam
B. 1,44 gam
C. 2,88 gam
D. 0,56 gam
Hướng dẫn giải
= 6,4 : 160 = 0,04 mol
nNaOH = 0,04.0,75 = 0,03 mol
Đặt số mol
Tổng số mol hỗn hợp:
x + y + z = 0,04 mol (1)
CH2=CH-COOH và CH2=CH-CHO phản ứng được với dung dịch brom
→ x + 2z = 0,04 (2)
NaOH tham gia phản ứng xà phòng hóa với CH2=CH-COOH, CH3COOH
→ x + y = 0,03 (3)
Giải hệ (1), (2), (3) suy ra:
→ = 0,02.72 = 1,44 gam
Đáp án B
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 12,88 gam hỗn hợp X gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở và 1 ancol no, đơn chức, mạch hở được 0,54 mol CO2 và 0,64 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa hoàn toàn lượng hỗn hợp trên thì thu được m gam este. Giá trị của m là
A. 10,20 gam
B. 8,82 gam
C. 12,30 gam
D. 11,08 gam
Hướng dẫn giải
Bảo toàn nguyên tố: nC trong X = = 0,54 mol ; trong X = = 0,64 mol
nO trong X = mX – mC – mH = 12,88 – 0,54.12 – 0,64.2 = 5,12 mol → nO trong X = 0,32 mol
Dồn hỗn hợp X về :
Đặt số cacbon trong ancol và axit lần lượt là n, m
Bảo toàn nguyên tố C: 0,1.n + 0,11.m = 0,54
→ n = 1; m = 4 thỏa mãn
→ → este C3H7COOCH3 0,1 mol
→ = 0,1.102 = 10,2 gam
Đáp án A
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là
A. CH3COOH và C2H5COOH
B. HCOOH và CH3COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH
D. C3H7COOH và C4H9COOH
Hướng dẫn giải
= 6,72 : 22,4 = 0,3 mol
n-OH + n-COOH = 2.
→ nancol + naxit = 2.0,3 = 0,6 mol
Các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau → nacol = naxit = 0,3 mol
Đặt công thức chung của este tạo thành là RCOOCH3
→ Meste = = = 83,33
→ MR = 24,33 → 15 (-CH3) < 24,33 < 29 (-C2H5)
→ Hai axit là: CH3COOH và C2H5COOH
Đáp án A
Câu 2: Cho 4,6 gam một ancol no , đơn chức phản ứng với CuO nung nóng thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8
B. 21,6
C. 43,2
D. 16,2
Hướng dẫn giải
Ancol + CuO → anđehit + H2O + Cu
nO (trong CuO) = n anđehit = nancol phản ứng = = = 0,1 mol
Đặt phân tử khối của ancol là M (g/mol)
→ M.( - 0,1) + (M – 2).0,1 + 18.0,1 = 6,2
→ M = 32 (g/mol) → ancol là CH3OH
Anđehit là HCHO
→ nAg = 4nHCHO = 0,4 mol
→ mAg = 0,4.108 = 43,2 gam
Đáp án C
Câu 3: Một hỗn hợp đẳng mol gồm một axit cacboxylic no đơn chức và một ancol no đơn chức. Chia hỗn hợp làm hai phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy thu được 0,2 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Phần 2 đem thực hiện phản ứng este hóa, phản ứng xong đem loại nước rồi đốt cháy thu được 0,2 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 40%
B. 45%
C. 50%
D. 60%
Hướng dẫn giải
Phần 1: nancol = - = 0,25 – 0,2 = 0,05 mol
Phần 2: Lượng nước loại đi chính là số mol este tạo thành
neste = 0,25 – 0,22 = 0,03 mol
→ H% = = 60%
Đáp án D
Câu 4: Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic, nước và ancol dư. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Phần hai phản ứng với Na vừa đủ, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan. Tên của X là
A. propan-1-ol
B. etanol
C. metanol
D. propan-2-ol
Hướng dẫn giải
Phần 1: n-COOH = = naxit = 0,1 mol
Phần 2: n-COOH + n-OH + = 2. = 2.0,15 = 0,3 mol
Chất rắn khan còn lại là: RCH2ONa 0,1 mol; NaOH 0,1 mol; RCOONa 0,1 mol
→ (R + 53).0,1 + 40.0,1 + (R + 67).0,1 = 19
→ R = 15 (-CH3)
→ X là CH3CH2OH (etanol)
Đáp án B
Câu 5: Hỗn hợp X gồm C2H4(OH)2, (COOH)2, C3H5(OH)3, CH2(OH)COOH. Đốt cháy m gam X thu được 0,395 mol CO2 và 0,395 mol H2O. Biết m gam X phản ứng vừa đủ với 0,185 mol NaOH. Giá trị m là
A. 11,45
B. 17,37
C. 14,41
D. 14,81
Hướng dẫn giải
Dồn hỗn hợp X về
Trong đó nCOO = nNaOH = 0,185 mol
Bảo toàn nguyên tố C: nCO = - nCOO = 0,395 – 0,185 = 0,21 mol
= = 0,395 mol
Bảo toàn khối lượng: mX = mCOO + mCO + = 0,185.44 + 0,21.28 + 0,395.2 = 14,81 gam
Đáp án D
Câu 6: Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO; CnH2n-2(CHO)2; CnH2n-2(COOH)2;
CnH2n-3(CHO)(COOH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Trung hòa m gam hỗn hợp X cần dùng 30 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 12% và KOH 5,6%. Đốt m gam hỗn hợp X cần dùng (m + 7,29) gam O2. Giá trị gần nhất của m là
A. 19,84
B. 20,16
C. 19,02
D. 20,24
Hướng dẫn giải
Dồn hỗn hợp X về
Trong đó nCOO = nNaOH + nKOH = = 0,09 + 0,03 = 0,12 mol
Không có HCHO nên nCO = = = 0,26 mol
COO đốt cháy thành CO2
CO đốt cháy cần một O thành CO2
CH2 đốt cháy cần một O thành H2O và hai O thành CO2
→ 2 cần dùng = 1nCO + 3.
→ 2. = 0,26 + 3.
→ = .( - 0,26)
→ m = mCOO + mCO + = 0,12.44 + 0,26.28 + 14. .( - 0,26)
→ m = 19,02 gam
Đáp án C
Câu 7: Hỗn hợp X gồm nhiều ancol, anđehit và axit đều mạch hở. Cho NaOH dư vào m gam X thấy có 0,2 mol NaOH phản ứng. Nếu cho Na dư vào m gam X thì thấy có 12,32 lít khí H2 (đktc) bay ra. Cho m gam X vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 43,2 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 57,2 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tổng số mol các ancol trong X là 0,4 mol, trong X không chứa HCHO và HCOOH. Giá trị đúng của m gần nhất với:
A. 40
B. 41
C. 42
D. 43
Hướng dẫn giải
n-COOH = nNaOH = 0,2 mol
n-OH + n-COOH = 2. = 2. = 1,1 mol → n-OH = 0,9 mol
nAg = 0,4 mol → n-CHO = 0,2 mol (vì không chứa HCHO và HCOOH)
= 1,3 mol
Nhận thấy = n-COOH + n-CHO + nC-OH nên ngoài các nhóm COOH, CHO, C-OH thì X không còn gốc nào khác
→ X gồm (COOH)2 0,1 mol; (CHO2)2 0,1 mol
Ancol có nC = nO = 0,9
→ ancol có dạng CnH2n+2On 0,4 mol với n =0.9 : 0,4 = 2,25
→ mX = 0,1.90 + 0,1.58 + 0,4.(30.2,25 + 2) = 42,6
Đáp án D
Câu 8: Hỗn hợp X gồm CH3CHO; OHC-CHO; OHC-CH2-CHO; OH-CH2-CH2-OH; OHC-CH(OH)-CH(OH)-CHO. Cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 151,2 gam Ag mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 0,5 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với K dư thu được 12,32 lít khí (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 58,24 lít O2 (đktc) và thu được 114,4 gam CO2. Giá trị của m là
A. 40,4
B. 80,8
C. 68,8
D. 70,8
Hướng dẫn giải
Nếu đốt m gam X: = 2,6 mol; = 2,6 mol
Xét trong 0,5 mol X: n-CHO = = 0,7 mol
Hiđro hóa hoàn toàn → n-CHO + n-OH = 2. = 2. = 1,1 mol
→ n-OH = 1,1 – 0,7 = 0,4 mol
Dồn hỗn hợp X về:
Trong đó: nCO = n-CHO = 0,7 mol; nO = n-OH = 0,4 mol
= nX = 0,5 mol
Đốt cháy X → 0,7 + 0,5 + 3a = 0,4 + 2. cần dùng
→ cần dùng = 0,4 + 1,5a
→ → a = 0,6.
→ trong 0,5 mol = 0,7 + 0,6 = 1,3 bằng một nửa lượng CO2 tạo thành khi đốt cháy m gam X
→ m = 2.(0,7.28 + 0,4.16 + 2.0,5 + 14.0,6) = 70,8 gam
Đáp án D
Câu 9: Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm metanol, etanol, glixerol và sobitol cần vừa đủ 0,51 mol O2, sau phản ứng thu được 0,56 mol H2O. Mặt khác cho 0,4 mol hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,425 mol H2. Phần trăm khối lượng của C2H5OH trong X là
A. 16,02%
B. 32,04%
C. 24,30%
D. 8,10%
Hướng dẫn giải
Xét 0,5 mol hỗn hợp X: n-OH = nO (trong X) = 2. = 0,85 mol
=
Xét trong m gam X:
Dồn hỗn hợp về Trong đó = = 0,56 mol
Đốt cháy X: 2nC + = nO + 2. cần dùng
→ 2a + 0,56 = b + 2.0,51
→ 2a – b = 0,46 (1)
X gồm các ancol no → nX = - = 0,56 – a
→ = = → 17a + 8b = 9,52 (2)
Từ (1) và (2) → a = 0,4; b = 0,34 mol
Trừ etanol, các ancol trong X đều có số C bằng số O
→ netanol = nC - nO = 0,4 – 0,34 = 0,06 mol
mX = 0,4.12 + 0,56.2 + 0,34.16 = 11,36 gam
→%metanol = = 24,30%
Đáp án C
Câu 10: Một hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na sinh ra 672 ml khí và hỗn hợp rắn X. Nếu đốt cháy hết Y thu được 4,032 lít CO2. Nếu đốt cháy hết X được Na2CO3 và số mol CO2 tạo ra là?
A. 0,16
B. 0,18
C. 0,12
D. 0,15
Hướng dẫn giải
= 0,03 mol
→ n-OH = nNa = 2. = 0,06 mol
nC trong Y = = 4,032 : 22,4 = 0,18 mol
= 0,03 mol
→ = nC trong Y - = 0,18 – 0,03 = 0,15 mol
Đáp án D
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
Dạng 4: Bài tập về phản ứng oxi hóa của anđehit và cách giải
Bài tập về phản ứng este hóa và cách giải
Bài tập về tính axit của axit cacboxylic và cách giải
Bài tập xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên axit cacboxylic và cách giải
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11