TOP 5 mẫu Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? (2024) SIÊU HAY

Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? lớp 8 Kết nối tri thức gồm các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 2,021 30/07/2024


Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? (mẫu 1)

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội. Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất. Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? (mẫu 2)

Tình yêu đất nước đã là truyền thống lâu đòi của dân tộc. Dù ở thời đại nào, tinh thần yêu nước cũng cần phải được thể hiện ở mỗi người. Nếu mỗi người đều có lòng yêu nước, nghĩa là chúng ta tiếp nối truyền thống của dân tộc, nghĩa là chúng ta tiếp tục tiếp nhận và duy trì nguồn sức mạnh của dân tộc, sống đúng với đạo nghĩa và truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần công sức xây dựng, đóng góp của mỗi cá nhân dành cho cộng đồng. Hơn lúc nào hết chúng ta cần lòng yêu nước, hơn nữa còn cần biến nhận thức thành hành động. Trong thời đại ngày nay, khi nền hoà bình dân tộc và độc lập của đất nước đã được kiên cố, thể hiện tình yêu sâu đậm đối với đất nước, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình yêu nước trong chính tâm hồn mình và thúc đẩy lòng yêu nước ở những người xung quanh. Vì thế dù là khi Tổ quốc bị xâm lăng, hay là thời bình thì lòng yêu nước luôn phải tồn tại và sục sôi trong mỗi con người.

Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? (mẫu 3)

Có người từng hỏi rằng “Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?”. Câu trả lời tất nhiên là không phải.Tình yêu đất nước còn vĩ đại là lớn lao hơn như thế. Nó không chỉ là bảo vệ đất nước trước kẻ thù, mà còn là quyết tâm, khát khao xây dựng đất nước phát triển lớn mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Các ông cha ta đã hi sinh để giành về độc lập cho dân tộc, thì con cháu ta phải biết quý trọng nền hòa bình này và gắng sức kiến thiết đất nước. Mỗi thời đại, sẽ có những hoàn cảnh lịch sử riêng để chúng ta có cách thể hiện tình yêu nước theo cách của mình. Vì vậy, em có thể khẳng định rằng, tình yêu nước luôn cần và luôn phải hiện diện trong mỗi chúng ta.

Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? (mẫu 4)

Lòng yêu nước là truyền thống vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam. Trong quá khứ, khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước đã kết thành một làn sóng mạnh mẽ, giúp đánh bại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, mỗi người không chỉ cần thể hiện trong hoàn cảnh đó, mà khi hòa bình, lòng yêu nước cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc. Việc tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống. Thế hệ trẻ tích cực học tập để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển hơn. Có thể thấy rằng, lòng yêu nước chính là động lực để mỗi người có thể cống hiến để xây dựng đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Như vậy, dù trong thời chiến hay thời bình, lòng yêu nước cũng cần được mỗi người giữ gìn và phát huy.

Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? (mẫu 5)

Từ thời xa xưa, tinh thần yêu nước đã là một giá trị truyền thống thiêng liêng trong lòng dân tộc Việt Nam. Trong những thời kỳ đen tối, khi Tổ quốc đối mặt với nguy cơ bị xâm lăng, lòng yêu nước đã trở thành nguồn động viên mạnh mẽ, tạo ra sức mạnh không ngừng, giúp nhân dân Việt Nam đoàn kết, dũng cảm chống lại kẻ thù xâm lược. Không chỉ là biểu hiện của sự đoàn kết trong thời chiến, mà còn trong những thời kỳ hòa bình, lòng yêu nước vẫn được thể hiện qua nhiều hành động và vai trò khác nhau. Đối với chúng ta, ý thức về việc tiếp thu văn hóa nước ngoài không chỉ là việc học hỏi mà còn là quá trình chọn lọc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Điều này thể hiện sự linh hoạt và đồng bộ trong quá trình hòa nhập văn minh thế giới. Tinh thần kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của quốc gia, cùng sự cảnh giác trước những thế lực thù địch có ý đồ chống phá đất nước là biểu hiện rõ nét của lòng yêu nước. Những hành động nhỏ như giữ gìn môi trường, tham gia các hoạt động cộng đồng, hay đơn giản là duy trì tình thần đoàn kết trong gia đình và cộng đồng, tất cả đều đóng góp tích cực vào sự phồn vinh của quê hương. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm khẩn thiết khi Tổ quốc đang trong lúc nguy hiểm mà còn là trách nhiệm và ý thức trong mọi hoàn cảnh. Đó chính là điểm mạnh, là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội phồn thịnh và sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

1 2,021 30/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: