TOP 10 mẫu Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (2024) SIÊU HAY

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện lớp 8 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 2,488 30/07/2024


Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện

Đề bài: Nghị luận về một vấn đề đời sống: học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” của mình. Từ đó, các hoạt động trong trường học đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh tích cực sẽ góp phần tạo nên môi trường học thân thiện – học sinh tích cực.

Vậy làm thế nào để xây dựng trường học thân thiện hiệu quả? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đó? Việc tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, đảm bảo quyền được đi học, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thân thiện, vui vẻ.

Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.

Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.

Bên cạnh đó, để góp phần vào việc xây dựng trường học, học sinh cũng cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng, nâng cao và khuyến khích dần thói quen tự học, tìm tòi, đề xuất và giải quyết vấn đè nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Ngoài ra, học sinh cần có tinh thần trách nhiệm,tham gia vào việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan nhà trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao và tích cực cho các hoạt động tập thể.

Như vậy, song song với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tham gia và ủng hộ sẽ tạo nên sự thành công trong việc hình thành và phát triển môi trường giáo dục, đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 2)

“Trường học là ngôi nhà thứ hai của học sinh”. Vì vậy, việc xây dựng môi trường học đường thân thiện và việc vô cùng quan trọng và thiết yếu.

Trường học là nơi để học sinh được học tập kiến thức, kĩ năng và được làm quen với bạn bè cùng trang lứa. Đây được xem là mái nhà thứ hai, vì ngoài việc các bạn học sinh dành hơn một nửa trong ngày để sinh hoạt tại trường. Thì đây còn là nơi các bạn ấy được gắn bó với những người bạn, người thầy bằng những tình cảm trong sáng nhất.

Tuy nhiên, hiện nay, theo sự phát triển của cuộc sống và mạng xã hội, môi trường học đường đã có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đó là hiện tượng bạo lực học đường, hay các bạn học sinh trang điểm, ăn mặc chưa phù hợp lứa tuổi, hút thuốc khi đến trường… Cùng với đó, là việc học sinh chểnh mảng trong học tập, dành nhiều thời gian cho mạng xã hội như tiktok, facebook, youtube… Kéo theo đó, là những câu chuyện và hoạt động trong giờ giải lao, các mối quan hệ bạn bè cũng dần trở nên thiếu phù hợp. Tất cả những hiện tượng đó khiến cho trường học dần trở nên “kém thân thiện” trong mắt nhiều học sinh và phụ huynh.

Do đó, để xây dựng một trường học thân thiện, thì chúng ta phải có sự thay đổi từ chính các bạn học sinh. Vì các bạn là nhân tố chính yếu của một ngôi trường. Quan trọng hơn, là chính các bạn phải tự nhận thức được tầm quan trọng của bản thân mình. Chỉ khi các bạn dám nghĩ, dám làm, thực hiện đúng cương vị của một người học sinh, thì khi đó trường học mới phát huy hết được giá trị của mình. Theo đó, các bạn cần kiểm soát hành vi, lời nói của mình khi ở trường. Ngoài ra, cần hiểu được mục tiêu hàng đầu của người học sinh khi đến lớp, để chăm chỉ học tập, rèn luyện. Cùng với đó, chúng ta nên sống chan hòa với bè bạn, không nên chia bè nhóm, bắt nạt bạn học, bởi đó là hành vi vô cùng xấu xa. Song song với đó, các bạn học sinh cũng nên đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ nhau cùng học tập, tiến bộ. Khi đó, trường học sẽ thực sự là ngôi nhà thứ hai của tất cả mọi người.

Mỗi học sinh là một nhân tố, một mắt xích quan trọng trong việc xây dựng trường học thân thiện. Vai trò của các bạn là không thể nào thiếu được. Tuy nhiên, cùng với đó, chúng ta còn cần sự phối hợp của thầy cô trong nhà trường - những người có vai trò như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh. Bởi vì đặc thù lứa tuổi còn nhỏ, chưa đủ chín chắn, nên việc phạm phải những lỗi lầm hay có suy nghĩ lệch lạc là khó tránh khỏi. Khi đó, những người giáo viên cần xuất hiện để tư vấn, giải quyết những khúc mắc cho học sinh. Để các em yên tâm học tập, rèn luyện. Có thể nói rằng, cả giáo viên và học sinh đều có vai trò quan trọng và gắn bó mật thiết với nhau trong việc xây dựng trường học thân thiện.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 3)

Một môi trường giáo dục tốt không chỉ là nơi học sinh học kiến thức mà còn là môi trường nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của họ. Mỗi ngày đến trường không chỉ là việc học mà còn là một ngày trải nghiệm vui vẻ, gắn bó với trường lớp, nơi mà học sinh cảm thấy thêm yêu thương và sự thân thuộc với "ngôi nhà thứ hai" của mình. Tại đây, các hoạt động giáo dục không chỉ nhằm mục đích truyền đạt kiến thức mà còn tạo điều kiện để học sinh thể hiện bản thân và phát triển toàn diện. Học sinh tích cực không chỉ là người học mà còn là người góp phần tạo nên một môi trường học thân thiện và tích cực.

Để xây dựng một trường học thân thiện hiệu quả, cần sự đóng góp và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là của học sinh. Một môi trường giáo dục thân thiện không chỉ đảm bảo an toàn và bình đẳng mà còn tạo ra hứng thú cho học sinh trong việc học tập và khám phá. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ nhà trường trong việc cải thiện cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường và tham gia vào các hoạt động học tập vui vẻ.

Trong một môi trường học thân thiện, học sinh được khuyến khích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trò chơi dân gian, và các hoạt động tập thể. Điều này giúp học sinh cảm nhận niềm vui và thoải mái trong việc học tập, tạo ra một ngày học đầy ý nghĩa. Môi trường này cũng thúc đẩy sự tích cực của học sinh, khuyến khích họ trở nên tự tin, chủ động trong việc học và phát triển. Họ học được cách thư giãn một cách khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, từ đó phát triển khả năng tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo.

Hơn nữa, học sinh cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường học tích cực. Họ cần tích cực tham gia vào học tập, tự rèn luyện và khám phá kiến thức, đồng thời đề xuất và giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập. Học sinh cũng cần thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng việc bảo vệ và duy trì vệ sinh cho môi trường học tập, tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao và các hoạt động tập thể.

Tóm lại, sự tích cực và đóng góp của học sinh là yếu tố then chốt trong việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện và tích cực. Sự hợp tác giữa các bên liên quan và sự chủ động của học sinh sẽ đóng góp vào việc hình thành và phát triển một môi trường giáo dục ngày càng tốt hơn, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 4)

“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là câu khẩu hiệu quen thuộc của mọi ngôi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng theo câu khẩu hiệu này đến nay vẫn chưa thực sự thành công. Vì vậy, vấn đề xây dựng trường học thân thiện vẫn luôn là nội dung thu hút sự chú ý của tất cả mọi người.

Trường học thân thiện là nơi các bạn học sinh đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đó, bạn bè cũng như anh chị em, tất cả cùng học tập và rèn luyện với các mục tiêu tích cực. Tuy nhiên, đây lại là một mục tiêu chưa thể hoàn thành bởi nạn bạo lực học đường vẫn đã và đang hoành hành. Với sự phát triển của mạng xã hội, ngoài các hành vi bạo lực thể xác, thì còn biến tướng thêm các hành vi bạo lực về tinh thần. Theo đó, các bạn học sinh cá biệt bắt đầu thành lập các nhóm, các trang để bịa đặt, bôi nhọ danh dự của một cá nhân. Cùng với đó là các lời đe dọa, miệt thị, khủng bố tinh thần khiến nạn nhân đau khổ, không dám đến trường, dần dần dẫn đến các hành vi mất kiểm soát. Điều đáng báo động, là những hành vi bắt nạt tinh thần này ngày càng tinh vi và khó kiểm soát được, bởi nó diễn ra trên điện thoại cá nhân và ngoài lớp học. Do đó, ngày càng nhiều nạn nhân của bạo lực học đường xuất hiện, khiến học sinh và cả phụ huynh đều lo lắng khi đến trường.

Để xóa đi vấn nạn này, chúng ta cần có những biện pháp giải quyết phù hợp. Trước đó là có các hình thức xử phạt nghiêm khắc với những học sinh thực hiện hành vi bạo lực học đường. Sau đó, cần phải đẩy mạnh thêm việc tuyên truyền, giáo dục để học sinh nhận thức rõ ràng về tác hại của vấn nạn này. Để hoạt động thực sự phát huy tác dụng, gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với nhau. Các thầy cô cùng phụ huynh cần quan tâm đến con em hơn, khi thấy có các biểu hiện lạ thì nên can thiệp ngay từ lúc ban đầu để tránh hậu quả nặng nề về sau. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự nhận thức của chính các bạn học sinh. Chỉ khi các bạn tự nhận thức được sự sai trái trong hành vi của bản thân và dừng lại, thì mầm mống của bạo lực học đường mới bị triệt hạ hoàn toàn.

Tuy đó là một hành trình dài và nhiều khó khăn, nhưng chúng ta vẫn phải kiên trì và cố gắng đến cuối cùng. Để các bạn học sinh - tương lai của tổ quốc được lớn lên khỏe mạnh về cả thể xác và tinh thần. Để mỗi ngày đến trường luôn thực sự là một ngày vui.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 5)

Trường học là nơi chúng ta được học tập, nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão để sau này trở thành những con người có ích cho xã hội. Trường học như ngôi nhà thứ hai của mỗi người, vì thế, xây dựng trường học thân thiện là trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên, ban giám hiệu nhà trường, gia đình và là trách nhiệm của toàn xã hội. Và đặc biệt, học sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và thân thiện.

Trường học thân thiện là một môi trường giáo dục nơi mọi thành viên trong cộng đồng học tập được đón nhận, tôn trọng và đặt lên hàng đầu, nơi mọi người cảm thấy tự tin và thoải mái trong việc chia sẻ ý kiến, thể hiện bản thân và phát triển toàn diện. Một trường học thân thiện không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Nó đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu, thúc đẩy sự phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa, tinh thần và thể chất. Trường học thân thiện cung cấp một môi trường học tập kích thích và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Trong trường học thân thiện, không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh với nhau, mọi người luôn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Trường học thân thiện cũng góp phần tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực của phụ huynh và cộng đồng xung quanh. Sự hợp tác giữa nhà trường và phụ huynh, cùng với sự hỗ trợ từ cộng đồng, tạo ra một môi trường khuyến khích sự phát triển của học sinh. Mục tiêu của trường học thân thiện không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà còn là xây dựng nhân cách, tạo nên các công dân tương lai có lòng yêu thương và tôn trọng người khác. Nó là nền tảng để hình thành những cá nhân tự tin, có khả năng tư duy sáng tạo và sẵn sàng tham gia vào xã hội.

Việc xây dựng trường học thân thiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng với từng đối tượng: với học sinh, với giáo viên, với cộng đồng, xã hội, với đất nước. Với học sinh, trường học thân thiện tạo ra một không gian an toàn và tin cậy cho học sinh. Học sinh có thể thoải mái thể hiện bản thân, tự do nói lên được những suy nghĩ của bản thân và không sợ bị phê phán hay bắt nạt. Điều này giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển cá nhân. Trường học thân thiện tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng xã hội. Thông qua việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, làm việc nhóm, giải quyết các xung đột và việc giao tiếp hiệu quả, học sinh học được cách xây dựng những mối quan hệ lành mạnh, tôn trọng, yêu thương lẫn nhau và cách làm việc trong một cộng đồng. Với giáo viên, một trường học thân thiện tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho giáo viên. Được làm việc trong một không gian mà những giá trị và tôn trọng được đặt lên hàng đầu, giáo viên có thể cảm thấy động lực và hứng thú trong công việc hàng ngày. Điều này có thể góp phần nâng cao sự hài lòng và sự thỏa mãn trong nghề nghiệp của giáo viên. Trường học thân thiện khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong giảng dạy. Giáo viên được khuyến khích thử nghiệm các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy mới, tìm kiếm cách tiếp cận học tập phù hợp với từng học sinh và tạo ra môi trường học tập hấp dẫn và đa dạng. Điều này giúp giáo viên phát triển và nâng cao khả năng sáng tạo của mình, từ đó mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc truyền đạt kiến thức và gắn kết với học sinh. Với xã hội, trường học thân thiện đầu tư vào sự phát triển toàn diện của học sinh. Điều này góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội. Học sinh được trang bị kiến thức, kỹ năng và tư duy phản biện cần thiết để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Một trường học thân thiện có tác động lâu dài và bền vững đối với xã hội thông qua việc đào tạo và phát triển các thế hệ trẻ. Với đất nước, một đất nước với trường học thân thiện tạo ra một hệ thống giáo dục mạnh mẽ và hiệu quả. Điều này tạo ra một lực lượng lao động có trình độ cao, khả năng sáng tạo và cạnh tranh trong môi trường kinh tế toàn cầu. Trường học thân thiện đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích sự nghiên cứu, đổi mới và phát triển kỹ thuật, từ đó thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển kinh tế của đất nước.

Vậy tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm quan trọng trong việc xây dựng trường học thân thiện? Vì học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, một môi trường học tập tốt sẽ góp phần xây dựng và hình thành một nền tảng kiến thức và nhân cách hoàn thiện cho học sinh. Học sinh được rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp mà một công dân tương lai cần phải có, học sinh có thể tự do phát triển bản thân theo hướng tích cực. Học sinh có thể rèn luyện cả trí và đức trong trường học thân thiện. Họ được học tập trong môi trường có những mối quan hệ lành mạnh, có văn hoá, mọi người tôn trọng suy nghĩ, ý kiến của nhau. Ngoài ra, học sinh đang trong giai đoạn phát triển tư duy, kiến thức và phẩm chất đạo đức. Việc tham gia vào quá trình xây dựng trường học thân thiện giúp học sinh phát triển các kỹ năng xã hội, tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm và trách nhiệm cá nhân. Đây là một giai đoạn quan trọng để học sinh hình thành những phẩm chất cần thiết để trở thành công dân tương tác tích cực và có ý thức về trách nhiệm với cộng đồng. Một trường học thân thiện mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Nó cung cấp cơ hội cho học sinh tìm kiếm niềm vui trong học tập, phát triển đam mê và khám phá tiềm năng của bản thân. Bằng cách đóng góp vào việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện, học sinh giúp tạo ra một môi trường tốt hơn cho bản thân và các bạn cùng học. Trách nhiệm với trường học giúp học sinh phát triển phẩm chất và giá trị đạo đức: Trách nhiệm với trường học giúp học sinh hiểu rõ về giá trị và ý nghĩa của việc học tập. Nó khuyến khích sự chấp hành với các quy tắc và quy định của trường, tôn trọng giáo viên và nhân viên trường, và đóng góp tích cực vào môi trường học tập. Từ trách nhiệm này, học sinh phát triển các phẩm chất đạo đức như trung thực, tôn trọng, trách nhiệm và ý thức xã hội. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho trường học mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu không xây dựng được môi trường học thân thiện có thể tạo ra một môi trường không an toàn, nơi mà học sinh có thể trải qua bạo lực, bắt nạt hoặc kỳ thị. Điều này ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và tâm lý của học sinh, làm giảm sự tự tin và sự hứng thú trong việc học tập. Nó còn có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và động lực học của học sinh. Thiếu sự khích lệ và hỗ trợ từ các giáo viên và bạn bè, học sinh có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và đạt được kết quả học tập tốt. Học sinh không được học tập và rèn luyện những kỹ năng, phẩm chất đạo đức cần thiết cho tương lai sau này. Điều đó ảnh hưởng đến cả bản thân học sinh, gia đình, xã hội và mở rộng ra là cả đất nước.

Thực tế hiện nay cho thấy, một số đông bộ phận học sinh đã biết xây dựng trường học thân thiện như chấp hành các nội quy của nhà trường, tham gia vào các hoạt động làm đẹp cho trường học, học tập tốt, đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, giữ gìn vệ sinh chung cho khuôn viên trường, tôn trọng thầy cô giáo và bạn bè của mình,…Vào các dịp kỷ niệm hay ngày 20/11, 26/3, học sinh tham gia vào các hoạt động văn nghệ hay các hoạt động mà nhà trường khởi xướng, đó cũng là một cách để thể hiện thái độ tri ân thầy cô và tích cực hưởng ứng góp phần xây dựng một môi trường học tập thân thiện. Bên cạnh đó, vẫn có một số ít bộ phận học sinh chưa có thái độ tích cực trong việc xây dựng trường học thân thiện như không tuân thủ chấp hành nội quy của nhà trường: thường xuyên đi học muộn, không mặc đồng phục khi tới trường hay gian lận trong thi cử; không tôn trọng thầy cô giáo trong nhà trường; không tập trung học hành dẫn đến kết quả học tập sa sút; bạo lực học đường;… Đây là những hành động đáng bị phê phán và cần có những biện pháp để giảm thiểu tình trạng này.

Trong việc xây dựng một trường học thân thiện, học sinh có trách nhiệm quan trọng và đóng góp tích cực. Học sinh cần nhận thức về tầm quan trọng của tôn trọng đối với mọi thành viên trong trường học, bao gồm giáo viên, nhân viên và bạn bè. Họ cần hiểu rằng tôn trọng là một yếu tố cơ bản để xây dựng một môi trường học tập và làm việc lành mạnh, mỗi người đều có trách nhiệm cá nhân trong việc duy trì trường học thân thiện. Điều này bao gồm việc tuân thủ quy định và quy tắc của trường, tham gia vào các hoạt động học tập và góp phần vào việc tạo ra một môi trường học tập tích cực. Học sinh cũng cần nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Điều này có thể bao gồm việc tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên một cách bền vững, tái chế và giảm thiểu lãng phí. Về hành động, học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý kiến với các bạn cùng lớp, tham gia vào các hoạt động nhóm, và thể hiện sự quan tâm và động viên đối với sự phát triển của nhau. Ngoài ra, họ cũng nên tham gia tích cực vào các hoạt động do nhà trường khởi xướng như dọn dẹp vệ sinh trường học, tham gia vào các đội tuyển học sinh giỏi, các cuộc thi văn nghệ,…

Để học sinh có được những nhận thức và hành động đúng đắn trong việc xây dựng trường học thân thiện, vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội là rất quan trọng. Lãnh đạo nhà trường nên định hướng và thiết lập mục tiêu cụ thể về trường học thân thiện, tạo ra sự hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng của môi trường học tập tích cực, xây dựng chính sách và quy định rõ ràng về tạo môi trường thân thiện, đồng thời đảm bảo sự thực thi và tuân thủ chúng. Với thầy cô, thầy cô cần là tấm gương cho học sinh bằng cách thể hiện tinh thần hợp tác, tôn trọng và quan tâm đến học sinh, nên hướng dẫn học sinh trong việc nhận thức và thực hiện trách nhiệm của mình trong xây dựng môi trường học tập thân thiện. Hơn nữa, cha mẹ cần tương tác tích cực với con em, lắng nghe và thảo luận về các giá trị và hành động quan trọng để xây dựng một môi trường học tập tốt. Cha mẹ nên hỗ trợ và khuyến khích con em tham gia vào các hoạt động và dự án xã hội trong trường học. Cuối cùng, xã hội nên tạo ra một môi trường xã hội tích cực và ủng hộ việc xây dựng các trường học thân thiện. Điều này có thể thông qua việc đẩy mạnh các chương trình giáo dục về tôn trọng, đa dạng và bảo vệ môi trường.

Tóm lại, việc xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, tốt đẹp và thân thiện là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhà trường, gia đình và xã hội. Và đặc biệt, học sinh có trách nhiệm quan trọng, to lớn nhất trong quá trình đó. Bởi thế, bản thân mỗi học sinh cần nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng đó và có những hành động cụ thể để thể hiện được trách nhiệm của mình với trường học. Là học sinh, bản thân em sẽ luôn tích cực học tập để đạt được kết quả học tập tốt, kính thầy mến bạn và luôn hưởng ứng, tham gia vào các hoạt động xây dựng trường lớp và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 6)

Trường học không chỉ là nơi chúng ta tiếp nhận kiến thức, mà còn là môi trường nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão, từ đó tạo ra những cá nhân có ích cho cộng đồng. Nói về trường học, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của mỗi thành viên, từ học sinh, giáo viên, ban giám hiệu, gia đình cho đến toàn xã hội. Mỗi cá nhân đều đóng góp vào việc xây dựng và duy trì một môi trường học tập thân thiện và tích cực.

Trường học thân thiện không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là môi trường tôn trọng, động viên và phát triển toàn diện cho học sinh. Đây là nơi học sinh có thể tự tin thể hiện bản thân, chia sẻ ý kiến và phát triển kỹ năng cần thiết cho tương lai. Không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, môi trường học tập thân thiện còn quan tâm đến việc phát triển nhân cách và kỹ năng xã hội cho học sinh.

Trong một trường học thân thiện, sự tôn trọng và yêu thương giữa các thành viên là điều không thể thiếu. Mọi người được khuyến khích thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một không gian học tập an toàn và đầy đủ cơ hội cho sự phát triển. Sự hợp tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và động viên.

Học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng một trường học thân thiện. Họ cần nhận thức về tầm quan trọng của sự tôn trọng và hợp tác, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện môi trường học tập. Việc này không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng xã hội mà còn hình thành những phẩm chất đạo đức và trách nhiệm cá nhân.

Thực tế cho thấy, có nhiều học sinh đã nhận thức và hành động tích cực để góp phần vào việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh cần được hướng dẫn và khuyến khích để nhận thức rõ về trách nhiệm của mình đối với trường học.

Để đạt được một môi trường học tập thân thiện, sự hỗ trợ và tương tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội là rất quan trọng. Lãnh đạo nhà trường cần định rõ mục tiêu và chính sách liên quan đến việc xây dựng một môi trường học tập tích cực, đồng thời khuyến khích sự tham gia của học sinh và gia đình vào quá trình này.

Tóm lại, mỗi học sinh đều có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện và tích cực. Bằng sự nhận thức và hành động tích cực, học sinh không chỉ góp phần vào việc phát triển bản thân mà còn tạo ra một môi trường học tập tốt đẹp cho chính mình và các bạn.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 7)

“Trường học thân thiện” là trường học hội đủ các yếu tố: cảnh quan môi trường, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo, đối tượng học tập là học sinh, sinh viên.

Để có một trường học thân thiện thì trường học cần có một cảnh quan môi trường sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi, cách xa khu vực đông dân cư, các đường phố lớn. Điều kiện cơ sở vật chất cần khang trang kiên cố, có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh, khu vui chơi giải trí.

Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay thì một trường học thân thiện chỉ ít phải đảm bảo các yếu tố (trọng tâm): Đội ngũ nhà giáo cần hiểu biết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu không phân biệt đối xử, không miệt thị, nhục mạ hoặc dùng bạo lực với học sinh. Nhà trường cần quan tâm tổ chức nhiều sân chơi, nhiều hoạt động bề nổi để chẳng những tạo không khí học tập sôi nổi, mà còn qua đó rèn luyện tri thức, đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.

Nhà trường không nên ép học sinh học nhiều, học quá tải. vì tri thức không chỉ có trong sách vở mà còn nằm ngay trong cuộc sống quanh ta. Chính cách dạy vừa học vừa chơi của người thầy sẽ giúp các em ngộ ra nhiều điều thú vị. Từ đó khoảng cách giữa thầy và trò gần gũi, thân thiết hơn. Nhà trường phải biết huy động sự tham gia nhiệt tình từ đông đảo cha mẹ học sinh, cũng như các cơ quan đoàn thể ngoài nhà trường vào công tác giáo dục. Bởi sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của mọi người, mọi ngành, mọi nhà.

Đối với học sinh trong nhà trường cần có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động; tránh mọi va chạm dẫn đến bạo lực trong học đường. Đây là vấn đề đang nhức nhối trong học đường hiện nay. Tất cả học sinh phải thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, lành mạnh; phải có ý thức thực hiện tốt mọi quy định của nhà trường, của Nhà nước đặt ra một cách tự giác; trường hợp gặp phải những va vấp cần tự giác điều chỉnh hành vi.

Giáo dục là một quá trình. Muốn xây dựng một trường học theo đúng nghĩa là nhân văn “thân thiện” cũng cần có một quy trình đầy chủ động và sáng tạo của người quản lí và đối tượng được quản lí: tuyển chọn - đào tạo - thành quả. Những giải pháp trên có thể là “hoang tưởng” khi mà hiện nay, áp lực học của học sinh và áp lực giảng dạy của giáo viên, cán bộ quán lí còn nặng nề. Nhưng tôi tin rằng bằng mọi cố gắng, trong tương lai không xa chúng ta sẽ có những ngôi trường thực sự “thân thiện”.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 8)

Trường học không chỉ là nơi để học tập mà còn là nơi nuôi dưỡng những ước mơ và hoài bão của chúng ta, giúp chúng ta trở thành những công dân có ích cho xã hội trong tương lai. Đó chính là lý do tại sao việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện là trách nhiệm không chỉ của học sinh, giáo viên và ban giám hiệu mà còn của cả gia đình và toàn xã hội. Trong công cuộc này, học sinh đóng vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc tạo lập một môi trường học tập tích cực và thân thiện.

Một môi trường học tập thân thiện không chỉ là nơi chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức mà còn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Ở đó, mọi người được đón nhận và tôn trọng, tạo điều kiện cho học sinh tự tin thể hiện bản thân, chia sẻ ý kiến và phát triển toàn diện. Hơn nữa, trong một trường học thân thiện, không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh, mọi người luôn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực của phụ huynh và cộng đồng xung quanh.

Vai trò của học sinh trong việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện không thể phủ nhận. Họ không chỉ là những người học mà còn là những người chịu trách nhiệm, là những tác nhân chủ động góp phần vào việc tạo ra một môi trường học tập tích cực. Bằng cách thể hiện sự tôn trọng, hợp tác và sẵn lòng chia sẻ với mọi người trong cộng đồng học tập, học sinh không chỉ phát triển kỹ năng xã hội mà còn hình thành những phẩm chất đạo đức quan trọng như trung thực, tôn trọng và trách nhiệm.

Ngoài ra, học sinh cũng có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động xã hội của trường, giúp tạo ra một môi trường học tập sôi động và đa dạng. Việc này không chỉ giúp học sinh phát triển tốt hơn mà còn giúp tạo ra một môi trường tốt hơn cho tất cả mọi người trong trường. Đồng thời, việc tham gia vào các hoạt động như vệ sinh trường lớp, các cuộc thi văn nghệ hay các dự án xã hội cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và tư duy phản biện, góp phần vào sự phát triển toàn diện của bản thân.

Tóm lại, học sinh chính là những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng một môi trường học tập thân thiện và tích cực. Việc họ hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của mình cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội trong trường sẽ góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một môi trường học tập tốt đẹp và phát triển.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 9)

Từ lâu, dân tộc ta đã đặt giáo dục lên hàng đầu, muốn giỏi, muốn mạnh thì cần phải học, học giúp con người trở nên hiểu biết, rèn luyện được tư duy trí tuệ, góp sức mình vào trong các lĩnh vực đưa nước nhà lên tầng cao mới, thoát khỏi tình cảnh đói khổ. Nhưng để rèn luyện được những nhân tài chất lượng, đảm bảo được cả đức và tài thì không phải là điều dễ dàng, môi trường học tập là nơi gắn bó sâu sắc với mỗi học sinh, gián tiếp tác động đến sự hình thành của mỗi con người. Mỗi trường đều có một khẩu hiệu cho riêng mình liên quan đến việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện, vậy thế nào là xây dựng môi trường học thân thiện? Trường học thân thiện là nơi các bạn học đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau trong quá trình học tập vì một tương lai tươi sáng và không có chia bè kéo phái, không có gây rối đánh nhau, mất trật tự.

Song khẩu hiệu được đặt ra là như vậy nhưng đa phần trong trường học vẫn xảy ra những tình huống đi ngược lại đạo đức thuần túy, với sự phát triển của công nghệ điện tử, mạng xã hội cũng được giới trẻ ưa chuộng sử dụng, từ lời nói kích thích nhau cho đến hành động bạo lực thân thể vì quan điểm khác biệt, tính cách trái ngược nhau cho đến việc gây rối bạo lực tinh thần lên không gian mạng với vô vàn người sử dụng. Các bạn học sinh thời nay lựa chọn việc tấn công đối tượng trên mạng xã hội bằng cách thành lập nhóm, trang để bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín người đó hay còn có cách khác như nhắn tin trực tiếp, kéo nạn nhân vào một nhóm nhắn tin chửi rủa đe dọa với ngôn từ khiếm nhã, bất lịch sự. Điều đó đã đe dọa đến tinh thần của nạn nhân, khiến họ lo lắng, mất ăn, mất ngủ không dám sử dụng mạng xã hội để phản bác hay kể với gia đình, nặng hơn nữa chính là không dám đi học và mắc bệnh trầm cảm chỉ muốn tự tử kết thúc cuộc đời, sống trong sự đe dọa, chèn ép.

Những hành vi như vậy đang dần phổ biến, tinh vi và khó kiểm soát hơn khi nó diễn ra trên điện thoại, các phương tiện điện tử, nhà trường các thầy cô cũng không thể bao quát toàn bộ danh tính học sinh khi sử dụng trang mạng. Do đó, ngày càng nhiều nạn nhận của hành vi bạo lực mạng xuất hiện, không chỉ mỗi bạn học ngày ngày đến trường mà ngay cả những bậc phụ huynh theo dõi con đến trường cũng đều lo lắng khi không thể biết được mình hay con mình sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của vấn nạn bạo lực học đường.

Để đầy lùi những hành vi đang lan rộng trong xã hội này, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể, cấp bách ngay từ bây giờ trước khi mất kiểm soát. Trường học cần có các quy định cương quyết, dứt khoá, xử phạt dựa trên lỗi vi phạm, sau đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để học sinh nhận thức được tầm ảnh hưởng, tác hại của vấn nạn bạo lực. Song song với trường học cần có sự giúp sức của nhà nước, các cơ quan chức năng và cả gia đình của mỗi em học sinh. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, học sinh hay con mình có dấu hiệu liên quan đến việc bị bạo lực từ thân thể cho đến tinh thần thì cần phải quan tâm, can thiệp ngay để không dẫn đến kết cục bi thương không ai mong muốn.

Thí như câu chuyện đau buồn của nữ sinh học lớp 10 của trường trung học phổ chuyên đại học Vinh (Nghệ An), khi mà cô gái xinh xắn, học giỏi ấy đáng nhẽ có thể tỏa sáng rực rỡ với ngôi trường cấp ba - thế giới mới mà em hằng mong đợi thì bạo lực học đường đã ép em phải dừng bước trên chính con đường dẫn lối em đến với tương lai. Thế nên việc nhận thức cho các em học sinh về vấn nạn, đánh giá và ngăn cản hành vi bạo lực trong môi trường học đường là rất quan trọng, đáng để cả xã hội phải lưu tâm.

Tuy nhiên việc xử lý triệt tiêu tận gốc có thể diễn ra trong vài ngắn ngủi, chớp nhoáng mà cần phải có kế hoạch kĩ lưỡng, chuẩn bị cho hành trình dài nhưng chúng ta cần phải kiên trì, cố gắng giải quyết nó để xây dựng môi trường học tập thân thiện, tất cả các bạn học và phụ huynh đều không còn phải lo lắng, sợ hãi khi đối diện với trường học. Và qua đó, xã hội cũng trở nên giàu đẹp, văn minh hơn.

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện (mẫu 10)

Trong thời đại hiện nay, vấn đề xây dựng trường học thân thiện đang trở thành một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm. Trường học không chỉ là nơi học tập mà còn là một môi trường sống, nơi hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Xây dựng trường học thân thiện không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh mà còn tạo ra một cộng đồng học tập tích cực và phát triển bền vững.

Trước tiên, xây dựng trường học thân thiện giúp tạo ra một môi trường học tập an lành và an toàn cho học sinh. Trường học thân thiện không chỉ đảm bảo sự an toàn vật chất mà còn tạo điều kiện cho học sinh cảm thấy thoải mái và tự tin trong quá trình học tập. Điều này giúp học sinh tập trung vào việc học và phát triển tối đa khả năng của mình.

Thứ hai, xây dựng trường học thân thiện giúp tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phong phú. Trường học thân thiện không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, thể thao và nghệ thuật. Điều này giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm như teamwork, sáng tạo và tự tin trong giao tiếp. Đồng thời, môi trường học tập đa dạng cũng giúp học sinh hiểu và tôn trọng sự khác biệt, từ đó xây dựng một cộng đồng học tập đoàn kết và chia sẻ.

Cuối cùng, xây dựng trường học thân thiện còn giúp học sinh phát triển ý thức bảo vệ môi trường và xã hội. Trường học thân thiện không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục học sinh về trách nhiệm cá nhân và xã hội. Học sinh được khuyến khích tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường và phát triển tư duy bền vững. Đồng thời, học sinh cũng được khuyến khích tham gia vào các hoạt động xã hội như từ thiện và tình nguyện, giúp họ hiểu và chia sẻ với những người khác trong xã hội.

Tóm lại, xây dựng trường học thân thiện là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm. Trường học thân thiện không chỉ tạo ra một môi trường học tập an lành và an toàn mà còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm và ý thức bảo vệ môi trường và xã hội. Chỉ khi xây dựng được trường học thân thiện, chúng ta mới có thể tạo ra một cộng đồng học tập tích cực và phát triển bền vững.

1 2,488 30/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: