TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả (2024) SIÊU HAY

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 730 04/08/2024


Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về thói đạo đức giả

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý: Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: “Đạo đức giả” không chỉ làm suy đồi những giá trị đạo đức của bản thân con người mà còn có thể kéo lùi sự phát triển của xã hội. Vì thói đạo đức giả thường ẩn nấp sau dáng vẻ tử tế, hào nhoáng nên rất khó nhận biết, bàn về vấn đề này có câu nói: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”.

II. Thân bài:

– Là lời đánh giá về bản chất giả tạo của những kẻ luôn nhân danh đạo đức và khẳng định hậu quả khôn lường của thói đạo đức giả gây ra, đó là “căn bệnh chết người”.

– “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào nhoáng để che đậy cái tiêu cực, thối nát của đạo đức thực bên trong.

– đạo đức giả được biểu hiện thông qua lối sống giả dối, lời nói thiếu thành thực nên nó có thể gây nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng lại khó có thể nhận biết.

– Đạo đức giả là thứ vô hình dưới mắt người, rất khó có thể nhận biết, chúng ta chỉ có thể nhận diện, đoán biết nó thông qua những lời nói và hành động.

– Đó là những người hay dùng lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm đê hèn bên trong.

– Đạo đức giả là căn bệnh nguy hiểm có thể mang đến những hậu quả tiêu cực đối với bản thân con người cũng như xã hội:

+ Trước hết, đối với cá nhân con người, sống giả dối có thể tự đánh mất đi nhân cách, những phẩm chất tốt đẹp cũng như niềm tin yêu của những người xung quanh dành cho mình.

+ Đối với xã hội, thói đạo đức giả có thể làm lẫn lộn những giá trị đạo đức khiến cho xã hội quay cuồng với những giả dối bất phân, làm suy đồi những chuẩn mực, giá trị đạo đức quý giá.

=> Câu nói cho chúng ta thấy được tầm nguy hại của thói đạo đức giả, từ đó đặt ra tầm quan trọng của việc tích cực rèn luyện, trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức.

III. Kết bài:

- Để cuộc sống của chúng ta thực sự ý nghĩa, bên cạnh việc trau dồi những giá trị đạo đức tốt đẹp, hoàn thiện nhân cách bản thân còn cần kiên quyết đấu tranh, lên án và vạch trần thói đạo đức giả.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 1

Cuộc sống hiện đại đem đến cho chúng ta nhiều sự tiện nghi về vật chất nhưng cũng đồng thời lấy đi của chúng ta một số giá trị về mặt đạo đức và tinh thần. Một trong mối nguy hại của xã hội nay là sự gia tăng của căn bệnh đạo đức giả. Căn bệnh ấy đang làm mất dần đi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”.

Đạo đức là toàn bộ những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong, đánh lừa người khác, mưu lợi cho riêng mình. Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết.

Hiện nay, căn bệnh đạo đức giả biểu hiện dưới những hình thức khác nhau rất khó nhận thấy trong cuộc sống. Họ có thể dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong hoặc có thể là dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện. Trong cuộc sống hôm nay, thói đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, rất khó bị phát giác. Với những biểu hiện như vậy, rõ ràng đạo đức giả đang là một “căn bệnh chết người” vì nó đang mà mất mát, mai một dần những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Đối với mỗi người, đó thật sự là một căn bệnh nguy hiểm vì sống giả đồng nghĩa với việc tự đánh mất dần những giá trị tốt đẹp của nhân cách con người. Những kẻ đạo đức giả là những kẻ bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo, thực chất con người và biểu hiện bên ngoài khác nhau. Vì vậy họ sẽ đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Đối với xã hội, thói đạo đức giả lại càng trở nên đáng sợ hơn khi nó làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy đồi phong hóa xã hội và gây phiền hậu quả không lường khác. Đó là những kiểu người “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”. Chẳng hạn như trong thực tế xã hội hiện nay, có một bộ phận người lợi dụng danh nghĩa quyên góp vì mục đích thiện nguyện nhưng thực chất là để tư lợi cho bản thân. Có thể kể đến những trường hợp như một số người lợi dụng danh nghĩa chùa Bồ Đề để tổ chức mua bán trẻ em gây phẫn nộ trong dư luận, hoặc cách làm từ thiện đầy khuất tất của chủ nhân facebook Lan Đàm… Những kẻ đạo đức giả ấy đã lợi dụng lòng thương người của những nhà hảo tâm kêu gọi sự giúp đỡ về mặt vật chất đối với những số phận bất hạnh, đáng thương trong cuộc sống nhưng kỳ thực họ lại sử dụng những số tiền ấy cho những mục đích riêng cho bản thân. Đó là bộ mặt giả dối, nhẫn tâm của những kẻ chuyên sống dựa vào sự bất hạnh của người khác. Hoặc hiện tượng chạy bằng, chạy chức trong xã hội hiện nay cũng là những biểu hiện cụ thể của lối sống đạo đức giả. Những kẻ tham nhũng, lợi dụng chức quyền để tư lợi cho bản thân, những nhiễu nhân dân, gây những tổn thất lớn cho đất nước cũng là những kẻ đạo đức giả.

Cùng với những thói ích kỉ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang hoành hành. Nó làm mất dần đi vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Có một nhà kinh tế đã nói rằng nạn hàng giả làm suy sụp cả một nền kinh tế của một đất nước. Tương tự như vậy, nạn đạo đức giả cũng có nguy cơ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước. Với những tác hại như vậy, bản thân mỗi người cần phải thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực và kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 2

Cuộc sống hiện đại đem đến cho chúng ta nhiều sự tiện nghi về vật chất nhưng cũng đồng thời lấy đi của chúng ta một số giá trị về mặt đạo đức và tinh thần. Một trong mối nguy hại của xã hội nay là sự gia tăng của căn bệnh đạo đức giả. Căn bệnh ấy đang làm mất dần đi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”.

Đạo đức là toàn bộ những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong, đánh lừa người khác, mưu lợi cho riêng mình. Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết.

Hiện nay, căn bệnh đạo đức giả biểu hiện dưới những hình thức khác nhau rất khó nhận thấy trong cuộc sống. Họ có thể dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong hoặc có thể là dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện. Trong cuộc sống hôm nay, thói đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, rất khó bị phát giác. Với những biểu hiện như vậy, rõ ràng đạo đức giả đang là một “căn bệnh chết người” vì nó đang mà mất mát, mai một dần những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Đối với mỗi người, đó thật sự là một căn bệnh nguy hiểm vì sống giả đồng nghĩa với việc tự đánh mất dần những giá trị tốt đẹp của nhân cách con người. Những kẻ đạo đức giả là những kẻ bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo, thực chất con người và biểu hiện bên ngoài khác nhau. Vì vậy họ sẽ đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Đối với xã hội, thói đạo đức giả lại càng trở nên đáng sợ hơn khi nó làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy đồi phong hóa xã hội và gây phiền hậu quả không lường khác. Đó là những kiểu người “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”. Chẳng hạn như trong thực tế xã hội hiện nay, có một bộ phận người lợi dụng danh nghĩa quyên góp vì mục đích thiện nguyện nhưng thực chất là để tư lợi cho bản thân. Có thể kể đến những trường hợp như một số người lợi dụng danh nghĩa chùa Bồ Đề để tổ chức mua bán trẻ em gây phẫn nộ trong dư luận, hoặc cách làm từ thiện đầy khuất tất của chủ nhân facebook Lan Đàm… Những kẻ đạo đức giả ấy đã lợi dụng lòng thương người của những nhà hảo tâm kêu gọi sự giúp đỡ về mặt vật chất đối với những số phận bất hạnh, đáng thương trong cuộc sống nhưng kỳ thực họ lại sử dụng những số tiền ấy cho những mục đích riêng cho bản thân. Đó là bộ mặt giả dối, nhẫn tâm của những kẻ chuyên sống dựa vào sự bất hạnh của người khác. Hoặc hiện tượng chạy bằng, chạy chức trong xã hội hiện nay cũng là những biểu hiện cụ thể của lối sống đạo đức giả. Những kẻ tham nhũng, lợi dụng chức quyền để tư lợi cho bản thân, những nhiễu nhân dân, gây những tổn thất lớn cho đất nước cũng là những kẻ đạo đức giả.

Cùng với những thói ích kỉ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang hoành hành. Nó làm mất dần đi vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Có một nhà kinh tế đã nói rằng nạn hàng giả làm suy sụp cả một nền kinh tế của một đất nước. Tương tự như vậy, nạn đạo đức giả cũng có nguy cơ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước. Với những tác hại như vậy, bản thân mỗi người cần phải thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực và kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 3

Cuộc sống con người trôi qua cùng với bao thăng trầm đổi thay, có những thứ đã chìm vào quên lãng nhưng cũng có những giá trị trường tồn bất hủ cùng thời gian. Đạo đức là một trong những giá trị tốt đẹp của con người, nó thể hiện trong hành vi và cách ứng xử hàng ngày giữa người với người.

Vậy mà, hiện nay, có một lớp người trong xã hội đang hủy hoại dần sự tốt đẹp ấy, họ đã mượn bộ mặt của đạo đức để che giấu bản chất xấu xa, hèn hạ trong chính con người mình. Vì thế, đã có nhận định rằng: "Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng".

Giá trị đích thực của con người chính là vẻ đẹp của tâm hồn chứ không phải là những bộ mặt biểu hiện ở bên ngoài. Thế mà hiện nay, thói đạo đức giả luôn len lỏi trong xã hội và nấp sau những bộ mặt hào nhoáng. Vậy thói đạo đức giả là gì mà nó bị xã hội lên án, loại trừ? Đạo đức giả là tình trạng con người bề ngoài tỏ ra đạo đức nhưng thực chất trong ý nghĩ và trong lòng chứa nhiều âm mưu thủ đoạn cùng với sự gian trá. Cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài để che đậy bản chất vô đạo đức, thấp hèn bên trong. Vậy bộ mặt hào nhoáng là gì mà nó lại là nơi trú ngụ cho thói xấu này? Bộ mặt hào nhoáng là vẻ bên ngoài lịch lãm, chân thành, cùng với chiếc áo khoác của danh vọng, địa vị. Thế mà bên trong cái vẻ bề ngoài ấy chứa đựng đầy “nguy cơ”, là sự lợi dụng của những con người mưu mô xảo quyệt.

Thói đạo đức giả đang hàng ngày hàng giờ len lỏi vào xã hội và luôn nấp sau những bộ mặt hào nhoáng. Đây là một căn bệnh chết người bởi lẽ nó góp phần hủy hoại đời sống con người, nó góp phần đẩy những đời người vào tình huống đau đớn và trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy oan khiên. Thật khó để nhận biết được thói đạo đức giả, nó ẩn nấp trong từng ngóc ngách, từng con người đến rồi cách biểu hiện của nó cũng khá phong phú. Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong. Chính những hành động có vẻ tích cực ấy đã ngụy trang cho những động cơ xấu xa, bàn chất đê tiện. Trong một cơ quan, xí nghiệp có những người làm việc qua loa, trong lòng đầy ghen ghét đố kị, luôn âm mưu hãm hại người này người khác để rắp tâm thực hiện ý đồ cá nhân nhưng lại luôn mang bộ mặt hiền nhân, quân tử. Trong lớp học có những kẻ chỉ biết ganh ghét, hơn thua, so bì mặc dù thực chất chẳng hơn ai. Lại có những kẻ mượn danh làm từ thiện giúp đỡ người khác nhưng bộ mặt bên trong vô cùng giả dối, lợi dụng đế phô trương bản thân còn thực chất thì rỗng tuếch. Đằng sau cái danh lợi ấy là những kẻ thiếu tình người; sự quan tâm ấy chỉ nhằm mục đích tư lợi cho bản thân. Chính vì thế mà ông bà ta từ xưa đến nay luôn lên án sự giả dối “Miệng nam mô bụng một bồ dao găm” hay “Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao”.

Thói đạo đức giả đang có mặt ở mọi nơi mọi chốn và gây ra bao tác hại không chỉ cho bạn thân mà còn cho toàn xã hội. Đối với mỗi người, vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin và sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Con người ấy sẽ trở thành một kẻ bệnh hoạn nguy hiểm; bên trong một đàng bên ngoài một nẻo, thực chất con người và biểu hiện bề ngoài, suy nghĩ và hành động trái ngược nhau. Hủy hoại nhân cách tốt đẹp của con người biến họ trở thành những con người độc ác nham hiểm, giả dối. Trong mối quan hệ gia đình, bè bạn, làng xóm là những mối quan hệ thán tình, trong trẻo mà nhiều khi cũng bị thói đạo đức giả len vào. Gia đình và xã hội không còn lòng tin cậy, hòa hợp, bình an. Mọi người luôn phải dè chừng cảnh giác và đối phó lẫn nhau. Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.

Phải thừa nhận một điều, thói đạo đức giả rất khó bị phát giác. Người có tính nóng nảy, thô thiển hoặc có thói ích kỉ rất dễ bị người đời chỉ mặt đặt tên. Nhưng buồn thay, thói đạo đức giả vẫn thường chung sống với cộng đồng một cách “vui vẻ”. Con người dễ bị thói xấu này dối lừa là bởi cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa của nó. Với vẻ bề ngoài, thói đạo đức giả cũng phô diễn vẻ đẹp của nhân cách của luân thường đạo lý. Vì vậy dễ chiếm được sự đồng cảm của số đông. Điều khác biệt tuyệt đối là đạo đức nhằm hướng thiện còn thói đạo đức giả thực hành cái ác. Có một nhà kinh tế đã nói, đại ý: “nạn hàng giả làm suy sụp cả một nền kinh tế của một đất nước”. Ta cũng có thể cảnh báo: “nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước”.

Trước tình trạng thói đạo đức giả đang xâm nhập vào đời sống của con người và nó luôn nấp sau những bộ mặt hào nhoáng giả tạo kia thì con người phải làm gì để loại bỏ nó ra khỏi xã hội văn minh, tốt đẹp của chúng ta? Trước hết mỗi người cần nhận thức rõ ràng sự nguy hại của thói đạo đức giả nó không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân mà nó gây bao tác hại cho cộng đồng và toàn xã hội. Hãy lên án kiên quyết, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả. Vì thế mỗi người tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức tốt đẹp, sống chân thành trung thực, sống đúng với bản thân mình, với bản chất thật của mình sẽ làm cho mỗi người sống tốt hơn, biết quan tâm, chia sẻ, tạo nên những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đạo đức luôn hướng con người đến với những giá trị tinh thần cao cả của tâm hồn văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống, sự rèn luyện cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết. Trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình, sống với bản chất thật của mình làm cho mỗi người sống tốt hơn, biết quan tâm, chia sẻ tạo nên những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đạo đức luôn hướng con người đến với những giá trị tinh thần cao cả của tâm hồn và văn hoá. Bởi vậy, trong cuộc sống luôn đòi hỏi sự rèn luyện cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình. Chưa hẳn những người có bộ mặt hào nhoáng là người đạo đức giả. Chính gương mặt hào nhoáng và cách cư xử lịch sự kia sẽ tạo nên những mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Nếu gương mặt hào nhoáng kia kết hợp với tâm hồn và nhân cách tốt đẹp thì sẽ làm cho bạn tốt hơn, đẹp hơn, tự tin hơn và hoàn thiện hơn trong mắt mọi người. Chính vẻ ngoài bất mắt và tâm hồn đẹp sẽ làm cho mọi người gần gũi thân thiện hơn với nhau. Thói đạo đức giả chưa hẳn đã nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Có thể nó sẽ xuất hiện trong con người với vẻ ngoài dữ dằn, khó chịu, không thật thà. Như thế, mọi người sẽ dễ dàng phát hiện và điều chỉnh con người ấy tốt đẹp hơn.

Cuộc đời mỗi con người là một cuốn tiểu thuyết dài. Mỗi ngày qua đi lại hé mở ra những trang mới. Bạn đã viết được gì trên những trang ấy? Đừng để những thói xấu, đặc biệt là thói đạo đức giả xâm chiếm một dòng nào, một phần nào mà hãy thay vào đó những điều tốt đẹp, có ích cho đời.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?

(Trịnh Công Sơn)

Hãy dùng tấm lòng chân thật của mình để quan tâm chia sẻ đến tất cả mọi người. Và hãy để gió cuốn đi những gì đẹp nhất, tốt nhất đến với mọi người và mọi chân trời yêu thương mới sẽ mở ra.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 4

Trong cuộc sống hiện đại, con người có nhiều điều kiện để phát triển và khẳng định vị trí của mình trong xã hội, tuy nhiên đi ngược với sự phát triển là thực trạng “giả” khi mà đến bất cứ đâu ta cũng bắt gặp cái giả, từ thực phẩm giả, thuốc giả, bằng cấp giả….ngay cả những chuẩn mực đạo đức cũng bị làm giả. “Đạo đức giả” không chỉ làm suy đồi những giá trị đạo đức của bản thân con người mà còn có thể kéo lùi sự phát triển của xã hội. Vì thói đạo đức giả thường ẩn nấp sau dáng vẻ tử tế, hào nhoáng nên rất khó nhận biết, bàn về vấn đề này có câu nói: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”.

“Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng” là lời đánh giá về bản chất giả tạo của những kẻ luôn nhân danh đạo đức và khẳng định hậu quả khôn lường của thói đạo đức giả gây ra, đó là “căn bệnh chết người”.

“Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào nhoáng để che đậy cái tiêu cực, thối nát của đạo đức thực bên trong. Trong thực tế, đạo đức giả được biểu hiện thông qua lối sống giả dối, lời nói thiếu thành thực nên nó có thể gây nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng lại khó có thể nhận biết.

Đạo đức giả là thứ vô hình dưới mắt người, rất khó có thể nhận biết, chúng ta chỉ có thể nhận diện, đoán biết nó thông qua những lời nói và hành động. Đó là những người hay dùng lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm đê hèn bên trong, họ có thể đánh trống la làng những việc nhân nghĩa, đạo đức nhưng lại chẳng có lấy một chút chân thành, hành động thiết thực, mục đích chỉ là cho thiên hạ thấy để thể hiện mình.

Trên báo chí và các phương tiện truyền thông gần đây lan truyền câu chuyện cảm động về người cha bị bại não một mình bán kẹo cao su nuôi hai con, rồi người ta cũng không ngớt cảm thán trước tấm lòng hảo tâm của một “nhà từ thiện” lạ mặt. Trước ống kính của phóng viên, nhà thiện nguyện nọ trao cho người cha tội nghiệp kia một xấp tiền dày, bên ngoài là những đồng 500.000 đồng nhưng bên trong lại là những tờ tiền 50.000, 100.000 đồng. Trước điện thoại livestream trên facebook bà đã rơi nước mắt đầy thương tâm nhưng khi livestream kết thúc thì bà ta ngừng khóc và xem lại điện thoại xem mình diễn có đạt không. Đó chính là những biểu hiện giả dối của những kẻ đạo đức giả.

Những kẻ đạo đức giả dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện bên trong. Chúng ta vẫn thắc mắc không biết vì sao nhà “thiện nguyện” kia lại chấp nhận giúp đỡ người cha tội nghiệp kia dù không có lấy một chút chân thành, tự nguyện? Bởi chăng đó chỉ là hành động lăng xê, đánh bóng tên tuổi để phục vụ cho mục đích kinh doanh hay một mục đích thực dụng nào đó.“Chu Tử trị gia cách ngôn” có câu rằng: “Thiện dục nhân kiến, bất thị chân thiện”. Nghĩa là, làm thiện muốn người ta thấy, điều ấy không phải là chân thiện

Đạo đức giả là căn bệnh nguy hiểm có thể mang đến những hậu quả tiêu cực đối với bản thân con người cũng như xã hội. Trước hết, đối với cá nhân con người, sống giả dối có thể tự đánh mất đi nhân cách, những phẩm chất tốt đẹp cũng như niềm tin yêu của những người xung quanh dành cho mình. Đối với xã hội, thói đạo đức giả có thể làm lẫn lộn những giá trị đạo đức khiến cho xã hội quay cuồng với những giả dối bất phân, làm suy đồi những chuẩn mực, giá trị đạo đức quý giá.

Câu nói“Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng” đã cho chúng ta thấy được tầm nguy hại của thói đạo đức giả, từ đó đặt ra tầm quan trọng của việc tích cực rèn luyện, trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức.

Để cuộc sống của chúng ta thực sự ý nghĩa, bên cạnh việc trau dồi những giá trị đạo đức tốt đẹp, hoàn thiện nhân cách bản thân còn cần kiên quyết đấu tranh, lên án và vạch trần thói đạo đức giả.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 5

Sống có đạo đức bao giờ cũng là lối sống đẹp, nhưng thật nguy hại nếu đó lại là đạo đức giả. Rất đơn giản như chính cái tên của lối sống ấy, đạo đức giả là lối sống giả tạo nhằm che đậy những điều xấu xa đớn hèn trong bản chất. Giống như “khẩu phật tâm xà”, “miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm”, đạo đức giả không dễ có thể nhận ra những độ nguy hại của nó thì không thể tưởng tượng được. Kẻ đạo đức giả sẽ luôn thể hiện mình là người tốt, với một lớp vỏ bọc hoàn hảo của đạo đức, nụ cười luôn thường trực và lời lẽ thì luôn ngọt như mía lùi. Những người ấy luôn chiều lòng tất cả mọi người, “gió chiều nào thì nghiêng chiều đó”, thế nên luôn nhận được sự yêu quý, thân thiện. Nhưng thực chất động cơ của những nụ cười, câu nói, hành động đẹp đẽ ấy là toan tính xấu xa, là mong muốn thấp hèn. Đó có thể là phiếu bầu trong một cuộc bầu cử, là điểm cộng trong một kì thi, là thăng tiến trong một vị trí nào đó, thậm chí như tiên Đế Thích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, tìm đủ mọi cách để khuyên Trương Ba sống, hóa ra mục đích chính của hắn là “ông là lẽ tồn tại của tôi”. Chính lối sống dung tục, tầm thường sẽ khiến con người mất đi nhân cách, đổ vỡ niềm tin, bởi “cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra”. Không ai có thể che đậy mãi cái vỏ bọc của mình, một khi ta gặp khó khăn, chính những kẻ ồn ào nhất lại là những kẻ đầu tiên bỏ ta đi. Lúc đó chúng ta không chỉ sụp đổ niềm tin, mà những giá trị đạo đức, văn hoá dường như cũng lẫn lộn xuy vong. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể một lần nào đó “đạo đức giả” như thế, muốn tránh được điều đó đòi hỏi bản lĩnh, lòng dũng cảm, và tinh thần trách nhiệm nữa. Lòng tốt thật luôn phải bắt đầu từ sự chân thành, từ tận sâu trong trái tim, là sự vô tư không vụ lợi.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 6

Cuộc sống đã là một sự phức tạp, lối sống của một người không phải một ngày hay hai ngày mà dựng nên được. Nếu lúc nào đó, bạn phát hiện một điều bạn tin tưởng đã khác xa những gì bạn biết và ngưỡng mộ thì cũng đừng quá hoảng loạn, bởi hiện nay, đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng . “Đạo đức” chính là những phép tắc ứng xử, đúng với truyền thống của dân tộc, đất nước, đúng với tinh thần cộng đồng và đúng với pháp luật. Đạo đức giả chính là biểu hiện ngược lại của người có đạo đức. “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào nhoáng để che đậy cái tiêu cực, thối nát của đạo đức thực bên trong. Trong xã hội hiện nay, đạo đức giả thật sự không hề khó tìm kiếm nhưng lại rất khó có thể nhận ra. Một người có lối sống đạo đức giả thường cố chấp vào định kiến, cộng thêm với sự thiếu hiểu biết nhưng luôn tỏ vẻ am hiểu luân thường đạo lí, đạo đức phép. Họ sống một cách giả tạo, một cách giả vờ tốt bụng để lấy lòng người khác. Vậy đạo đức giả thật sự bắt nguồn từ đâu? Trước hết, đạo đức giả được tạo ra bởi nỗi sợ và lòng tự trọng thấp. Bản chất con người chẳng ai muốn vạch áo cho người xem lưng, ai cũng muốn thể hiện những mặt tốt đẹp, giấu đi những mặt xấu xa. Hiện nay, con người sống trong xã hội coi trọng vật chất cũng thích xu nịnh, hám danh lợi, càng tạo điều kiện cho thói đạo đức giả gia tăng. Xã hội bất ổn, quan tham nhũng nhiễu, một loạt tình trạng bất công khiến con người hình thành bản năng tự vệ trước những kẻ xấu xa lừa đảo. Xã hội hiện đại ngày nay cũng coi trọng những giá trị vật chất, những giá trị nhân đạo ngày càng bị xem nhẹ, kẻ khôn khéo lại sống sung sướng hơn người trung thực. Hậu quả mà lối sống này đem đến thực sự là một cái giá rất đắt. Đối với cá nhân, vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Đối với xã hội, hành vi ấy sẽ làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi phong hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác. Một hiện tượng phổ biến ngày nay là, những doanh nhân thành đạt, bên cạnh thành công với những tài sản nghìn tỷ, họ có những phát ngôn về đạo đức kinh doanh và lối sống tử tế truyền cảm hứng cho giới trẻ. Nhưng đôi khi bị phát giác, lại lộ ra đằng sau sự thành công đó là những lừa đảo, gian dối, lợi dụng niềm tin của người tiêu dùng. Nó đi ngược lại với lối sống và thang giá trị mà họ luôn rao giảng với mọi người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực và kiên quyết lên án thói đạo đức giả để xã hội ngày càng trở nên văn minh, tiến bộ hơn.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 7

Xã hội ngày càng phức tạp, con người cũng vì thế mà càng trở lên phức tạp khiến chúng ta khó phân biệt ai đúng, ai sai, ai tốt, ai xấu. Một mối nguy hại về nhân cách con người đã và đang tồn tại trong xã hội và ngày càng phổ biến đó là “đạo đức giả”.

Vậy trước hết ta phải hiểu “đạo đức giả” là gì? “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường. Đáng sợ hơn là nó thường nấp sau dáng vẻ tử tế, hào nhoáng của con người khiến chúng ta khó phân biệt đươc. Những người như vậy họ thường dùng sự tử tế, sự tươi cười, vỗn vã với những người khác, che dấu đi bản chất, con người thật của họ một cách hoàn hảo nhất. Và chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài đó. Nó như trở thành một căn bệnh “chết người” ăn mòn nhân cách và đạo đức của con người.

Bởi vậy, đạo đức giả mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con người và xã hội. Trước hết ở bản thân người đó, họ sống giả dối, đánh lừa mọi người xung quanh bằng vẻ ngoài hào nhoáng của mình và dần họ sẽ đánh mất chính mình. Niềm tin của họ với mọi người xung quanh cũng sẽ biến mất bởi thật khó để tin tưởng một người luôn lừa dối mình. Đối với xã hội, thói đạo đức giả sẽ làm lẫn lộn các giá trị đạo đức và làm xã hội trở lên phức tạp. Biết bao nhiêu người vì tin vào lòng tốt của người khác mà rước họa vào thân. Nó khiến cho xã hội trở lên không còn an toàn và con người cũng trở lên ngờ vực, khó tin tưởng nhau. Thật khó có thể tưởng tượng nổi sẽ thế nào nếu sống trong một xã hội con người luôn ngờ vực, lừa gạt nhau?

Vì vậy, để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, chúng ta – nhưng người sống trong xã hội phải luôn biết trau dồi nhân cách của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống lại thói đạo đức giả, góp phần xậy dựng một xã hội trong sạch và đáng tin cậy hơn.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 8

Ngược lại với Đạo đức chân chính là Đạo đức giả. Đạo đức giả là tỏ ra đạo đức nhưng bản chất lại vụ lợi, lừa dối người khác bằng vẻ bề ngoài giả tạo của mình. Cùng với những thói ích kỷ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang phá hỏng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người, làm mất dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội và làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước. Thói đạo đức giả làm đảo lộn những giá trị đạo đức chân chính, mất niềm tin ở con người, khiến con người đề phòng, hoài nghi lẫn nhau. Đạo đức giả là mầm mống của những bất công, tội ác trong xã hội. Bởi thế, chống lại thói đạo đức giả là trách nhiệm của cả cộng đồng. Trước hết, mỗi người tự rèn luyện bản thân mình, bồi dưỡng các giá trị đạo đức tốt đẹp, hoàn thiện nhân cách nhân phẩm, xây dựng lối sống chân thiện, vững mạnh. Người trách nhiệm càng cao thì càng phải làm gương cho người khác xung quanh mình, nâng cao tính kỷ luật của bản thân, nói đi đôi với làm. Xã hội cần lên án, đả kích mạnh mẽ kẻ đạo đức giả. Đảm bảo pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, cơ hội… Nâng cao dân trí để không cả tin, không cho thói đạo đức giả có chỗ đứng.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 9

Một trong những mối nguy hại của xã hội phát sinh trong cuộc sống hiện đại ngày nay là sự gia tăng của căn bệnh đạo đức giả. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Trước hết, đạo đức giả là gì ? Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong, đánh lừa người khác, mưu lợi cho riêng mình. Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết. Hiện nay, căn bệnh đạo đức giả biểu hiện dưới những hình thức khác nhau rất khó nhận thấy trong cuộc sống. Họ có thể dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong hoặc có thể là dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.Chẳng hạn như trong thực tế xã hội hiện nay, có một bộ phận người lợi dụng danh nghĩa quyên góp vì mục đích thiện nguyện nhưng thực chất là để tư lợi cho bản thân. Có thể kể đến những trường hợp như một số người lợi dụng danh nghĩa chùa Bồ Đề để tổ chức mua bán trẻ em gây phẫn nộ trong dư luận, hoặc cách làm từ thiện đầy khuất tất của chủ nhân facebook Lan Đàm… Những kẻ đạo đức giả ấy đã lợi dụng lòng thương người của những nhà hảo tâm kêu gọi sự giúp đỡ về mặt vật chất đối với những số phận bất hạnh, đáng thương trong cuộc sống nhưng kỳ thực họ lại sử dụng những số tiền ấy cho những mục đích riêng cho bản thân. Đó là bộ mặt giả dối, nhẫn tâm của những kẻ chuyên sống dựa vào sự bất hạnh của người khác. Quả thật, thói đạo đức giả đang làm mất dần đi vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Có một nhà kinh tế đã nói rằng nạn hàng giả làm suy sụp cả một nền kinh tế của một đất nước. Tương tự như vậy, nạn đạo đức giả cũng có nguy cơ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước. Với những tác hại như vậy, bản thân mỗi người cần phải thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực và kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả.

Trình bày ý kiến về thói đạo đức giả - mẫu 10

Con người đã, đang và sẽ phải đối mặt với vô số căn bệnh thế kỉ chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm như AIDS, ung thư, viêm màng não,…Một khi mắc phải chúng, tỉ lệ sống sót sẽ rất thấp. Nhưng ít ra, chúng còn có thể được phát hiện và chữa trị bằng y học. Xã hội còn tồn tại rất nhiều “căn bệnh” khó phát hiện, khó chữa trị, gây nguy hiểm không ở sức khỏe mà ở tâm hồn. “Đạo đức giả là căn bệnh chết người nấp sau bộ mặt hào nhoáng”, tác động xấu đến con người và cuộc sống.

Vậy ta phải hiểu “đạo đức giả” có nghĩa là gì ?. “Đạo đức giả” là cụm từ chỉ những người “hai mặt”, sống giả dối, giả tạo không thật lòng nhưng không thể hiện điều đó ra bên ngoài. “Bộ mặt hào nhoáng” là ám chỉ vẻ bề ngoài trang nhã, lịch thiệp, tử tế, tốt đẹp. “Đạo đức giả nấp sau bộ mặt hào nhoáng” nói đến những kẻ “miệng nam mô bụng bồ dao găm”, tuy nhìn thánh thiện, trang trọng nhưng tâm hồn mục rữa, đạo đức suy đồi. Chính vì điều đó nên không phải ai cũng nhìn ra, cũng phân biệt được những kẻ có đạo đức giả với những người thực sự có đạo đức, khiến “đạo đức giả” trở thành một căn bệnh, một nạn dịch nhức nhối của xã hội, gây nguy hiểm cho con người.

Có một triết gia từng nói: “Đạo đức là những hành động mà một người làm để hoàn thành tính cách và nội tâm của mình. Mà đã là nội tâm, họ sẽ ít thể hiện chúng ra bên ngoài”. Trái ngược với điều đó, những kẻ đạo đức giả luôn làm việc trái đạo đức dưới cái cớ đạo đức, luôn cố ý khoe mẽ những hành động, những việc làm giả dối hòng tô vẽ cho bản thân. Đó là biểu hiện rõ ràng nhất của căn bệnh “đạo đức giả” mà ví dụ điển hình của nó là trào lưu bán hàng đa cấp. Dưới danh nghĩa vô cùng hào nhoáng của một công ty lớn, có chi nhánh rộng khắp, dưới danh nghĩa của việc làm vô cùng đạo đức: giúp nông dân làm giàu, Liên kết Việt đã lừa được số tiền hàng tỉ. Chúng đã dùng những lời lẽ hoa mĩ để vẽ nên viễn cảnh giàu có, chúng nắm bắt tâm lí thoát nghèo của những nông dân cả tin, ít học, chúng dùng bộ mặt tử tế, lịch sự che lấp đi những tính toán, mưu mô đen tối, che lấp đi việc lừa đảo trục lợi. Đạo đức gải không chỉ biểu hiện ở hành vi lừu dối qui mô lớn, nó còn hàng ngày, hàng giờ len lỏi trong từng ngôi nhà, làng xóm. Đã bao giờ bạn bắt gặp một người hàng xóm hôm nay cười nói với mình, mai lại nói xấu mình với kẻ khác, đã bao giờ bạn chứng kiến những người rất ghét nhau, sẵn sàng đấu đá ngầm nhưng khi gặp mặt lại nói cười như thể họ rất hòa đồng, thân thiết? Đừng ngạc nhiên vì sự tồn tại hiển nhiên và gia tăng của đạo đức giả. Một khi đã trở thành căn bệnh thì phải rất phổ biến và hậu quả gây ra cho con người và xã hội cũng phải rất khủng khiếp, đáng quan ngại. Những người nông dân trot mang tiền đổ vào đa cấp để rồi mất cả chì lẫn chài, để rồi nghèo đói vẫn hoài nghèo đói, giọt nước mắt của họ rơi xuống, vì thất vọng, bẽ bang, vì mất phương hướng và quan trọng hơn là mất niềm tin. Friedrich có một câu nói nổi tiếng: “Tôi không buồn khi bạn lừa dối tôi, tôi buồn vì từ bây giờ tôi không thể tin bạn được nữa”. Những nông dân dù ít học nhưng một lần bị lừa dối cũng đủ để họ thêm nghi ngờ, dè chừng trước những sự giúp đỡ khác, khiến họ không cách nào phân biệt được đó liệu có thật không, là đạo đức giả hay chính là đạo đức. “Đạo đức giả” không những hủy hoại nhân cách con người mà còn cắt đứt niềm tin giữa người với người- thứ vốn là sợi dây kết nối xã hội. Sẽ ra sao nếu chúng ta sống trong một xã hội không còn chỗ cho đạo đức, niềm tin, sống trong một khu vực xung quanh toàn người nói người cười nhưng trái tim chai sạn yêu thương và đầu óc toàn ý nghĩ lợi dụng, sẽ ra sao nếu một lúc nào đó, ta chỉ có thể tin vào chính mình hoặc cũng sẽ bị lây bệnh mà không hay?

Nhưng chính chúng ta cũng nên thừa nhận, con người đã tạo điều kiện cho đạo đức giả xuất hiện và làm gia tăng chúng. Chẳng có ai muốn tự bôi xấu bản thân hay che đi những việc làm tốt đẹp, chẳng có ai là hoàn hảo cũng như sẵn sàng đối mặt với sai lầm của chính mình. Họ lần lượt chọn đeo một chiếc mặt nạ tô vẽ những cảm xúc khác hẳn với cảm xúc thật, họ biến cuộc sống thành một vở kịch và đóng vai diễn viên. Cũng có nhiều người đóng vai ác chọn mặt nạ của kẻ phúc hậu, mang vẻ mặt ấy bước vào đời, dối lừa chính bản thân và những người cả tin khác, mang cái danh đạo đức để xây dựng hình ảnh hoàn mĩ của mình trong mắt mọi người. Con người không phải nguyên nhân duy nhất. Xã hội bất ổn định, kinh tế phát triển không lành mạnh và một loạt tình trạng bất công khiến con người hình thành thứ bản năng tự bảo vệ mình hoặc những kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo. Chưa bao giờ, hiện tượng đạo đức giả trở nên nhức nhối đến vậy. Những giải pháp để chữa lành nạn dịch này cũng được đưa ra cấp thiết. Làm thay đổi nhận thức và hành động của người khác là một điều khó nhưng nếu cả xã hội chung tay, không điều gì là không thể. Đừng ngại ngần mà hãy lên án thẳng thắn, trực tiếp những hành động của kẻ đạo đức giả, tự lấy bản thân làm tấm gương để người khác phản chiếu, thay đổi. Đừng lo lắng, xấu hổ mà hãy biết sống thật và yêu quí bản thân ,yêu thích thật thì dùng hành động thể hiện điều đó, nếu ghét bỏ thì tránh tiếp xúc hoặc cư xử xã giao, đừng bôi xấu hay nói xấu sau lưng, cũng đừng trở nên giảo hoạt, xu nịnh. Thành thật với cảm xúc của bản thân luôn là điều ý nghĩa nhất bạn có thể làm cho chính bạn. Còn với những hành vi lừa đảo, nhà nước, chính quyền nên mạnh tay xử lí, đòi lại công bằng, xây đắp lại niềm tin trong những người dân. Mà quan trọng hơn, phải hành động đúng đắn để giúp những kẻ đã lầm đường lạc lối suy nghĩ lại, nhận thức được việc làm của mình là sai trái, vi phạm đạo đức. Tóm lại, căn bệnh nào cũng sẽ được chữa trị nếu tìm ra đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lí, kịp thời.

Bản thân thế hệ trẻ như tôi đã được tiếp xúc với các bài học về đạo đức từ khi biết nhận thức và hành động. Từ những lời giải của thầy cô, lời dạy của cha mẹ, tôi tin rằng không chỉ tôi mà hàng ngàn người trẻ khác dẽ trở thành lực lượng quan trọng thay đổi cuộc sống, phát triển xã hội, đẩy lùi những nạn dịch gây ảnh hưởng xấu như đạo đức giả. Chính thế hệ trẻ sẽ làm điều mà thế hệ trước chưa hoàn thành được, để Việt Nam trở thành nơi đáng sống, đáng để mơ ước với những con người đáng yêu, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.

Con người luôn bình đẳng, không phải xuất thân mà chính đức hạn tạo nên sự khác biệt. Đừng vì kẻ khác thích đánh giá con người qua vẻ bề ngoài mà lừa mình dối người, sống trái đạo đức, suy nghĩ của bản thân. Hãy chung tay và hành động để đạo đức giả biến mất vĩnh viễn khỏi trái đất xinh đẹp này.

1 730 04/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: